Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam khảo sát hoạt động uỷ thác tại Đức Trọng

(LĐ online) - Ngày 23/5, Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Việt Nam đã tiến hành khảo sát về hoạt động ủy thác tại Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đức Trọng. Đoàn khảo sát do ông Lê Ngọc Khánh - Phó Giám đốc Thường trực NHCSXH Việt Nam làm trưởng đoàn, nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp đang được triển khai.

Báo Lâm ĐồngBáo Lâm Đồng23/05/2025

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Cuộc khảo sát có sự tham gia của lãnh đạo Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, Phòng Giao dịch Đức Trọng, cùng đại diện các Ban Đại diện và một số tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xã, thị trấn.

Nội dung khảo sát tập trung vào việc đánh giá sự phù hợp của các đề xuất sửa đổi liên quan đến hoạt động ủy thác, những khó khăn, thuận lợi trong hoạt động giao dịch tại xã.

Ông Lê Ngọc Khánh – Phó Giám đốc Thường trực NHCSXH Việt Nam, chủ trì hội nghị

Đoàn cũng xem xét việc thực hiện công tác bàn giao sau sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã và việc không tổ chức cấp huyện; đánh giá sự phù hợp, khó khăn khi chuyển đổi tài khoản tiền gửi tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn sang tài khoản thanh toán và sửa đổi nội dung uỷ nhiệm cho Ban Quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Báo cáo với đoàn khảo sát, lãnh đạo Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Đức Trọng cho biết, tính đến ngày 30/4/2025, địa phương này có 60 tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nhận ủy thác, cùng 261 tổ tiết kiệm và vay vốn. Mạng lưới hoạt động của Phòng Giao dịch bao gồm trụ sở chính và 15 điểm giao dịch tại các xã, thị trấn, đảm bảo phủ sóng rộng khắp để phục vụ người dân.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Phần lớn các nội dung mà đoàn khảo sát đề cập đã nhận được sự đồng tình và thống nhất cao từ Ban Đại diện NHCSXH huyện, các tổ tiết kiệm và vay vốn ở xã, thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, về nội dung thực hiện ngân hàng điện tử và không sử dụng tiền mặt trong giao dịch vay, trả lãi, trả gốc, một số tổ tiết kiệm và vay vốn bày tỏ lo ngại.

Bởi lẽ, các thành viên của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, bà con dân tộc thiểu số với điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhiều hộ chưa có điện thoại thông minh. Điều này sẽ gây khó khăn lớn khi thực hiện giao dịch điện tử.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Cũng tại hội nghị, một số kiến nghị đã được đưa ra, như: Kéo dài thời gian kiểm tra món vay mới: Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính mới, đề nghị kéo dài thời gian kiểm tra 100% món vay mới từ 30 ngày lên 60 ngày. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện địa bàn rộng hơn.

Đại biểu nêu ý kiến tại hội nghị

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị và đơn vị hành chính cấp xã, đề nghị duy trì hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn và tiếp tục duy trì mạng lưới điểm giao dịch của NHCSXH như hiện nay để phục vụ người dân thuận lợi; đồng thời, duy trì hoạt động Phòng Giao dịch NHCSXH như hiện tại để phụ trách, quản lý hoạt động tín dụng chính sách, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách đến kịp thời với đối tượng thụ hưởng.

Thông qua cuộc khảo sát này, đoàn công tác sẽ tổng hợp các ý kiến, kiến nghị để trình NHCSXH Việt Nam, từ đó đề ra những quyết sách phù hợp nhất với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp đang được triển khai, đảm bảo hoạt động tín dụng chính sách tiếp tục phát huy hiệu quả, hỗ trợ tối đa cho người dân khó khăn.

Nguồn: https://baolamdong.vn/kinh-te/202505/ngan-hang-chinh-sach-xa-hoi-viet-nam-khao-sat-hoat-dong-uy-thac-tai-duc-trong-fd1031e/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
 Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm