Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcGiáo dục phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía...

Giáo dục phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau

Xã hội đang thay đổi nhanh chóng, nhất là với sự xuất hiện liên tục của công nghệ mới tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực của đời sống trong thời gian gần đây, giáo dục buộc phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Giáo dục
TS. Nguyễn Khánh Trung cho rằng, trước bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, giáo dục buộc phải thay đổi.

Công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều rào cản

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đang đổi mới giáo dục. Việc đổi mới hay cải cách giáo dục là một nhu cầu cần thiết và tự nhiên với mọi quốc gia. Bởi lẽ, xã hội đang thay đổi nhanh chóng, nhất là với sự xuất hiện liên tục của công nghệ mới, tác động mạnh mẽ lên nhiều lĩnh vực của đời sống trong thời gian gần đây. Đứng trước bối cảnh này, giáo dục buộc phải thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau.

Quan sát công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, tôi nhận thấy Việt Nam đang cố gắng đi theo con đường của các nước phát triển đã và đang đi về nội dung trong cách thức thực hành giáo dục trong nhà trường.

Chẳng hạn, chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, làm nhẹ các kỳ thi và điểm số để giảm áp lực cho học sinh, tăng quyền lựa chọn cho các chủ thể bên dưới trong các trường học như việc chọn sách giáo khoa mới đây (Thông tư 27/2023/TT-BGD-ĐT).

Nhiều nước phát triển có cách thức thực hành giáo dục tương tự với một mục tiêu nhắm tới là đào tạo con người tự chủ, tự trị về trí tuệ, cảm xúc, đạo đức và thể chất để các bạn trẻ tự tin bước vào đời, có khả năng tự lo liệu cho bản thân và phụng sự xã hội. Mục tiêu đó là đúc kết từ nhiều suy tưởng mang tính triết lý và giáo dục qua nhiều thế kỷ từ JJ Rousseau, E Kant đến M Montessori và nhiều nhà giáo dục uy tín khác, nó cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất tự nhiên của con người và xã hội.

Do đó, tôi ủng hộ công cuộc đổi mới này ngay từ đầu nhưng cũng lo lắng công cuộc này sẽ không đến nơi đến chốn, sẽ rơi vào trạng thái lưng chừng với xáo trộn và nhiều vấn đề, nền giáo dục bị thay đổi liên tục nhưng lại không đến đích cần đến. Có lẽ, mục tiêu nhắm đến của chúng ta không rõ ràng, sức cản từ tập tính trong suy nghĩ và hành động của cả xã hội nói chung và từng chủ thể trong hệ thống giáo dục nói riêng quá lớn. Tư tưởng trọng bằng cấp vẫn tồn tại, ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của nhiều người.

Trong bất kỳ quốc gia nào, định chế giáo dục không bao giờ tồn tại một cách độc lập mà luôn là “con đẻ”, là một bộ phận của xã hội tổng thể, luôn gắn bó một cách hữu cơ, tương tác, ảnh hưởng qua lại với các định chế khác. Do đó, muốn hiểu thấu đáo, muốn đổi mới giáo dục thành công thì cần phải tìm hiểu và thay đổi nhiều thứ, từ các định chế khác bên ngoài giáo dục và ngược lại. Tôi rất ấn tượng với câu khẩu hiệu đăng ở bìa tờ Tạp chí Sư phạm của Pháp là “Thay đổi xã hội để thay đổi nhà trường, thay đổi nhà trường để thay đổi xã hội”.

Chúng ta học hỏi và đổi mới giáo dục theo hướng của các nước phát triển. Nhưng mục tiêu giáo dục phổ thông của nhiều nước phát triển là nhằm đào tạo các công dân phù hợp để sống, làm việc, phát triển và bảo vệ nền dân chủ của họ. Mục tiêu đó hoàn toàn phù hợp và hài hòa, được thể hiện thống nhất, mạch lạc từ hiến pháp, luật giáo dục đến các văn bản dưới luật và thấm vào từng chủ thể trong hệ thống giáo dục.

Trong khi hệ thống giáo dục chúng ta lại khác với các nước này. Luật giáo dục hiện hành quy định một trong những nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là “hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân”. Tư tưởng trọng bằng cấp vẫn tồn tại, ăn sâu bám rễ trong tư tưởng của nhiều người…

Cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên thế hệ mới

Tập tính là khái niệm lớn trong lý thuyết của Pierre Bourdieu, có tập tính tập thể của cả một xã hội và tập tính của từng cá nhân. Tập tính là những lề thói, thói quen trong suy nghĩ và hành động, những gì đã ăn sâu bám rễ lâu ngày… Cách quan niệm, cách thực hành trong giáo dục theo lối cũ ở ta đã tồn tại lâu năm, đã làm nên các căn chuẩn ổn định, làm thành ý thức tập thể trong toàn xã hội. Do vậy, không dễ dàng gì để thay đổi tập tính này nếu không có một chương trình cải cách kiên trì và lâu dài, được dẫn dắt bởi các nhà cải cách giáo dục có thể nhìn thấu vấn đề và có năng lực.

Công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay vẫn còn nhiều rào cản, làm sao có thể thay đổi tập tính của mình chỉ bằng những chỉ thị, bằng những đợt tập huấn ngắn ngày. Một cách tự nhiên và dễ hiểu, các cá nhân sẽ trở lại đường xưa cố hữu khi những chủ trương, phong trào chìm xuống. Đây là một sự cản trở quan trọng khác của sự đổi mới giáo dục tồn tại trong mỗi chủ thể của hệ thống.

Ví dụ, Phần Lan tiến hành các cuộc đổi mới giáo dục thành công. Họ đặt giáo viên là trung tâm, là những chủ thể của đổi mới. Trước khi ban hành chương trình đổi mới giáo dục thì các trường, các khoa sư phạm của họ đã đổi mới trước đó nhiều năm. Họ chuẩn bị một đội ngũ giáo viên chất lượng, những giáo viên này đã khởi xướng, đã kêu gọi, cổ xúy cả xã hội đổi mới giáo dục.

Nhìn lại, chúng ta chưa chuẩn bị đội ngũ giáo viên thế hệ mới, chưa có và cài đặt “hệ điều hành mới” nơi các chủ thể then chốt của nhà trường. Thực tế, giáo viên cũng phải thay đổi bởi công cuộc đổi mới giáo dục sẽ không suôn sẻ, khó thành công với những con người cũ và ngại thay đổi.

Giáo dục là con đường đưa các cá thể vào xã hội, là định chế tạo ra nguồn nhân sự cho xã hội. Quốc gia có phát triển được hay không, phát triển nhanh hay chậm là do con đường đó được thiết kế thế nào. Quốc gia nào sở hữu một hệ thống giáo dục, trong đó, tạo ra được một môi trường giúp từng cá nhân phát triển tốt nhất các năng lực sẵn có thì quốc gia đó phát triển.

Trẻ em với khả năng học hỏi và sáng tạo phong phú như nhau, điều còn lại là phụ thuộc vào hệ thống giáo dục của từng quốc gia. Việt Nam hơn nhiều quốc gia khác là đang có một lực lượng trẻ hùng hậu, điều còn lại là hệ thống giáo dục của ta phải chuyển mình, phải đổi mới thế nào để tạo ra những “sản phẩm giáo dục” chất lượng, thích ứng, thích nghi được với thời cuộc, đồng thời phát huy được năng lực của các thế hệ trẻ trong tương lai.

TS. Nguyễn Khánh Trung là nhà nghiên cứu về giáo dục, tác giả sách Giáo dục Việt Nam và Phần Lan; dịch giả của loạt sách Học thế nào bây giờ?.

*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.





Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng hợp tác giữa Việt Nam-Philippines trong lĩnh vực giáo dục

Phát biểu tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược với Philippines, mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng an ninh cũng như văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác mới trên kênh nghị viện. Phó Chủ...

Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là môi trường tuyệt vời cho bạn trẻ có đầu óc công nghệ

"Trong thời kỳ đại dịch, chúng ta chứng kiến một sự bùng nổ của các nền tảng tương tác ảo như Roblox, khi mọi người cần tương tác xã hội. Dù bạn bị cách ly nhưng avatar (hình đại diện) của bạn có thể 'gặp' và tương tác với avatar của người khác, trò chuyện, cười đùa... Khi đó một cơ chế giao tiếp mới đã được hình thành", bà Nicky Jackson Colaco, Phó Chủ tịch kiêm Giám...

Vì sao Phần Lan được xếp vị trí số 1 về chỉ số hạnh phúc?

Địa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên...

Chiến lược giáo dục: Tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng

Giáo dục là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tếĐánh giá chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, Phó thủ tướng lưu ý cần kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29 về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học... Từ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

IS thừa nhận đứng sau, bất ngờ công bố ảnh những tay súng thực hiện vụ khủng bố ở Nga

Hãng tin Amaq của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) đăng trên Telegram ngày 23/3 cho biết IS đã công bố một bức ảnh chụp những người mà chúng nói là 4 kẻ tấn công đứng sau vụ xả súng điên cuồng khiến ít nhất 143 người thiệt mạng tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3.

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Mới nhất

Số người thiệt mạng đang gia tăng; Iran, Triều Tiên lên tiếng; nhóm Hamas bày tỏ quan điểm

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 23/3 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động nghiêm khắc trừng phạt các thủ phạm trong vụ tấn công khủng bố diễn ra ngày 22/3 gần thủ đô Moscow của Nga. Hiện số người thiệt mạng đã lên tới 143 người.

Có gì trong nhà hàng gắn sao Michelin duy nhất ở TP.HCM?

Đầu bếp tài năng người Việt Peter Cường Franklin là người tiên phong trong ẩm thực Việt Nam hiện đại, và nhà hàng gắn sao Michelin của ông đã đưa ẩm thực Việt Nam lên tầm toàn cầu. Phóng viên Jennifer Johnston của tờ New Zealand Herald thực hiện chuyến du hành mùa xuân ở châu Á kéo dài 17 ngày trên...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ...

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Bộ Quốc phòng nêu lý do tạm hoãn gọi nhập ngũ người trúng tuyển đại học

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 theo hướng quy định công dân khi đã tốt nghiệp THPT và trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng thì phải thi hành nghĩa vụ...

Mới nhất