Trang chủNewsThế giớiNga phóng tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt...

Nga phóng tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân mới


Nga phóng tên lửa liên lục địa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân mới - 1

Một vụ thử tên lửa Bulava của Nga (Ảnh: PressTV).

Bộ Quốc phòng Nga ngày 5/11 tuyên bố đã phóng thành công tên lửa liên lục địa (ICBM) Bulava, vốn được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, từ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Imperator Alexander III.

Tên lửa được phóng từ Biển Trắng, khu vực ngoài khơi phía bắc của Nga, và đã bắn trúng mục tiêu cách đó hàng nghìn km trên bán đảo Kamchatka ở vùng Viễn Đông.

Theo thông tin được Bộ Quốc phòng Nga chia sẻ trên nền tảng Telegram, việc phóng tên lửa đạn đạo là bước cuối cùng trong cuộc thử nghiệm vũ khí mới cấp nhà nước. Sau khi quy trình này hoàn tất, Hải quân Nga sẽ ra quyết định tiếp nhận tàu ngầm mới.

Tàu ngầm mang tên lửa chiến lược lớp Borei được trang bị 16 tên lửa Bulava và vũ khí ngư lôi hiện đại.

Tên lửa Bulava dài 12m, có tầm bắn ước tính 8.000km và có thể mang tới 6 đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này được coi là “hòn đá tảng” trong bộ ba hạt nhân của Hải quân Nga.

Bộ Quốc phòng Nga không tiết lộ thời điểm diễn ra cuộc thử nghiệm.

Vụ phóng tên lửa đạn đạo mới được tiến hành trong bối cảnh Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ duy trì sức mạnh răn đe hạt nhân để chống lại mối đe dọa an ninh ngày càng gia tăng. Kể từ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, mối quan hệ giữa Moscow và phương Tây đã xuống đến mức thấp nhất và luôn trong trạng thái đối đầu căng thẳng.

Trước đó, vào tháng 12/2022, hãng thông tấn TASS đưa tin Tổng thống Putin đã tham gia lễ hạ thủy tàu ngầm Imperator Aleksandr III.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết thêm Hải quân nước này hiện sở hữu 3 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc lớp Borei đang hoạt động, một chiếc đang được hoàn thiện tiến trình thử nghiệm và 3 chiếc nữa đang được chế tạo.



Nguồn

Đọc nhiều

Các thế hệ AI phát triển thần tốc trong y học

Cuối thế kỷ 20, được lập trình bởi các kỹ sư máy tính, AI ra đời dựa trên một loạt hướng dẫn (quy tắc) do con người tạo ra, cho phép công nghệ giải quyết các vấn đề cơ bản. LTS: Có rất nhiều ngành công nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dòng công nghệ mới trong thời đại thông tin. Với tác động của tự động hóa, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo...

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Ông Kim Jong-un kêu gọi sư đoàn thiết giáp Triều Tiên sẵn sàng chiến đấu

Lãnh đạo Triều Tiên thị sát một đơn vị xe tăng ở tỉnh miền nam giáp Hàn Quốc và kêu gọi tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ngày 24/3 thăm sư đoàn thiết giáp đầu tiên của nước này được thành lập năm 1948, có trụ sở tại tỉnh Hwanghae Bắc, phía đông nam thủ đô Bình Nhưỡng và có biên giới giáp Hàn Quốc, theo hãng thông tấn nhà nước...

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

Ấn Độ nói về mối quan hệ với Nga, tại sao không chọn Moscow cho nhiệm vụ quốc phòng “tham vọng”?

Ngày 24/3, Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định, Nga là quốc gia mà Ấn Độ luôn có mối quan hệ tích cực và cả hai nước đều hết sức quan tâm đến lợi ích của nhau.