Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tái định hình không gian hành chính - Động lực mới cho du lịch bứt phá

Thực hiện Nghị quyết của Đảng về sắp xếp đơn vị hành chính, đến nay cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Việc sắp xếp không chỉ giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý mà còn mở ra nhiều cơ hội, động lực phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có lĩnh vực du lịch, dịch vụ - ngành kinh tế giàu tiềm năng tại các địa phương khu vực Nam Bộ.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch01/07/2025

Tái định hình không gian hành chính - Động lực mới cho du lịch bứt phá - Ảnh 1.

Khách quốc tế khám phá trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh trên xe bus hai tầng. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Mở rộng không gian, tạo thêm động lực phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sắp xếp tổ chức lại các đơn vị hành chính xuất phát từ tầm nhìn chiến lược, mang ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển đất nước. Một trong những mục tiêu cốt lõi là mở rộng không gian phát triển, tạo dư địa mới để các địa phương bứt phá.

Dưới góc độ phát triển ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch, lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho rằng, sắp xếp lại địa giới hành chính là xu thế tất yếu, tạo điều kiện phát triển các tour du lịch liên vùng, đổi mới sản phẩm du lịch. Các địa phương cần tận dụng cơ hội này để xây dựng chiến lược quảng bá và định vị thương hiệu phù hợp, góp phần phát triển du lịch bền vững và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Tại Đông Nam Bộ, sau khi sắp xếp địa giới hành chính, TP Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên trên 6.772 km2, gồm 168 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố được kỳ vọng phát triển trở thành siêu đô thị dẫn dắt toàn khu vực, là trung tâm liên kết phát triển toàn diện có sức cạnh tranh toàn cầu, phát triển bền vững và gìn giữ bản sắc văn hóa.

Tại Đông Nam Bộ, sau khi sắp xếp, TP Hồ Chí Minh có diện tích tự nhiên hơn 6.772 km² với 168 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố được kỳ vọng phát triển thành siêu đô thị dẫn dắt khu vực, trung tâm liên kết phát triển toàn diện, có sức cạnh tranh toàn cầu, phát triển bền vững và gìn giữ bản sắc văn hóa.

Về kinh tế du lịch, các chuyên gia nhìn nhận, việc tái sắp xếp đơn vị hành chính được xem là cú hích để mở rộng không gian, tạo động lực mới cho du lịch TP Hồ Chí Minh phát triển theo hướng chuyên sâu, liên kết cao, khẳng định vị thế là một trong những điểm đến sôi động, hấp dẫn hàng đầu cả nước.

Tiến sĩ Dương Đức Minh, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế và du lịch TP Hồ Chí Minh nhận định, ngành Du lịch sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển theo chiều sâu, với các sản phẩm chuyên biệt, đậm bản sắc, giảm trùng lặp. TP Hồ Chí Minh với vai trò trung tâm đô thị lõi vùng Đông Nam Bộ nên đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch gắn với công nghệ, với các ngành công nghiệp văn hóa thế mạnh, đồng thời đẩy mạnh liên kết hợp tác để mở rộng, phát triển các “vành đai trải nghiệm” du lịch, đa dạng hóa sản phẩm, tạo sự lan tỏa, cùng kích thích, hỗ trợ phát triển giữa các địa phương.

Ông Trần Thế Dũng, đại diện Công ty Lữ hành Vietluxtour cũng nhấn mạnh việc cần kết nối chặt chẽ giữa các phường, xã mới để phát triển sản phẩm du lịch từ bản sắc địa phương, khai thác sâu và hiệu quả hơn các giá trị sẵn có nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Tái định hình không gian hành chính - Động lực mới cho du lịch bứt phá - Ảnh 2.

Trục đường Thùy Vân (Vũng Tàu). Ảnh: Đoàn Mạnh Dương/TTXVN

Định vị thương hiệu du lịch, bứt phá trên hành trình mới

Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh, thành sau sắp xếp có thêm điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch. Đây là cơ hội để định vị lại thương hiệu, nâng cao giá trị trải nghiệm, khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch đặc thù.

Theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu, việc hợp nhất là cơ hội lớn để các địa phương chuyển mình, đổi mới phương thức, từ đó tạo sức bật mới cho ngành Du lịch. Các địa phương cần rà soát lại tiềm năng, lợi thế mới, xây dựng sản phẩm liên tuyến phù hợp, từ đó phát huy thế mạnh của từng vùng, miền”, ông Hà Văn Siêu nói

Tiến sĩ Phan Công Khanh, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh): Đồng bằng sông Cửu Long có những tài nguyên du lịch ít nơi có được, đó là sông nước, đồng ruộng và vườn cây. Khai thác thế mạnh này, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp thời gian qua đã được đầu tư, tạo nên nhiều đặc sản của du lịch đồng bằng. Cùng với đó, chợ nổi, các cồn, cù lao, làng hoa cây kiểng, rừng tràm, rừng ngập mặn, các điểm du lịch văn hóa, lịch sử, biển đảo… cũng là nét độc đáo của Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, ẩm thực độc đáo với thủy sản, bánh dân gian và các món đặc sản là một lợi thế rõ rệt. Những yếu tố này sẽ giúp du lịch khu vực tiếp tục khẳng định vị thế trên hành trình phát triển mới.

Dưới góc độ doanh nghiệp du lịch, ông Võ Văn Phong, Giám đốc Công ty Truyền thông và Du lịch C2T chia sẻ: Hợp nhất không làm mất bản sắc mà là cơ hội phát huy bản sắc ở quy mô lớn hơn”. Lấy ví dụ về tỉnh Vĩnh Long sau sáp nhập, ông Phong cho biết doanh nghiệp sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn quê hương, gắn với hệ sinh thái: dừa - văn hóa - cây trái - làng nghề - đời sống cộng đồng. Du khách có thể trải nghiệm văn hóa dừa trăm năm, khám phá sông nước giao hòa với nét văn hóa của người Kinh, Khmer, Hoa… tạo dấu ấn khó quên trong hành trình khám phá Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo TTXVN

Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/tai-dinh-hinh-khong-gian-hanh-chinh-dong-luc-moi-cho-du-lich-but-pha-20250701151939047.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hơn 18.000 ngôi chùa cả nước cử chuông trống bát nhã cầu quốc thái dân an sáng nay
Bầu trời sông Hàn 'tuyệt đối điện ảnh'
Hoa hậu Việt Nam 2024 gọi tên Hà Trúc Linh, cô gái Phú Yên
DIFF 2025 - Cú hích bùng nổ cho mùa du lịch hè Đà Nẵng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm