Ban đầu trụ sở nằm trong Kinh thành. Năm 1875, Công quán được dời ra ngoài thành, gần cửa Thượng Tứ, lấy tên là Thương Bạc viện. Các phái đoàn nước ngoài đến Huế sẽ ở tạm bên kia bờ và đi thuyền qua sông để bàn bạc giao dịch với triều đình tại Thương Bạc viện.
Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo
Sau hòa ước Giáp Thân năm 1884 (được ký trên một chiếc thuyền giữa sông Hương, trước bến Thương Bạc), nhà Nguyễn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp. Lúc này, Thương Bạc viện không còn vai trò gì nữa vì phía Pháp cũng đảm nhận luôn việc ngoại giao. Năm 1885, kinh đô thất thủ, Thương Bạc viện cũng bị cháy rụi.
Ký họa của KTS Linh Hoàng
Theo Trung tâm lưu trữ quốc gia 1, năm 1936, vua Bảo Đại cho dựng đình Thương Bạc (vị trí hiện nay: đường Trần Hưng Đạo, ngoài cổng Thượng Tứ) để ghi nhớ dấu tích lịch sử của Thương Bạc viện.
Ký họa của KTS Phùng Thế Huy
Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng
Đình Thương Bạc do những người thợ giỏi nổi tiếng ở Huế xây dựng. Nằm trên nền vuông cao 1,3 m, bốn phía không xây tường, đình xây theo kiểu cổ lầu, bên trong có trang trí hổ phù ngậm chữ thọ khảm sứ. Tầng dưới hình bát giác, tầng trên nhỏ hơn, hình vuông (bốn phía có chữ Hán "Thương Bạc" khảm sứ xanh). Đình có hai tầng mái, lợp ngói lưu ly (tương tự mái ngói ở lầu Ngũ Phụng - Ngọ Môn). Đỉnh nóc đắp lưỡng long chầu nhật (hai rồng chầu mặt trời). Trước đình Thương Bạc là sân rộng, có tam quan xây bằng bốn trụ biểu lớn, thân có câu đối chữ Hán khảm sứ, trên đỉnh gắn bông sen.
Ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh
Nhìn từ sông Hương - ký họa của họa sĩ Trần Bình Minh
Nguồn: https://thanhnien.vn/dinh-thuong-bac-hoi-uc-trieu-nguyen-tiep-su-than-quoc-te-185250517204009558.htm
Bình luận (0)