Powered by Techcity

Mục sở thị quán ‘Cà phê Biệt động’ ở TP Hồ Chí Minh






Mục sở thị quán ‘Cà phê Biệt động’ ở TP Hồ Chí Minh













































ca-ph-biet-dong(3).jpg
Quán cà phê đặc biệt ở số 113A phố Đặng Dung, quận 1 (TP Hồ Chí Minh) là một trong 3 căn nhà ở TP Hồ Chí Minh từng được ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM, sinh năm 1920, chiến sĩ biệt động Sài Gòn, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) sử dụng làm cơ sở cách mạng trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 và Chiến dịch giải phóng miền Nam 1975. Nhiều năm qua, anh Trần Vũ Bình (con trai ông Lai) đã mua lại 3 căn nhà này, phục dựng, dày công tìm kiếm hiện vật nguyên mẫu rồi mở thành quán bán cơm, cà phê di tích với mong muốn lưu giữ lịch sử, nhất là lịch sử liên quan đến lực lượng biệt động Sài Gòn
ca-phe-biet-dong9.jpg
Quán cà phê ở số 113A Đặng Dung từng là “Hòm thư bí mật – Hầm nổi” của biệt động Sài Gòn từ năm Mậu Thân 1968 đến Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng năm 1975. Quán này đặc biệt nhất trong 3 quán trên vì tồn tại ngay bên cạnh nhà Trung tướng Việt Nam Cộng hòa Ngô Quang Trưởng và đối diện Cao ốc Đại Hàn thời đó. Có lẽ cũng chính vị trí đặc biệt nguy hiểm này mà quân địch không thể ngờ đó là cơ sở cách mạng. Sau năm 1968, hàng loạt cơ sở nội thành Sài Gòn của biệt động Sài Gòn bị lộ thì số nhà 113A Đặng Dung vẫn an toàn, tiếp tục hoạt động cho đến ngày đất nước thống nhất năm 1975
ca-phe-do-phu.jpg
Quán này mang tên “Cà phê Đỗ Phủ – Cơm tấm Đại Hàn”. Tuy nhiên, do căn nhà từng là cơ sở của biệt động Sài Gòn trong chiến tranh, trưng bày nhiều hiện vật liên quan nên lâu dần người dân quen gọi là “Cà phê Biệt động”
ca-phe-biet-dong7.jpg
Quán cà phê Biệt động có 2 tầng, khắp nơi trưng bày hơn 400 hiện vật. Tất cả được giữ nguyên trạng cho đến nay. Trong ảnh: Căn hầm bí mật trên tầng 2 quán cà phê. Lịch sử ghi lại, đây chính là nơi các chiến sĩ biệt động sẽ vào bên trong khi có động, khoá trái cửa, lật tấm ván ở đáy để thoát ra ngoài theo đường bí mật tới các con phố Trần Quang Khải, Nguyễn Văn Nguyễn và Hai Bà Trưng
ca-phe-biet-dong 29
Mỗi hiện vật trong quán cà phê Biệt động đều gắn với một câu chuyện nhỏ, đóng góp cho cách mạng, được giữ gìn và kể lại từ chính những người là con, cháu, thế hệ sau của các chiến sĩ “Biệt động Sài Gòn”. Qua đó giúp mỗi người khi tới đây thêm hiểu và tự hào hơn về những đóng góp của những chiến sĩ biệt động năm xưa cho cách mạng. Vì vậy mà lịch sử chưa bao giờ bị lãng quên
ca-phe-biet-dong10.jpg
Những đồ dùng trong các gia đình ở đô thành những năm 60 – 70 của thế kỷ trước được bảo quản, trưng bày trên các tủ gỗ treo ở trên tường trong quán
ca-phe-biet-dong20.jpg
Nơi này trưng bày cả những chiếc đài cassette cũ…
ca-phe-biet-dong12.jpg
… những chiếc bàn là thời xưa
ca-phe-biet-dong15.jpg
Phích nước, máy xay cà phê, ống bơ đựng sữa, đường thời xưa được sưu tầm nguyên trạng, trưng bày ở quán cà phê Biệt động
ca-phe-biet-dong27.jpg
Và cả những chiếc máy ảnh, quay phim cũ
ca-phe-biet-dong30.jpg
Một số bài báo thời chiến tranh chống Mỹ
ca-phe-biet-dong18.jpg
Thậm chí trên nóc quán cà phê đặc biệt này cũng trưng bày các loại đèn, quạt trần cũ có từ thời ngày xưa
ca-phe-biet-dong17.jpg
Quán cà phê ở số 113A Đặng Dung dành một góc trang trọng ở tầng 1 trưng bày những cuốn sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, hồi ức Sài Gòn thời chiến tranh, kỷ niệm người lính…
Quán cà phê
Quán cà phê đặc biệt này từng đón nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hồ Chí Minh… đến tham quan, lưu lại bút ký, trong đó có cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng…
ca-phe-biet-dong33.jpg
Trong bản lưu bút của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưng bày tại quán cà phê Biệt động có đoạn: “Được chứng kiến những hiện vật tại Di tích, tôi vô cùng ngưỡng mộ và cảm kích trước tinh thần yêu nước, mưu trí, dũng cảm, vì nước quên thân của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn – Chợ lớn – Gia định”
ca-phe-biet-dong23.jpg
Ban đầu, hầu hết thực khách khi đến “Cà phê Biệt động” để thưởng thức hai món cơm tấm và cà phê mang đặc trưng của hương vị Sài Gòn xưa. Sau đó, họ trở nên đam mê, cuốn theo những câu chuyện lịch sử
ca-phe-biet-dong26.jpg
Nhiều khách đến với quán cà phê đặc biệt này có cả những cựu chiến binh của cả hai phía, những người yêu lịch sử, trong đó có nhiều người nước ngoài
ca-phe-biet-dong34.jpg
“Cà phê Đỗ Phủ – Cơm tấm Đại Hàn” mang hương vị Sài Gòn xưa

TIẾN MẠNH
























































Nguồn: https://baohaiduong.vn/muc-so-thi-quan-ca-phe-biet-dong-o-tp-ho-chi-minh-410074.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Thành phố mang tên Bác sau 50 năm giải phóng

Thành phố mang tên Bác sau 50 năm giải phóng Nguồn: https://baohaiduong.vn/thanh-pho-mang-ten-bac-sau-50-nam-giai-phong-410002.html

Vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Trước yêu cầu khách quan, tất yếu của lịch sử; trong bối cảnh vận hội và thách thức đan xen, những bài học quý báu của Đại thắng mùa xuân 1975 vẫn vẹn nguyên giá trị để hiện thực...

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế dự chương trình ‘Mùa xuân thống nhất’

Chương trình gồm 3 chương: Nỗi đau chia cắt và con đường thống nhất, Mùa xuân hòa bình, Mùa xuân của kỷ nguyên mới. Bối cảnh lịch sử của chương trình bắt nguồn từ sau chiến thắng Điện Biên...

Đồng ý chủ trương Vietnam Airlines mua 50 máy bay không cấp bảo lãnh Chính phủ

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã đồng ý chủ trương mua máy bay không cấp bảo lãnh Chính phủ. Phó Thủ tướng giao VNA chịu trách nhiệm toàn diện theo quy định của pháp luật.Nằm trong chiến lược...

Cùng chuyên mục

Thành phố mang tên Bác sau 50 năm giải phóng

Thành phố mang tên Bác sau 50 năm giải phóng Nguồn: https://baohaiduong.vn/thanh-pho-mang-ten-bac-sau-50-nam-giai-phong-410002.html

Gợi ý đi chơi giờ chót dịp lễ 30/4

Điểm đến nước ngoàiThái Lan vẫn là hành trình phù hợp nhất cho kỳ nghỉ 4 - 5 ngày, với mức giá không cao hơn các chuyến đi trong nước.Hiện theo dữ liệu trên Skyscanner, nền tảng cung cấp...

Trả tiền để được ‘ngồi tù’ trong khách sạn ở Hàn Quốc

Khách sạn Prison Inside Me nằm ở Hongcheon, cách Seoul (Hàn Quốc) khoảng 80 km về phía đông bắc. Không có spa, không ẩm thực sang trọng, khách sạn mang đến cho du khách trải nghiệm sống như một...

Báo Hải Dương đoạt giải ba Cuộc thi ‘Ảnh đẹp du lịch lưu vực sông Cầu’ do Báo Bắc Kạn tổ chức

Trước đó, tối 25/4, cũng tại sân khấu nổi, phố đi bộ Sông Cầu đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần Văn hoá - Du lịch Bắc Kạn” năm 2025. Trong “Tuần Văn hoá - Du lịch Bắc Kạn”...

Phóng viên Thành Chung (Báo Hải Dương) đoạt giải ba Cuộc thi ‘Ảnh đẹp du lịch lưu vực sông Cầu’

Trước đó, tối 25/4, đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần Văn hoá - Du lịch Bắc Kạn” năm 2025. Trong “Tuần Văn hoá - Du lịch Bắc Kạn” năm 2025 diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như...

Những khách sạn có view ‘đỉnh nóc’ xem bắn pháo hoa, diễu binh, diễu hành

Một số khách sạn 4 - 5 sao khác ở trung tâm TP Hồ Chí Minh cũng là điểm đến lý tưởng cho khách xem pháo hoa, hòa vào không khí sôi động của đại lễ những ngày này...

Khách sạn ở các điểm du lịch trên cả nước kín phòng dịp 30/4

Dữ liệu của Mustgo - nền tảng đặt phòng với hơn 2.000 đối tác khách sạn toàn quốc - cho thấy Sa Pa là điểm đến được yêu thích bậc nhất khu vực phía bắc. Các khách sạn 3...

Cơ hội lớn từ du lịch đường thủy của Hải Phòng

Hải Phòng có hệ thống sông ngòi dày đặc và vị trí cửa biển quan trọng, sở hữu tiềm năng phát triển du lịch đường thủy vô cùng lớn. Những dòng sông như Bạch Đằng, sông Cấm, Lạch Tray không chỉ là huyết mạch giao thông mà còn lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc. Tuy nhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác xứng tầm, đòi hỏi một chiến lược bài bản và sự...

Côn Sơn – Kiếp Bạc có 4 tour du lịch mới cho khách dịp 30/4

Cùng có thời gian 1 ngày, du khách tham gia tour hành trình khám phá bí ẩn của Ngũ Nhạc linh từ sẽ được tham quan các điểm của Ngũ Nhạc: Bắc, Trung, Tây, Đông và Nam Nhạc miếu;...

Rủ nhau cắm trại xuyên đêm xem diễu binh

Đại diện Phòng Quản lý Đô thị quận 1, TP Hồ Chí Minh cho biết chưa có thông tin chính thức về việc người dân được phép giữ chỗ trước hay không. Tuy nhiên, cơ quan chức năng khuyến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất