Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Báo Đầu tưBáo Đầu tư09/11/2024

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.


Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.

Hiện nay tình hình bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng trên địa bàn TP.Hà Nội. Theo số liệu giám sát của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, trong 10 tháng năm 2024, toàn TP đã ghi nhận 36 trường hợp sởi xác định.

Dịch sởi tại Hà Nội đang có xu hướng tăng cao.

Số mắc gia tăng nhanh trong 2 tháng gần đây (tháng 9, có 13 trường hợp, tháng 10 đã lên 20 trường hợp). Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh đều chưa được tiêm phòng vắc-xin sởi trong đó có một số trường hợp mắc bệnh do lây nhiễm trong bệnh viện.

Để chủ động phòng, chống bệnh sởi lây lan trong các bệnh viện. Sở Y tế đề nghị các cơ sở triển khai việc khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp nghi ngờ nhiễm sởi ngay tại khoa khám bệnh; bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo.

Bố trí khu vực cách ly điều trị người bệnh nghi hoặc nhiễm sởi tại các khoa truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh mắc sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly điều trị trong khoa.

Thực hiện nghiêm túc quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo, phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung theo đường lây truyền, bảo đảm việc cung ứng và sử dụng các phương tiện phòng hộ cá nhân cho mọi nhân viên y tế, người bệnh, người nhà bệnh nhân và khách đến thăm.

Thực hiện đúng các quy định về quản lý chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ và thiết bị y tế, thông khí buồng bệnh và quy trình một chiều trong kiểm soát nhiễm khuẩn nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

Tăng cường công tác truyền thông tại bệnh viện nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly và điều trị kịp thời, đặc biệt quan tâm đến các trường hợp mắc bệnh mạn tính, trẻ em mắc bệnh bẩm sinh chưa được tiêm vắc xin Sởi đang nằm điều trị, nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ cần xét nghiệm và chẩn đoán, cách ly và điều trị kịp thời.

Rà soát nhân viên y tế có nguy cơ (tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân Sởi) chưa tiêm đủ 02 mũi vắc xin có thành phần Sởi phải được tiêm bổ sung vắc xin Sởi ngay.

Tổ chức tập huấn cho tất cả nhân viên y tế trong đơn vị về hướng dẫn phòng ngừa chuẩn và phòng lây nhiễm qua đường không khí khi tiếp xúc với người bệnh; yêu cầu nhân viên y tế tuân thủ nghiêm ngặt và có biện pháp giám sát sự tuân thủ; hướng dẫn cho người bệnh, thân nhân người bệnh cùng thực hiện.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm nhóm B, do virus sởi gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi hoặc cũng có thể gặp ở người lớn, do chưa được tiêm phòng Sởi hoặc tiêm phòng chưa đủ liều.

Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.

Những nơi tập trung đông người như nơi công cộng, trường học... có nguy cơ rất cao lây lan dịch sởi. Dịch sởi thường xảy ra với chu kỳ từ 3-5 năm.

Tiêm vắc-xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh. Chỉ có thể cắt được sự lây truyền bệnh khi tỷ lệ miễn dịch trong cộng đồng đạt >95%.

Vì vậy, để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc-xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch.

Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.

Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.

Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.

Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Với dịch sởi, theo chuyên gia, tiêm vắc-xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, thời gian qua, vẫn có nhiều người thờ ơ trong tiêm chủng, chưa nhận thấy một cách rõ ràng, đầy đủ hiệu quả do vắc-xin mang lại.

Trào lưu chống vắc-xin là hòn đá tảng khổng lồ ngáng đường khiến các loại bệnh tưởng chừng như đã tuyệt chủng đang đe dọa bùng phát trở lại, mà đúng ra có thể phòng ngừa được.

Những người chống vắc-xin chưa hiểu hết cái lợi của tiêm phòng, họ chỉ nghe đồn hoặc thiển cận nhìn vào vài sự cố nhỏ. Đó là lý do tại sao WHO liệt trào lưu chống vắc-xin là một mối đe dọa sức khỏe mới toàn cầu.

Theo bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec, việc tiêm chủng không chỉ giúp bảo vệ cho một cá nhân cụ thể, mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tật cho cả cộng đồng.

Hiệu quả của vắc-xin là không thể phủ nhận. Đây được xem là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe cho người tiêm và tránh xảy ra các vụ dịch lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của cộng đồng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, 85 - 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh, tránh tử vong hay mắc di chứng do bệnh dịch gây ra.

Nhờ có vắc-xin mà hàng năm, khoảng 2,5 triệu trẻ em trên thế giới đã được cứu sống, thoát khỏi nguy cơ tử vong do bệnh truyền nhiễm.

Hiện đã có vắc-xin phòng bệnh cho 30 bệnh truyền nhiễm và khoảng 190 quốc gia, vùng lãnh thổ đã đưa chương trình tiêm chủng phổ cập tới toàn người dân.

Những con số này cho thấy lợi ích của vắc-xin đối với toàn xã hội. Cũng theo WHO, vắc-xin có thể giúp hàng ngàn người tránh bị tật nguyền, cứu sống hàng triệu sinh mạng trên thế giới, tiết kiệm hàng tỷ USD chi phí điều trị y tế mỗi năm.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, gánh nặng về tài chính cho việc điều trị bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến mỗi gia đình và xã hội.

Khi người dân được tiêm chủng đầy đủ sẽ tạo ra một cộng đồng khỏe mạnh, hạn chế ốm đau, giảm thiểu chi phí khám và chữa bệnh trong suốt thời gian dài.

Từ đó, giảm được gánh nặng to lớn về y tế, giúp ổn định và nâng cao chất lượng sống. Chẳng hạn, cứ 1 USD chi cho vắc-xin phòng bệnh sởi - quai bị - rubella, thì sẽ tiết kiệm được 21 USD chăm sóc y tế (theo báo cáo của Viện Y tế Hoa Kỳ).



Nguồn: https://baodautu.vn/ha-noi-tang-cuong-cac-bien-phap-phong-chong-lay-nhiem-benh-soi-d229349.html

Bình luận (0)

No data
No data
Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết

Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết

Cùng chủ đề

Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca bệnh sởi, dự báo dịch diễn biến phức tạp trong dịp Tết

Hà Nội ghi nhận hơn 100 ca bệnh sởi, dự báo dịch diễn biến phức tạp trong dịp Tết

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
15 giờ trước
Dịch sởi có thể tăng thời gian tới

Dịch sởi có thể tăng thời gian tới

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
16/01/2025
Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em

Biến chứng đáng lo ngại của bệnh sởi ở trẻ em

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
10/01/2025
Nguy cơ bùng phát mạnh dịch sởi nếu không tiêm phòng kịp thời

Nguy cơ bùng phát mạnh dịch sởi nếu không tiêm phòng kịp thời

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
05/01/2025
Hà Nội đề xuất tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

Hà Nội đề xuất tiêm vắc-xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
01/01/2025
Sởi tái bùng phát, Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Sởi tái bùng phát, Bộ Y tế xem xét tiêm vắc-xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
01/01/2025

Cùng chuyên mục

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Phải ghép gan giữ tính mạng sau khi lạm dụng thuốc Nam

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
19 phút trước
Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
2 giờ trước
Những lưu ý khi đi du lịch nhưng muốn mang theo thực phẩm nhà làm

Những lưu ý khi đi du lịch nhưng muốn mang theo thực phẩm nhà làm

Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
4 giờ trước
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1

Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1

Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
một giờ trước
Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp may mắn được cứu sống nhờ nhanh chóng làm việc này

Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp may mắn được cứu sống nhờ nhanh chóng làm việc này

Báo Gia đình và Xã hội
Báo Gia đình và Xã hội
một giờ trước
Những thực phẩm hàng đầu giúp phục hồi thận bị tổn thương

Những thực phẩm hàng đầu giúp phục hồi thận bị tổn thương

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
một giờ trước

Cùng tác giả

Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam

Dự án Khu đô thị kiểu mẫu tại Đô thị mới Điện Nam

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
một giờ trước
Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa

Agribank tài trợ tín dụng cho Sofitel Sapa và quần thể nghỉ dưỡng Mường Hoa

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
một giờ trước
Cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền

Cổ phiếu vừa và nhỏ hút dòng tiền

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
một giờ trước
Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Tăng kiểm tra, xử phạt vi phạm về thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
2 giờ trước
Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
5 giờ trước
Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
6 giờ trước
Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

Báo Dân trí
Báo Dân trí
12 giờ trước
Gương mặt Việt nổi bật 'Forbes' Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Gương mặt Việt nổi bật 'Forbes' Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
12 giờ trước
Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

Báo Dân trí
Báo Dân trí
13 giờ trước
Suất học bổng đáng nhớ của nữ thủ khoa ngành ngôn ngữ khó bậc nhất thế giới

Suất học bổng đáng nhớ của nữ thủ khoa ngành ngôn ngữ khó bậc nhất thế giới

Báo Dân trí
Báo Dân trí
18/01/2025
Nam sinh lớp 7 giành giải nhất thi HSG lớp 9: 'Em làm bài chỉ mất nửa thời gian'

Nam sinh lớp 7 giành giải nhất thi HSG lớp 9: 'Em làm bài chỉ mất nửa thời gian'

VietNamNet
VietNamNet
18/01/2025
Cô hiệu trưởng 8X và tình yêu với ngôi trường mầm non trên đất Cao Bằng

Cô hiệu trưởng 8X và tình yêu với ngôi trường mầm non trên đất Cao Bằng

Báo Dân trí
Báo Dân trí
18/01/2025
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang
Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết
Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết
Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua
Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua

No videos available