Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Định hướng xuất khẩu mặt hàng thương hiệu Việt sang Canada

Việt NamViệt Nam15/10/2024

Việc xuất khẩu hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam sang Canada là một cơ hội lớn, bởi thị trường Canada có nhu cầu tiêu dùng cao và đa dạng, đồng thời có mối quan hệ thương mại ổn định với Việt Nam. Đặc biệt, sau 5 năm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường như Canada. Kể từ khi hiệp định có hiệu lực vào năm 2019, Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội mà CPTPP mang lại để thúc đẩy xuất khẩu sang các quốc gia thành viên, trong đó có Canada. 2.jpg

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Canada đạt hơn 3,41 tỷ USD. Ảnh: Internet.

CPTPP giúp giảm hoặc loại bỏ nhiều loại thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, từ đó làm giảm chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào Canada. Ví dụ, thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ… đều giảm đáng kể, giúp các mặt hàng này trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường Canada. Tăng trưởng trong các ngành xuất khẩu chủ lực: Các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, thủy sản, giày dép, điện tử, máy móc và sản phẩm gỗ đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ nhờ vào CPTPP. Đặc biệt, Canada là một thị trường tiềm năng với nhu cầu cao về các sản phẩm này, và hiệp định đã giúp các sản phẩm Việt Nam tiếp cận thị trường này dễ dàng hơn. Mở rộng cơ hội đầu tư và hợp tác: CPTPP không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà còn tạo ra cơ hội đầu tư và hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Canada. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời hợp tác với các đối tác Canada để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh. Cải thiện môi trường thương mại: CPTPP không chỉ giảm thuế quan mà còn thúc đẩy việc cải cách các quy định về sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn lao động và bảo vệ môi trường. Điều này giúp tạo ra một môi trường thương mại công bằng, minh bạch và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các đối tác Canada. Theo số liệu từ các cơ quan thống kê, xuất khẩu của Việt Nam vào Canada đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua kể từ khi CPTPP có hiệu lực. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào Canada đã đạt mức kỷ lục, với nhiều mặt hàng xuất khẩu có mức tăng trưởng mạnh như dệt may, giày dép, điện tử, thực phẩm chế biến sẵn, và thủy sản. Như vậy, CPTPP đã tạo ra nhiều cơ hội mới và thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vào Canada, đóng góp vào việc phát triển nền kinh tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu 7 tháng năm 2024 của Việt Nam sang Canada đạt trên 3,6 tỷ USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023.

CPTPP là thị trường lớn, trong đó, thị trường Canada vẫn đang còn nhiều tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Khi doanh nghiệp đã thâm nhập được thị trường Canada bằng thương hiệu riêng thì chất lượng sản phẩm xuất khẩu cũng sẽ được tăng thêm cùng đó, giúp nâng cao giá trị thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, hiện có ba cách đưa hàng Việt vào thị trường Canada, trong đó có hình thức thương mại điện tử.

Trước đó, các doanh nghiệp dệt may và nội thất của Việt nam đã bắt đầu triển khai thương mại điện tử xuyên biên giới và có mặt tại thị trường Canada. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thực phẩm chế biết có rất ít doanh nghiệp quan tâm tới mô hình này.

Các doanh nghiệp trung gian thương mại điện tử không chỉ giúp xin cấp giấy phép mà còn giúp cả vấn đề logistics và cung ứng. Đây là mô hình khá phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.

Nhóm 10 thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất của Canada trong năm 2023  ĐVT: phần trăm Nguồn: Trademap

Trong thời gian tới, để định vị, xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam tại thị trường Canada, Thương vụ Việt Nam tại Canada cho rằng, không có giải pháp chung và cũng không nên tìm con đường xây dựng thương hiệu giống nhau cho tất cả các doanh nghiệp, ngành hàng khi xây dựng thương hiệu tại thị trường Canada.

Bởi, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu ngành riêng có, những cũng không ít các doanh nghiệp lại thành công khi sản xuất gia công theo yêu cầu của doanh nghiệp Canada, nhiều sản phẩm hàng hóa gia công mang thương hiệu Việt Nam đã xuất hiện trên hệ thống các siêu thị lớn của nước này như: sản phẩm nước dừa, tôm chiên bột, nước mắm…

Dù vậy, theo Thương vụ Việt Nam tại Canada, nhiều ngành xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bắt buộc phải có thương hiệu riêng như ngành dịch vụ, ngành dệt may, giày dép… đây là những ngành hàng cần mạnh dạn đầu tư xây dựng thương hiệu, những ngành này chúng ta không làm gia công nữa, chúng ta hoàn toàn đủ năng lực để sản xuất ra các sản phẩm riêng có của Việt Nam như: quần áo trẻ em, quần áo bảo hộ… để xuất khẩu.

Các doanh nghiệp cần phải đi chung với nhau, đi chung với cá Hiệp hội, ngành hàng, cùng nhau xây dựng phát triển thị trường xuất khẩu đúng với khẩu hiệu “buôn có bạn, bán có phường”, thể hiện sự đồng bộ tiêu chuẩn sản xuất, xuất khẩu; sự kết nối thông tin, sự phối hợp trong kho vận, dịch vụ logistics, cao hơn nữa là việc xây dựng hệ sinh thái các ngành hàng để thúc đẩy xuất khẩu.

Trong thời gian tới, để tiếp tục hỗ trợ các ngành hàng trong việc xây dựng, định vị thương hiệu tại thị trường Canada nói riêng và thị trường CPTPP nói riêng, các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương cũng sẽ tăng cường hoạt động quảng bá, tuyên truyền, quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt Nam, các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Cùng với đó, thực hiện tốt việc Nghiên cứu thị trường và nhu cầu người tiêu dùng, Hiểu và tuân thủ các quy định pháp lý

Xây dựng Chiến lược marketing và xây dựng thương hiệu. Xây dựng thương hiệu mạnh để tạo sự khác biệt trên thị trường Canada, các doanh nghiệp Việt cần chú trọng đến việc xây dựng một thương hiệu mạnh, uy tín, và dễ nhận diện. Cần truyền tải giá trị văn hóa, chất lượng sản phẩm, và câu chuyện thương hiệu một cách rõ ràng và hấp dẫn.

Đặc biệt, hỗ trợ các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh của thương hiệu ngành, xây dựng và quảng bá những chỉ dẫn địa lý của ngành; khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đã có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, doanh nghiệp có tiềm lực, tiềm năng và có khát vọng mang thương hiệu Việt Nam ra chinh phục thị trường thế giới.

Xây dựng mạng lưới phân phối địa phương. Một trong những yếu tố quan trọng trong xuất khẩu là tìm kiếm các đối tác phân phối đáng tin cậy tại Canada. Có thể là các nhà bán lẻ, các nhà phân phối lớn hoặc hợp tác với các công ty logistics để đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Việc xuất khẩu hàng hóa thương hiệu Việt sang Canada đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu thị trường và chiến lược marketing rõ ràng. Bằng cách nắm bắt nhu cầu thị trường, tuân thủ các quy định pháp lý, và xây dựng chiến lược thương hiệu bài bản, các doanh nghiệp Việt có thể mở rộng thị trường xuất khẩu và xây dựng được thương hiệu mạnh mẽ tại Canada./.

Thanh Tùng


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm