Trang chủNewsThời sựĐề xuất bỏ vân tay, quê quán, dùng nơi cư trú trên...

Đề xuất bỏ vân tay, quê quán, dùng nơi cư trú trên căn cước công dân


Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, sáng 25/10, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn; thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Bộ máy Nhà nước. Đây là phương thức giám sát quan trọng, thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của Quốc hội đối với những nỗ lực, cố gắng và kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ đến nay của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Trên cơ sở báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi đến từng đại biểu Quốc hội, lắng nghe ý kiến của cử tri, từ thực tiễn theo dõi, giám sát của mình, mỗi đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đối với tổ chức, hoạt động của Quốc hội và bộ máy nhà nước, đánh giá công tâm, khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Trước đó, chiều ngày 24/10, với 95,34% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội nhất trí thông qua danh sách 44 người được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Dự kiến vào phiên họp chiều 25/10, Quốc hội sẽ nghe báo cáo kết quả kiểm phiếu và thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Trước khi thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Căn cước, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này.

Đổi số thẻ căn cước công dân thành số định danh cá nhân

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đa số ý kiến tán thành tên gọi Luật Căn cước và tên thẻ căn cước và cho rằng: việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, sẽ bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật gồm cả công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch, phù hợp với bản chất và mục tiêu quản lý căn cước của Nhà nước ta.

Ngoài ra tên gọi này cũng phù hợp với phương thức quản lý trong thời kỳ cách mạng 4.0, xây dựng Chính phủ số, xã hội số. Việc sử dụng tên gọi thẻ căn cước như dự thảo Luật là phù hợp, sẽ bao hàm được đầy đủ thông tin về căn cước của công dân…

Về giấy chứng nhận căn cước và quản lý người gốc Việt Nam, tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chuyển Điều này về Chương III (Điều 30), đổi tên Chương III thành “Thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước” và bổ sung, chỉnh lý Điều 5 “Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước”, chỉnh sửa toàn diện Điều này như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý nhằm quy định cụ thể, rõ hơn về người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch.

Về nội dung thể hiện trên căn cước, một số ý kiến đại biểu đề nghị rà soát để bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành. Theo ý kiến đại biểu, trên căn cước chỉ nên thể hiện những thông tin mang tính chất ổn định, không trùng lắp; cân nhắc một số thông tin chưa phù hợp; đề nghị không nên sử dụng QR code, chỉ nên dùng chip điện tử trên căn cước.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay các thông tin thể hiện trên căn cước đã được đánh giá cụ thể, bảo đảm không trùng lặp giữa các trường thông tin, thống nhất giữa các loại giấy tờ tùy thân phổ biến hiện nay của công dân, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Dự thảo luật bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (được lưu trữ trong bộ phận lưu trữ) để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ.

Đồng thời, bỏ thông tin “quê quán”, sửa đổi “số thẻ căn cước công dân” thành “số định danh cá nhân”, “căn cước công dân” thành “thẻ căn cước”, “nơi thường trú” thành “nơi cư trú”, bổ sung “nơi đăng ký khai sinh”… để tạo thuận lợi hơn cho người dân trong quá trình sử dụng thẻ căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc này bảo đảm tính chính xác về các thông tin của người dân trong xác thực, hạn chế việc phải cấp đổi căn cước và bảo đảm tính riêng tư của người dân. Cùng với đó, các thông tin căn cước của người dân cơ bản sẽ được lưu trữ, khai thác, sử dụng thông qua chip điện tử trên thẻ căn cước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chỉ rõ việc tích hợp cả QR code và chip điện tử trên thẻ căn cước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thông tin công dân khi thực hiện các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nghiên cứu, chỉnh sửa một số trường thông tin. Bổ sung quy định cụ thể về thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước, bảo đảm phù hợp và khả thi.

Dự thảo luật cũng quy định về thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước.

Theo đó, quy định chỉ cập nhật các trường thông tin trong thực tế quản lý đã rõ, được sử dụng thường xuyên, cần có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong các trường thông tin quy định tại dự thảo luật có “7 trường thông tin bắt buộc người dân phải cung cấp”.

Về hiệu lực thi hành, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trên cơ sở báo cáo, đề nghị của Ban soạn thảo, UBTVQH thấy rằng cơ bản đến ngày 01/7/2024, các quy định của Luật có thể triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất và phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan cũng như việc sắp xếp, điều chỉnh đơn vị hành chính trong thời gian tới; không có nội dung nào cần phải quy định có hiệu lực trước. Tuy nhiên, UBTVQH đề nghị Chính phủ rà soát và đầu tư cơ bản, có hiệu quả, hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật để việc khai thác, sử dụng ứng dụng định danh quốc gia đạt hiệu quả.

Về quy định chuyển tiếp, hiện nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 bộ, ngành và 63 địa phương; việc kết nối, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nhiều hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời đã cấp được gần 80 triệu thẻ căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện. Vì vậy, quy định thời hạn hết giá trị sử dụng của chứng minh nhân dân từ ngày 31/12/2024 cơ bản không tác động lớn đến hoạt động giao dịch của người dân./.



Source link

Cùng chủ đề

Hơn 8,4 tỷ USD và 1.700 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào tỉnh Đắk Nông

Hơn 8,4 tỷ USD và 1.700 tỷ đồng đăng ký đầu tư vào tỉnh Đắk NôngLãnh đạo tỉnh Đắk Nông trao chứng nhận đầu tư và ghi nhớ hợp tác cho 8 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng và 8,4 tỷ USD. Chiều 23/3, tại Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư, tỉnh Đắk Nông đã trao...

Một tổ chức quốc tế tấn công hệ thống, phối hợp PA05, A05 xử lý sự cố

VNDirect: Một tổ chức quốc tế tấn công hệ thống, phối hợp PA05, A05 xử lý sự cốVNDirect cho biết hạ tầng dữ liệu rất lớn nên sẽ cần thêm thời gian để kết nối. Toàn bộ thông tin và tài sản của khách hàng đều được đảm bảo trạng thái an toàn, không ảnh hưởng bởi sự cố tấn công. Công ty Cổ phần...

Đoàn viên, thanh niên Đội Công binh số 2 xung kích, tình nguyện vì cộng đồng khu vực Abyei

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Chi đoàn thanh niên Đội Công binh số 2 của Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng về người dân và cộng đồng khu vực Abyei.Chi đoàn thanh niên Đội Công binh số 2 cung cấp nước sạch cho khu vực dân cư.Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn,...

Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Ngày 27/3, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo "Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội thảo có sự tham gia của của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, đại diện 7 địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc...

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam. Quyền Chủ tịch nước đánh giá cao WB trong thời gian...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội thảo “Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”

Ngày 27/3, tại thành phố Cần Thơ, Báo Tiền Phong phối hợp Trường Đại học Cần Thơ tổ chức Hội thảo "Sống chung với hạn, mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long". Hội thảo có sự tham gia của của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tài nguyên nước và biến đổi khí hậu, đại diện 7 địa phương chịu hạn, mặn nghiêm trọng là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc...

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam. Quyền Chủ tịch nước đánh giá cao WB trong thời gian...

Tập trung giải ngân đầu tư công hiệu quả ngay từ đầu năm 2024

Theo Công điện số 24/CĐ-TTg đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 theo đúng quy định, không để tiếp tục chậm trễ; việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn phải bảo đảm...

Phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước

Chiều 27/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội.Lãnh Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Thành ủy Hà Nội đã tham dự...Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sáng kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và lãnh...

Phát triển y tế Cần Thơ trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển y tế thành phố thực sự trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo các nghị quyết của Trung ương.  Theo nội dung được ký kết, UBND thành phố Cần Thơ cùng với...

Bài đọc nhiều

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Thống đốc bang Maryland đã ngăn người dân đi qua cầu sau khi con tàu gửi tín hiệu khẩn cấp, nhờ vậy đã cứu được nhiều người. Có thể phải mất một thời gian nữa, một trong những cảng đông đúc nhất ở bờ đông nước Mỹ mới có thể...

Đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h chuyên chở khách

Hà NộiBộ Giao thông vận tải đề xuất đường sắt tốc độ cao 350 km/h được dùng để chở hành khách và vận tải hàng hóa khi có nhu cầu, còn tuyến hiện hữu chuyển hết sang chở hàng. Thông tin được nêu trong cuộc họp thứ hai của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan...

Khủng hoảng Biển Đỏ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Các cuộc tấn công của lực lượng vũ trang Houthi của Yemen vào các tàu chở hàng đã ảnh hưởng đến sự ổn định của tuyến đường Biển Đỏ và giá cước vận tải container. Rủi ro an ninh của tuyến đường này đã truyền sang các tuyến khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền, làm gián đoạn vận chuyển toàn cầu. Với việc Mỹ và phương Tây tấn công vào các mục tiêu của lực lượng...

Thủ tướng: Thanh niên cần thực hiện ‘5 xung kích’, ‘6 khát vọng’ trong chuyển đổi số

Nhân kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), sáng 26/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Hội nghị có chủ đề "Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia". Đây là lần thứ 2 Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên sau...

Vinh danh 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân

Bộ Quốc phòng vinh danh 10 quân nhân, nhân viên quốc phòng tuổi 21-35 đạt thành tích xuất sắc, trong đó có đại úy Vũ Văn Cường, vận động viên Trần Hưng Nguyên. Tại buổi vinh danh hôm nay ở Hà Nội, đại úy Vũ Văn Cường, Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn biên phòng Pa Thơm (Điện Biên), gây ấn tượng bởi 10 năm qua trực tiếp tham gia 290 chuyên án, vụ án,...

Cùng chuyên mục

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một nhiệm kỳ công tác thành công tại Việt Nam. Quyền Chủ tịch nước đánh giá cao WB trong thời gian...

Khơi dậy khát vọng và trách nhiệm phát triển Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến

Tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số tiêu biểu thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội đang tập trung nỗ lực hoàn thiện khung khổ pháp lý toàn diện, đầy đủ cho sự phát triển của Thủ đô. Chiều 27/3, phát biểu tại cuộc gặp mặt Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu...

Báo VietNamNet đoạt giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'

Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển" được tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm, chiến lược phát triển của tỉnh Hải Dương; các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của tỉnh; thông tin nhiều mặt trên các lĩnh vực, góp phần quảng bá hình ảnh Hải Dương để tỉnh ngày càng phát triển, từng bước hiện thực hóa khát vọng, phát triển của Đảng bộ,...

Gặp mặt đại biểu trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số Hà Nội

Lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Lãnh đạo Thành phố Hà Nội tham dự có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương. Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao sáng kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ...

Các nút giao trên cao tốc Diễn Châu

Ngày 26/3, PV Báo Giao thông có mặt tại Dự án thành phần đầu...

Mới nhất

Ngắm vũ trụ đêm ở Quy Nhơn

Bình ĐịnhĐến trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo ở Quy Nhơn, du khách sẽ được ngắm vũ trụ qua kính quang học lớn nhất nước. Du khách xem hình ảnh thiên hà qua kính thiên văn quang học. Ảnh: Thảo Chi Qua kính quang học Plane wave CDK600, từng ngôi sao li ti ánh lên,...

Vụ khủng bố nhà hát Nga hé lộ kế hoạch vươn vòi của IS

Vụ tấn công của ISIS-K vào nhà hát Crocus, Nga cho thấy các tổ chức chân rết IS đang dần trỗi dậy với tham vọng vươn vòi khắp thế giới. Tháng 4/2019, thủ lĩnh phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi đăng video để gửi thông điệp đến các tín đồ ở vùng xa...

Ấn Độ rào biên giới với Myanmar, Ukraine nhận khoản vay 1,5 tỷ USD, kinh tế Đức giảm tăng trưởng

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/3.

Hợp tác triển khai mô hình tạo lập sinh kế bền vững cho hội viên phụ nữ

Từ năm 2024, mô hình dịch vụ gia đình "Cùng MAGGI nấu nên cơ nghiệp" sẽ được triển...

Mới nhất