Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại học Huế kiến nghị T.Ư sớm tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia.

Ngày 1.11, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập (1994 – 2024), Đại học Huế tổ chức tọa đàm gặp mặt thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ và hội thảo về tiến trình xây dựng, phát triển thành đại học quốc gia.

Một trong 3 đại học vùng của cả nước

Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, cho biết Đại học Huế tiền thân là Viện đại học Huế, thành lập vào tháng 3.1957 và được tổ chức lại vào năm 1994 theo Nghị định số 30/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ, là một trong 3 đại học vùng của cả nước, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”.

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 1.

PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, phát biểu tại hội thảo

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Năm 2024, khi Tổ chức QS Quacquarelli Symonds công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới năm 2025 (QS WUR 2025), Đại học Huế lần đầu tiên có tên trong danh sách ở vị trí đồng hạng 1.201-1.400. Đây là một cột mốc mới cho Đại học Huế trong quá trình phấn đấu để được ghi tên vào các bảng xếp hạng đại học uy tín toàn cầu.

Tổ chức US News & World Report (Mỹ) cũng đã công bố bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất toàn cầu 2024 – 2025 (2024-2025 Best Global Universities Rankings), và lần đầu tiên Đại học Huế xuất hiện trong bảng xếp hạng này cùng với 8 cơ sở giáo dục đại học khác của Việt Nam. Cụ thể, Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 1.501+ thế giới, và là một trong 6 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Việt Nam.

Kiến nghị T.Ư tháo gỡ vướng mắc

Cũng theo PGS-TS Lê Anh Phương, định hướng phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia đã được khẳng định tại Kết luận 48-KL/TW ngày 25.5.2009 của Bộ Chính trị. Tiếp đó, Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10.12.2019 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: “Xây dựng trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành đại học quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu châu Á”.

Trong các Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27.5.2020 của Chính phủ đều khẳng định chủ trương xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia. Đó là những cơ sở chính trị và pháp lý vững chắc để phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Bên cạnh đó, truyền thống, vị thế, vai trò, quy mô, chất lượng của Đại học Huế cũng mang tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống văn bản pháp luật quy định về cơ chế tự chủ chưa đồng bộ; thiếu hành lang pháp lý để thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với các đơn vị tự chủ; đầu tư công giảm mạnh do ngân sách thâm hụt, cơ sở học tập và nghiên cứu thiếu và chưa tiên tiến, trong khi đòi hỏi của xã hội là công nghệ mới, hiện đại, chất lượng đào tạo cao…

Vì vậy, Đại học Huế kiến nghị Quốc hội sớm ban hành luật Sửa đổi, bổ sung luật Ngân sách, luật Đầu tư công, luật Tài sản công, luật Cán bộ, công chức, viên chức, luật Nhà giáo nhằm tạo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ đại học.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giúp Đại học Huế có đủ cơ sở pháp lý để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 3.

PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, cho rằng Đại học Huế có đủ tiềm năng, lợi thế và nền tảng để phát triển thành đại học quốc gia. Tuy nhiên, tiến trình này nếu có sự hỗ trợ từ Chính phủ, cộng đồng quốc tế.

Theo ông Bình, Đại học Huế có thể vươn lên trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu, không chỉ miền Trung mà còn trên toàn quốc và quốc tế.

“Đại học Huế với thuận lợi về địa bàn của kinh đô Huế, với bề dày truyền thống, các điều kiện về nhân lực, nguồn lực, hoạt động có những thuận lợi cơ bản, tiền đề để trở thành đại học quốc gia, tuy nhiên cần tương tác, phối hợp trong khu vực để xây dựng một đại học quốc gia, một hệ thống đại học là một phương án có thể cân nhắc”, PGS-TS Phan Thanh Bình gợi mở.

Trong 30 năm tái lập, Đại học Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành một trong những nơi đào tạo nhân lực quan trọng, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước. Cụ thể, đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân, gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ.

Đại học Huế hiện có 3.647 viên chức và lao động, trong đó có 214 giáo sư, phó giáo sư, 807 tiến sĩ, 1.526 thạc sĩ, 38 giáo sư danh dự người nước ngoài; tăng hơn 9 lần so với năm 1994.

Năm 2024, Đại học Huế có 153 ngành đào tạo đại học, 108 ngành đào tạo thạc sĩ, 58 ngành đào tạo tiến sĩ, 63 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II, 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dai-hoc-hue-kien-nghi-thao-go-vuong-mac-de-phat-trien-thanh-dai-hoc-quoc-gia-185241101172248729.htm

Cùng chủ đề

Yêu cầu Đại học Huế đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa được kết luận có lỗi đạo văn. Ngày 14-12, đại diện Vụ Giáo...

Ông Lê Hoàng Châu hiến kế để TP HCM xây dựng 93.000 căn nhà ở xã hội

(NLĐO)- Các sở ngành TP HCM cần chung tay tháo gỡ vướng mắc, khó khăn và tập trung tạo lập quỹ đất để sớm đạt mục tiêu nhà ở xã hội. ...

Giáo viên là nhân tố quan trọng để ‘hòa giải văn hoá’

TPO - Giáo dục trong thời đại kỹ thuật số đang phải vật lộn với những không gian mới của “cuộc đấu tranh về bản sắc” và trong tình huống lịch sử này, giáo viên chính là nhân tố quan trọng để “hòa giải văn hóa”. TPO - Giáo dục trong thời đại kỹ thuật số đang phải vật lộn với những không gian mới của “cuộc đấu tranh về bản sắc” và trong tình huống lịch...

Đại học Huế có 5 tân phó giáo sư dưới 40 tuổi

Đại học Huế vừa có 21 nhà giáo và 1 giảng viên thỉnh giảng được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư, trong đó có 5 tân phó giáo sư dưới 40 tuổi. ...

Thông tin mới nhất về số phận sân vận động Chi Lăng

(NLĐO) - TP Đà Nẵng sẽ điều chỉnh chức năng của sân vận động Chi Lăng thành đất thương mại dịch vụ. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lên đồ dự tiệc những ngày cuối năm đầy sang trọng với gam màu đen

Màu đen luôn là sự lựa chọn an toàn và tuyệt đối không bao giờ lỗi mốt trong...

Phi công lái tiêm kích Su-30MK2 quyết tâm đưa hình ảnh Việt Nam vươn tầm thế giới

Những ngày này, các phi công của Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) đang tập luyện cho màn bay chào mừng Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 tại sân bay Kép (H.Lạng Giang, Bắc Giang). Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 19 - 22.12 tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Trong lễ khai mạc, Không quân Việt Nam sẽ bay chào mừng với...

Báo chí Indonesia ngổn ngang nỗi lo trước trận đại chiến đội tuyển Việt Nam

Tờ CNN Indonesia có rất nhiều bài viết phân tích về các điểm yếu của đội nhà trước cuộc đối đầu đội tuyển Việt Nam ở lượt đấu thứ 3 bảng B AFF Cup 2024. Niềm tin cho đội tuyển Indonesia lung lay CNN Indonesia có bài viết với tiêu đề: "Hàng thủ đội tuyển Indonesia mong manh, liệu có cơ hội trước Đội tuyển Việt Nam". CNN Indonesia đánh giá đội nhà thi đấu đáng thất vọng, để đội tuyển Lào ghi những bàn thắng dễ...

Tổng thống Argentina được trao quốc tịch Ý, nhiều người bất bình

Nhiều người bức xúc vì Tổng thống Argentina Javier Mile dễ dàng xin được quốc tịch Ý trong chuyến thăm quốc gia châu Âu và gặp Thủ tướng Giorgia Meloni. ...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

2.000 lãnh đạo, giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ được đào tạo từ Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học...

Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục Đại học (Dự án PHER) do USAID tài trợ tổ chức sự kiện Learning event nhằm đánh giá các kết quả thực hiện dự án trong giai đoạn 2022-2024, trao...

Học sinh TP.HCM giành giải 3 tại đấu trường robotics thế giới

Đội tuyển Hồng Bàng 1 gồm học sinh các trường THPT tại TP.HCM vừa giành giải 3 tại đấu trường STEM Robotics thế giới. Phân tích về chiến thắng này, thầy Quang cho biết để chiến thắng các em học sinh phải nỗ lực...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Nghề livestream bán hàng thu hút nhiều người trẻ

Nhiều trường đào tạo livestream Thực hiện chuyển đổi số cũng như mong muốn có thêm nhiều khách hàng, hiện nay, bên cạnh việc bán hàng trực tiếp, nhiều DN, nhãn hàng, cửa hàng đã triển khai bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook... Vì thế, để đáp ứng xu hướng kinh doanh mới, các DN, nhãn hàng, cửa hàng có nhu cầu tuyển nhiều người trẻ livestream bán hàng. Nắm bắt nhu...

Cùng chuyên mục

Yêu cầu Đại học Huế đánh giá lại luận án tiến sĩ đạo văn

Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn yêu cầu Đại học Huế tổ chức đánh giá lại nội dung luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An Hòa được kết luận có lỗi đạo văn. Ngày 14-12, đại diện Vụ Giáo...

7 đại học lớn công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét học bạ

7 đại học lớn ở phía Nam gồm các trường ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Công thương TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Nha Trang công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét tuyển học bạ Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành so với năm 2024 như Y học cổ truyền...

Nữ tướng duy nhất trong sử Việt giả trai đi đánh giặc là ai?

Bà chính là Nguyễn Thị Bành, nữ tướng nổi tiếng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, vợ của Nguyễn Chích - khai quốc công thần hàng đầu của nhà Hậu Lê.Theo sử liệu, vào đầu thế kỷ XV, Nguyễn Chích dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược ở Hoàng Nghiêu (Thanh Hóa). Dựa vào địa hình hiểm trở, nhiều vách núi dựng đứng, Nguyễn Chích nhiều lần đẩy lùi các cuộc tấn công của quân Minh.Để...

Đề xuất thuyên chuyển cô giáo lớp 1 dạy thêm tại nhà ‘để răn đe’

Lãnh đạo Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh cho biết, đang giao nhà trường thực hiện quy trình xử lý kỷ luật cô giáo dạy thêm tại nhà cho học sinh lớp 1 và đề xuất thuyên chuyển nữ giáo viên này. Liên quan đến vụ việc cô giáo Nguyễn Thị Th. (chủ nhiệm lớp 1B, Trường Tiểu học Trần Phú, TP Hà Tĩnh) tổ chức dạy thêm ở nhà trái quy định cho học sinh lớp 1, trao đổi với...

10 Education tham gia thị trường tư vấn du học với chứng chỉ từ Hội đồng Anh

Ngay sau đó, Tại sự kiện "East Asia Agent Conference 2024", Du học 10 Global của 10 Education được Hội đồng Anh (British Council) trao chứng nhận đào tạo nghiệp vụ tư vấn du học diễn ra tại Maylaysia."East Asia Agent Conference 2024" là sự kiện về du học uy tín của cộng đồng du học Đông Á, khởi đầu năm 2024 được tổ chức chuyên nghiệp và ý nghĩa bởi Hội đồng Anh (British Council), cung cấp...

Mới nhất

Báo chí Indonesia ngổn ngang nỗi lo trước trận đại chiến đội tuyển Việt Nam

Tờ CNN Indonesia có rất nhiều bài viết phân tích về các điểm yếu của đội nhà trước cuộc đối đầu đội tuyển Việt Nam ở lượt đấu thứ 3 bảng B AFF Cup 2024. Niềm tin cho đội tuyển Indonesia lung lay CNN Indonesia có bài viết với tiêu đề: "Hàng thủ đội tuyển Indonesia mong manh, liệu có cơ hội trước Đội tuyển...

Máy bay không người lái bí ẩn được phát hiện trên căn cứ quân sự Mỹ

(CLO) Máy bay không người lái (drone) không xác định đã được phát hiện trong những tuần gần đây tại căn cứ không quân Ramstein của Mỹ và nhiều địa điểm...

Gạo các loại giảm nhẹ, lúa có xu hướng quay đầu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động. Thị trường lượng ít, giá gạo các loại tiếp đà giảm, lúa có xu hướng quay đầu. Giá lúa gạo hôm nay ngày 14/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục biến động nhẹ với cả...

7 đại học lớn công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét học bạ

7 đại học lớn ở phía Nam gồm các trường ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Công thương TPHCM, ĐH Công nghệ TPHCM, ĐH Nha Trang công bố phương án tuyển sinh 2025, nhiều trường bỏ xét tuyển học bạ Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc...

Xóa sổ bãi xe ‘lậu khủng’ cạnh khu chung cư vạn dân để xây trường học

TPO - Khu đất với diện tích gần 1,1ha cạnh tổ hợp HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) hình thành bãi xe lậu “khủng” nhiều năm qua đang được giải tỏa để xây trường học. 14/12/2024 | 07:31 ...

Mới nhất

Thanh âm biển cả