Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Liên kết là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần

Hiện nay, các doanh nghiệp (DN), hiệp hội ngành nghề đang gấp rút tìm giải pháp để giữ được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình căng thẳng thương mại toàn cầu, các chuyên gia kinh tế cho rằng, liên kết là “chìa khóa” giúp DN Việt Nam ở từng lĩnh vực giữ được thị trường nội địa, xuất khẩu. Trong đó, các DN liên kết, ứng dụng chuyển đổi số, tạo thành chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ đạt tiêu chí xanh, tuần hoàn sẽ tăng được khả năng cạnh tranh cả ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Báo Đồng NaiBáo Đồng Nai23/05/2025

Bên cạnh đó, các DN phải tìm hiểu, định vị lại thị trường cho sản phẩm, nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, hàng rào kỹ thuật ở quốc gia dự tính sẽ đưa hàng hóa đến. Tiếp đến là lên kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong ngắn hạn, dài hạn. Có sự liên kết giữa các DN cùng ngành hàng sẽ dễ dàng đáp ứng được những đơn hàng lớn, kiểm soát tốt nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Trong sản xuất, xuất khẩu, các DN Việt hiện còn chậm chân hơn DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Do đó, DN Việt tham gia vào chuỗi cung ứng với các DN nước ngoài sẽ có đầu ra ổn định hơn, đồng thời sẽ tăng thêm nhiều cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam hiện có giao thương với khoảng 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại các quốc gia, vùng lãnh thổ này, Việt Nam đa số đều có đại sứ quán nên khi cần tìm hiểu thông tin về thị trường, các hàng rào kỹ thuật, DN có thể liên hệ với tham tán thương mại để được hỗ trợ.

Đồng Nai là một trong 6 tỉnh, thành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất cả nước. Hiện tỉnh có giao thương với gần 180 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh hơn 60% tập trung ở 5 thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu. Hiện các DN tại Đồng Nai đang tìm hiểu thêm thông tin về thị trường Trung Đông, châu Phi… để mở rộng xuất khẩu sang các khu vực này, bớt lệ thuộc vào một số thị trường lớn.

Thế nhưng, muốn mở rộng xuất khẩu vào quốc gia, vùng lãnh thổ mới, DN phải mất thời gian từ vài tháng đến một năm để nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng, chính sách thuế quan, quy định pháp luật cho từng mặt hàng, các kênh phân phối… Sau đó, DN điều chỉnh kế hoạch sản xuất, sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường hướng đến. Bước đầu DN có thể gặp khó khăn, nhưng về lâu dài đây là giải pháp giúp ổn định sản xuất, kinh doanh và từng bước lớn mạnh.

Khánh Minh

          

Nguồn: https://baodongnai.com.vn/kinh-te/202505/lien-ket-la-chia-khoa-giup-doanh-nghiep-mo-rong-thi-phan-c2603bb/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm