.jpg)
Ông Nguyễn Hoàng Phúc - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 337 mã số vùng trồng sầu riêng xuất khẩu. Trong đó, khu vực 1 (tỉnh Lâm Đồng cũ) có 197 mã số vùng trồng sầu riêng với quy mô trên 8 ngàn ha và 37 cơ sở đóng gói có quy mô nhà xưởng trên 61ngàn m2 phục vụ xuất khẩu; Khu vực 2 (tỉnh Bình Thuận cũ) có 26 mã số vùng trồng sầu riêng với quy mô trên 1.300 ha và 12 cơ sở đóng gói có quy mô nhà xưởng trên 67 ngàn m2; Khu vực 3 (tỉnh Đắk Nông cũ) có 114 mã số vùng trồng sầu riêng với quy mô trên 3.700 ha và 4 cơ sở đóng gói có quy mô nhà xưởng trên 5.000 m2.
Công tác giám sát mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật quan tâm và thực hiện nghiêm túc
Ông Nguyễn Hoàng Phúc Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định
Cụ thể, từ đầy năm đến nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường đã lấy 234 mẫu sầu riêng để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật kim loại nặng Cd, Pb và giám định sinh vật gây hại (rệp sáp). Kết quả đã phát hiện 4/78 mẫu nhiễm chì, tuy nhiên không có mẫu nào vượt quá ngưỡng giới hạn; 6/78 vùng trồng nhiễm Cadmi trong đó, có 1 mẫu bị nhiễm vượt mức giới hạn (0,074/0,05 mg/kg), Chi cục đã có văn bản chỉ đạo chủ thể vùng trồng điều tra nguyên nhân vườn trồng bị nhiễm; có biện pháp khắc phục và báo cáo về Chi cục Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật. Kết quả giám định sinh vật gây hại phát hiện 6/78 mẫu nhiễm sinh vật gây hại.
.jpg)
Ngay sau khi có kết quả phân tích Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã thông báo văn bản cho các vùng trồng bị nhiễm kim loại nặng, sinh vật gây hại; đồng thời đề nghị nghiêm túc thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu và của Việt Nam, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để các hộ liên kết trong vùng trồng hiểu và tuân thủ; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong vùng trồng phải có trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam; sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm. Không sử dụng các sản phẩm phân bón có chứa Cadimi và Chì.
.jpg)
Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang tiến hành lấy mẫu đất và mẫu nước để phân tích và đánh giá thực trạng canh tác để xác định nguyên nhân chính của các vùng trồng có mẫu phát hiện Cd, Pb và hướng dẫn các vùng trồng biện pháp khắc phục.
Nguồn: https://baolamdong.vn/lam-dong-co-337-ma-so-vung-trong-sau-rieng-xuat-khau-383420.html
Bình luận (0)