Trang chủTết Giáp Thìn 2024Độc đáo hội thổi cơm thi làng Thị Cấm

Độc đáo hội thổi cơm thi làng Thị Cấm


Tương truyền, vào đời Vua Hùng thứ 18, khi đất nước có giặc ngoại xâm, tướng quân Phan Tây Nhạc được Vua Hùng giao thống lĩnh quân binh đi đánh giặc. Tướng quân Phan Tây Nhạc lĩnh ý vua, nhận đủ quân số và gấp rút ngày đêm luyện rèn binh sĩ. Việc hành quân gấp gáp, nếu binh sĩ không được ăn đúng bữa thì khó có sức đuổi giặc. Ông nghĩ ra cách tổ chức thi nấu cơm có thưởng ngay trong quân ngũ để nhanh chóng ổn định đội quân hậu cần giỏi nấu nướng.

Sau khi thắng giặc, tướng quân Phan Tây Nhạc và phu nhân là bà Hoa Dung về sống ở mảnh đất Thị Cấm, dạy dân làng trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Sau khi qua đời, ông được nhân dân tôn thờ là Thành Hoàng làng. Để tưởng nhớ công ơn ông, người dân làng Thị Cấm mở hội vào ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Trong đó, độc đáo nhất là cuộc thi thổi cơm, tái hiện lại khung cảnh cuộc thi năm xưa của người tướng tài.

Làng Thị Cấm xưa có 4 giáp, mỗi giáp cử ra một đội thi thổi cơm. Trước hội thi, các đội chuẩn bị sẵn các vật dụng như chày, cối, rơm, nồi…. Mỗi đội được BTC phát 1kg thóc để nấu cơm. Ngày 9/3/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 827/QĐ-BVHTTDL công bố Lễ hội truyền thống – Hội thổi cơm thi Thị Cấm vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hình ảnh trong Hội nấu cơm thi làng Thị Cấm sáng 17/2 

1 nau com thi cam 4250.jpg
Hội thi vẫn giữ nguyên cách tạo lửa xưa bằng cách “kéo lửa”. Người ta lấy 2 thanh giang kẹp vào bùi nhùi, dùng 2 thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc 2 đầu rồi 2 người kéo cho cật giang cọ sát vào cật tre nhiều lần tạo ma sát. Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi cho lửa bùng lên rồi dùng mồi lửa này để thổi cơm.
2 nau com thi cam 4287.jpg

Đúng 11h, phần thi được tổ chức với nghi thức kéo lửa diễn ra với những chiếc bùi nhùi đã chuẩn bị sẵn cùng rơm, đoạn tre đực già dùi sẵn những khe nhỏ và một que giang có tay cầm 2 đầu. 4 người trong đội sẽ chia nhau ra giữ và kéo tạo ra ma sát giữa que giang và thân tre, điểm ma sát đủ nóng sẽ tạo ra than hồng và bén lửa vào bùi nhùi, đốt cháy rơm khô.

3 nau com thi cam 4364.jpg
Theo luật thi, đội nào phát khói và tạo ra lửa sớm sẽ giành chiến thắng ở phần thi này. Ngoài ra, các đội thi đã cử ra một người cầm bình bằng đồng tham gia thi chạy đến bờ sông Nhuệ lấy nước về nấu cơm cùng thời điểm kéo lửa. Tuy nhiên, nhiều năm qua để đảm bảo an toàn, nước phải được lấy ở sông và đun sôi từ trước.
4 nau com thi cam 4410.jpg
Trong khi đó, những hạt gạo được các đội thi nhau giã bằng chày gỗ và cối đá. Từ lúc giã gạo đến khi kết thúc thời gian chỉ kéo dài một giờ đồng hồ nên tất cả các phần thi đều diễn ra hết sức nhanh chóng. 10 người tham gia đội thi phải phối hợp hết sức nhịp nhàng, khéo léo.
5 nau com thi cam 4494.jpg
Lửa được nhóm và đun nước sẵn chờ gạo sạch.
6 nau com thi cam 4561.jpg
Trong khi đó, những hạt gạo sau khi được các đội thi nhau giã bằng chày gỗ và cối đá…. 
7 nau com thi cam 4641.jpg

… sẽ được đưa tới tay những người phụ nữ sàng sảy, nhặt sạn, vo sạch để loại bỏ trấu trước khi đem đi thổi cơm từ lửa mới tạo ra từ đồng đội.

8 nau com thi cam 4674.jpg
Những hạt gạo tròn đều được nhặt kỹ lưỡng bởi các thành viên của các đội tham gia.
9 nau com thi cam 4774.jpg
Gạo được vo sạch và mang đi nấu ngay sau đó.
10 nau com thi cam 4842.jpg

Sau khi cơm sôi, các đội thường ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều.

11 nau com thi cam 4859.jpg
Ngoài những đống tro để vùi nồi cơm, các đội còn đốt thêm rất nhiều đống tro giả bên trong không có nồi cơm. 
12 nau com thi cam 4918.jpg
Việc này nhằm câu giờ của ban giám khảo để nồi cơm của đội mình có nhiều thời gian ủ hơn.
13 nau com thi cam 4951.jpg
Sau khoảng gần nửa tiếng đồng hồ, ban giám khảo đi vòng quanh sân, dùng gậy tre chọc từng đống rơm để tìm 4 nồi cơm.  
14 nau com thi cam 4978.jpg
Những nồi cơm đầu tiên được tìm thấy trong các đống tro được đốt giữa sân đình Thị Cấm.
15 nau com thi cam 5008.jpg
Cơm sau đó được mang vào đình làng để chấm điểm công khai trước người dân và thành viên của các các đội tham dự.
16 nau com thi cam 5077.jpg
Những nồi cơm trắng có hạt đều, thơm của 4 đội nấu tại Lễ hội thổi cơm thi làng Thị Cấm. 
‘Vua đi cày’ trong Lễ hội Tịch Điền đầu nămLễ hội Tịch điền của Hà Nam được tổ chức hàng năm đã trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng bởi đây là một lễ hội giàu tính nhân văn, khuyến nông sâu sắc.



Nguồn

Cùng chủ đề

Độc đáo hội thi kéo lửa, thổi cơm làng ven đô Hà Nội

17/02/2024 | 18:33 TPO - Mùng 8 Tết hằng năm, hàng trăm người dân làng Thị Cấm (Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) và du khách thập phương lại cùng nhau tụ hội về đình làng để tham dự hội thi kéo lửa, thổi cơm truyền...

Cả làng kéo lửa thi thổi cơm giữa trưa tại sân đình ở Hà Nội

Cứ đến mùng 8 tháng Giêng hàng năm, người dân làng Thị Cấm (Hà Nội) lại có mặt tại đình làng để tham gia Hội thi kéo lửa, thổi cơm truyền thống. Lễ hội văn hóa truyền thống được dân làng Thị Cấm tổ chức để tưởng nhớ công ơn Phan Tây Nhạc, một vị tướng quân lỗi lạc của Vua Hùng đời thứ 18. Năm 2021, lễ hội này đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Dự báo thời tiết 24/3/2024: Miền Bắc bắt đầu nắng mạnh, nơi cao nhất trên 35 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (24/3), miền Bắc bắt đầu có nắng ở nhiều nơi, trong đó, phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng với nền nhiệt cao nhất trên 35 độ; phía Đông Bắc Bộ dịu hơn, sáng nhiều mây, có mưa vài nơi, từ trưa hửng nắng tăng nhiệt mạnh, vượt mức 30 độ.  Nền nhiệt ban đêm ở khu vực này cũng khá cao, với nền nhiệt thấp...

Giá vàng hôm nay 24/3/2024: Chờ chính sách, 1 tuần SJC 'bay' 1 triệu đồng/lượng

Xem nhanh: • Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 • Giá vàng quốc tế hôm nay 24/3/2024 • Dự báo giá vàng Giá vàng trong nước hôm nay 24/3/2024 Chốt phiên 23/3, giá vàng miếng 9999 tại SJC TP.HCM là 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,3 triệu đồng/lượng (bán ra). SJC Hà Nội niêm yết ở mức 78 triệu đồng/lượng (mua vào) và 80,32 triệu đồng/lượng (bán ra).  DOJI Hà Nội niêm yết ở mức 78,1 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ quân sự, được bảo lưu việc học tập. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, xuất ngũ thì tiếp tục...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Chùa cổ Vạn Niên hơn 1000 tuổi bên hồ Tây, có bức tượng Phật 600kg từ ngọc quý

Chùa Vạn Niên nằm ven bờ phía tây hồ Tây, có địa chỉ cổng phụ là 364 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa Vạn Niên, xưa có tên là Vạn Tuế, được xây dựng vào thế kỷ 11 dưới thời Lý, tức, tới nay đã hơn 1.000 năm tuổi. Chùa Vạn Niên không quá rộng lớn, nhưng nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, không khí trong lành. Đây là...

Nghìn du khách tập trung ngắm phúc khí cầu hình rồng dài 10m bay lên trời

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024. Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người...

Kỳ lạ hội rước kiệu lội ao, giẫm nát ruộng mạ đầu năm mới

Sáng 18/2 (mùng 9 tháng Giêng), Lễ hội đền chùa Phượng Vũ (thôn Thọ Lộc, xã Minh Khai, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được tổ chức thu hút hàng nghìn người về dự.  Lễ hội khiến du khách thập phương chú ý bởi màn rước kiệu kỳ lạ, lội nước, lội sông, ao và giẫm lên ruộng lúa. Ở các ngõ nhỏ, dọc đường kiệu qua, nhiều gia đình bày sẵn mâm đồ cúng trước cổng để lễ...

Thanh Hóa xử lý nghiêm đối tượng ‘bảo kê’ ăn xin ở các di tích

Ông Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL Thanh Hóa vừa có văn bản chấn chỉnh công tác tổ chức, quản lý các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tại các di tích trong dịp Xuân Giáp Thìn 2024. Theo báo cáo của Sở LĐ-TBXH, trong dịp Tết Nguyên đán, các huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành việc chi trả trợ cấp xã hội đối với hơn 193 nghìn đối tượng và hộ gia đình chăm sóc,...

Mới nhất

Triển khai thi công Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nối

Triển khai thi công Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nốiNgày 20/3/2024, tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, EVNNPT và Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) tổ chức triển khai thi công Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị...

VCCI đề nghị thống nhất tiêu chí chọn dự án thí điểm sử dụng đất khác

VCCI đề nghị thống nhất tiêu chí chọn dự án thí điểm sử dụng "đất khác"VCCI lo ngại xin – cho khi xác định dự án đầu tư thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thảo thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất đối với đất...

Dấu hiệu ở cổ họng cảnh báo chứng sa sút trí tuệ không nên bỏ qua

Chứng sa sút trí tuệ không chỉ là tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn...

Cảng Quốc tế Long An ký ý định thư với OPASCOR mở rộng quan hệ hợp tác

Cảng Quốc tế Long An ký ý định thư với OPASCOR mở rộng quan hệ hợp tácTại Hội nghị và Triển lãm Cảng biển & Logistics Philippines 2024, Cảng Quốc tế Long An, Việt Nam và Oriental Port and Allied Services Corporation (OPASCOR), Philippines đã nhận diện cơ hội hợp tác, ký kếtý định thư. ...

Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thống

Doanh nhân Ngô Quý Đức, Nhà sáng lập “Về Làng”: Gìn giữ giá trị tinh hoa của làng nghề truyền thốngẤp ủ ước mơ bảo tồn và lan tỏa những giá trị làng nghề truyền thống, chàng trai trẻ Hà thành Ngô Quý Đức đã lặn lội đến các vùng quê trong hàng chục năm trời để triển...

Mới nhất