Trang chủNewsThời sựĐề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ vướng chương trình mục...

Đề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia


Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 16/1, Chính phủ trình Quốc hội Tờ trình về “Dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, xuất phát từ thực tiễn triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia và cụ thể hóa nhiệm vụ Quốc hội giao, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia trong thời gian tới.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội và thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đề xuất tên Nghị quyết là “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”.

Đối thoại - Đề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày tờ trình.

Theo tờ trình, Chính phủ trình Quốc hội quyết định thí điểm 8 cơ chế, chính sách đặc thù, cụ thể: 

Thứ nhất, về cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương hằng năm: Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để phân cấp cho các địa phương quyết định việc phân bổ chi tiết dự toán chi thường xuyên nguồn hỗ trợ của ngân sách Trung ương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thứ hai, về cơ chế điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn hằng năm, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế chưa được quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công.

Theo đó, hội đồng nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách Nhà nước 2024 (chi thường xuyên) và dự toán ngân sách Nhà nước chưa giải ngân hết trong năm 2023 (bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên được chuyển nguồn từ các năm trước sang năm 2023) của các chương trình mục tiêu quốc gia đã được chuyển sang năm 2024.

UBND cấp tỉnh, huyện, theo thẩm quyền, quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước của các chương trình mục tiêu quốc gia các năm trước đã được kéo dài sang năm 2024.

Thứ ba, về ban hành quy định trình tự, thủ tục, tiêu chí, mẫu hồ sơ lựa chọn dự án phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế thí điểm khác quy định tại khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 

Thứ tư, về cơ chế sử dụng ngân sách Nhà nước trong trường hợp giao chủ dự án phát triển sản xuất tự thực hiện việc mua sắm hàng hóa, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế khác quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15.

Trong đó, đề xuất quy định chủ dự án phát triển sản xuất (gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, người dân) khi được giao thực hiện việc mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước cũng được tự quyết định phương thức mua sắm hàng hóa trong phạm vi nội dung dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bổ sung đối tượng được tự thực hiện mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước).

Các trường hợp cơ quan Nhà nước trực tiếp thực hiện việc mua sắm hàng hóa để bàn giao lại chủ dự án, hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người dân trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất phải thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa theo quy định Luật Đấu thầu.

Thứ năm, về cơ chế quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Chính phủ đề xuất cơ chế đặc thù chưa được quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các quy định khác có liên quan. Trong đó, đề xuất 2 phương án:

Phương án 1: Thực hiện chính sách hỗ trợ theo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, không áp dụng quy định quản lý tài sản công đối với tài sản có vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước dưới 500 triệu đồng, hoặc tài sản hỗ trợ cho cộng đồng người dân. Thực hiện chính sách cho chủ trì liên kết được vay vốn ưu đãi đầu tư tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên để phục vụ hoạt động phát triển sản xuất (không thực hiện hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước).

Phương án 2: Chủ dự án phát triển sản xuất quản lý, sử dụng tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước trong thời gian thực hiện dự án.

Cơ quan quản lý dự án chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình quản lý, sử dụng tài sản. Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định hỗ trợ, chuyển giao quyền sử dụng, quyền sở hữu các trang thiết bị, công cụ, tài sản có giá trị nhỏ cho đối tượng người dân, hộ gia đình tham gia dự án ngay từ khi phê duyệt dự án.

Sau thời điểm kết thúc dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, cơ quan quản lý dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chủ dự án phát triển sản xuất tổ chức kiểm kê, đánh giá và xử lý tài sản hình thành từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

Đối thoại - Đề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ vướng chương trình mục tiêu quốc gia (Hình 2).

Các đại biểu tham dự phiên họp sáng 16/1.

Thứ sáu, về cơ chế ủy thác vốn cân đối của ngân sách địa phương qua hệ thống ngân hàng chính sách xã hội, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù chưa được quy định cụ thể tại Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công cho phép địa phương sử dụng vốn cân đối của ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho một số đối tượng của các chương trình mục tiêu quốc gia vay vốn ưu đãi trong thực hiện một số nội dung, nhiệm vụ của từng chương trình.

Thứ bảy, về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Chính phủ đề xuất 2 phương án về cơ chế thí điểm phân cấp để triển khai quy định tại Nghị quyết số 100 ngày 24/6/2023 để Quốc hội quyết định.

Phương án 1: Chưa thực hiện cơ chế thí điểm ngay trong giai đoạn 2024-2025, chỉ quy định nội dung chính sách mang tính chất định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030.

Phương án 2: Thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp ngay trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024-2025 như đề xuất tại Tờ trình số 686/TTr-CP ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ. Theo đó, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định lựa chọn một huyện (01 huyện) thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024-2025.

Thứ tám, về cơ chế giao kế hoạch đầu tư công trung hạn, đầu tư vốn hằng năm đối với dự án đầu tư quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, trên cơ sở thực tiễn triển khai và nguyện vọng của nhiều địa phương, Chính phủ đề xuất Quốc hội quyết nghị cơ chế đặc thù khác quy định tại Luật Đầu tư công.

Cụ thể, các địa phương được dự kiến một phần vốn trong trung hạn để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp; không bắt buộc giao tên danh mục dự án này trong trung hạn. Hằng năm, các địa phương thực hiện phân bổ, giao kế hoạch chi tiết đến từng dự án cụ thể và đảm bảo không vượt mức vốn đã dự kiến trong trung hạn.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị thông qua “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia” để tháo gỡ một cách triệt để các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình trong thời gian tới.

Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội đồng Dân tộc thống nhất với sự cần thiết về ban hành Nghị quyết như trong tờ trình của Chính phủ và thấy rằng, việc ban hành chính sách đặc thù là xuất phát từ yêu cầu cấp bách của thực tiễn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Đồng thời, thực hiện khoản 2, Điều 2, Nghị quyết số 108 của Quốc hội về giám sát chuyên đề các chương trình mục tiêu quốc gia.

Về tên gọi của Nghị quyết, Hội đồng Dân tộc thấy rằng, tên gọi của Nghị quyết đã được tiếp thu,  chỉnh sửa theo kết luận của UBTVQH. Tên gọi sau khi tiếp thu là: “Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia”,  tên gọi như trên là phù hợp, đảm bảo ngắn gọn, xúc tích và có tính khái quát cao.





Nguồn

Cùng chủ đề

ĐBQH kỳ vọng các Bộ trưởng trả lời “đúng và trúng” vấn đề của ngành

Theo chương trình phiên họp thứ 31, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ dành một ngày (18/3) để tổ chức hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính và ngoại giao. Chia sẻ với Người Đưa Tin, ĐBQH Nguyễn Thị Sửu – Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, 2 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn là nội dung được...

Sẽ thanh tra việc bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Sẽ thanh tra việc bán bảo hiểm qua tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiBộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Tài chính đã tham mưu ban hành bổ sung các quy định nhằm...

Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù cho cao tốc Cam Lộ

Dự án PPP đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị có chiều dài 56 km, quy mô 4 làn xe, có tổng mức đầu tư (chưa bao gồm lãi vay trong quá trình xây dựng) là 13.726 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ. UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Tờ trình số 18/TTr - UBND gửi Thủ tướng...

TS Nguyễn Đình Cung: ‘TP HCM đang không được trao đủ quyền’

Nguyên nhân gốc rễ kìm hãm sự tăng trưởng của TP HCM là địa phương không được trao đủ quyền, theo TS Nguyễn Đình Cung. Đánh giá về tăng trưởng của TP HCM, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, nói địa phương chủ yếu dựa vào lợi thế có sẵn, không có giá trị gia tăng mới."TP HCM đang có xu hướng rơi vào bẫy thu nhập trung bình...

Tổ chức hội nghị triển khai nghị quyết hướng dẫn tổ chức giải trình

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành kế hoạch số 739 về việc tổ chức hội nghị triển khai Nghị quyết 969/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội. Theo kế hoạch, hội nghị sẽ diễn ra vào sáng ngày 19/3 tại Phòng Thăng Long, Nhà Quốc hội. Hội nghị nhằm quán triệt, thực hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vịnh Hạ Long thu gần 200 tỷ tiền bán vé trong 3 tháng đầu năm 2024

Ngày 23/3, theo thông tin từ Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, tính từ đầu năm đến cuối tháng 3/2024, Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long đón hơn 610.000 lượt khách du lịch. Trong đó, có gần 82.000 lượt du khách trong nước và hơn 529.000 lượt du khách quốc tế. Trong số khách du lịch kể trên, gần 145.000 lượt lưu trú. Chỉ có hơn 9.200 lượt khách trong nước lưu trú, còn du...

Nhiều du khách thích thú xem biểu diễn đường phố

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động thanh niên năm 2024, Lễ hội Thanh niên (Youth Fest) lần 4 năm 2024 diễn ra từ ngày 22/3/2024 đến ngày 24/3/2024, tại khu vực Nhà Văn hóa Thanh niên thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đường Phạm Ngọc Thạch, phường Bến Nghé (quận 1) đã khai mạc thành công, thu hút nhiều sự chú của người dân và du khách. Hoạt động nhằm chào mừng Kỷ niệm...

Phê chuẩn Ủy viên thường trực 2 Ủy ban của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Nghị quyết số 1010/NQ-UBTVQH15 và 1011/NQ-UBTVQH15 ngày 19/3/2024 về việc Phê chuẩn Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội khóa XV.Theo Nghị quyết số 1010, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Trịnh Xuân An, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội khóa...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Người dân hoang mang vì nhiều tuyến đường “bỗng dưng” bị cấm

Thời gian gần đây, xung quanh khu vực Quảng trường Lam Sơn (thuộc phường...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Sinh viên Việt Nam còn được trả lương trong quá trình học và sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho các công ty bán dẫn Đài Loan. Lao động trong nhà máy bán dẫn tại Đài Loan - Ảnh: P.D. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Hàn Quốc Diệu - chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TP.HCM - cho biết Bộ Giáo dục Đài Loan vừa công bố "Chương trình đặc biệt giáo dục...

Trưởng ban Đối ngoại TW hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc

Ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại TW Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến các lãnh đạo cấp cao Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 22/3, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã có các cuộc hội kiến Ủy viên Thường vụ...

Cùng chuyên mục

Giáo sư Việt vào ban chủ tịch hội thảo quốc tế hàng đầu về lượng tử

Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú vừa được bổ nhiệm chủ tịch quỹ học bổng dành cho sinh viên của hội thảo quốc tế hàng đầu lĩnh vực lượng tử. Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực lượng tử những năm qua - Ảnh: NVCC Giáo sư Nguyễn Ngọc Tú được biết đến nhiều trong cộng đồng nghiên cứu lượng tử thế giới, hiện là trưởng nhóm nghiên cứu và giám đốc phòng thí nghiệm NextCNS tại...

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên du thuyền và trong ngày thứ 15, con tàu chầm chậm xuôi dòng sông Sài Gòn và cuối cùng cập...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Tuyên dương 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Chúc mừng các gương mặt trẻ được tuyên dương về những thành tích xuất sắc đã đạt được trong thời gian vừa qua, phát biểu tại chương trình, đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023 nhấn mạnh, đất nước đang trên đà phát triển mạnh mẽ với khát vọng xây dựng...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần vì thể lực không đảm bảo của đôi bên. Ở phút 87, tiền đạo vào sân thay người Nguyễn Quốc...

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Mới nhất