Trang chủNewsNhân quyềnPhật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường


* Triết lý Phật giáo về môi trường

Nhóm nghiên cứu của PGS.TS Lưu Quý Khương và cộng sự đã chỉ ra 2 cơ sở lý luận mà Phật giáo hướng con người sống gần gũi, yêu quý thiên nhiên, phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường hiện nay. Hai cơ sở lý luận đó là thuyết Duyên khởi và Mọi chúng sinh đều bình đẳng.

Thuyết Duyên khởi của Phật giáo cho rằng “Bản chất của các hiện tượng đều có nhân duyên (các điều kiện) của nó. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên tùy vào những điều kiện nhân duyên mà sinh khởi, tồn tại, biến hóa và tiêu diệt mà không phụ thuộc vào ý thức con người. Môi trường tự nhiên chính là nền tảng của mọi tồn tại”. Trong phẩm Bồ đề thuộc kinh Tiểu bộ, Đức Phật nói: “Do cái này có mặt, cái kia hiện hữu. Do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không hiện hữu. Do cái này diệt, cái kia diệt”.

Thuyết “Tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật” cho rằng, không chỉ con người, động vật mà ngay cả cỏ cây, gạch đá cũng có Phật tính. Với tư tưởng này, Phật giáo khẳng định tất cả chúng sinh đều bình đẳng. Và thế giới này không được tạo ra để cho riêng loài người thụ hưởng lợi ích. Không có loài nào sinh ra để phục vụ cho loài khác mà chỉ là do bản năng sinh tồn mà có sự “ăn” lẫn nhau.

Trên cơ sở triết lý trên, Phật giáo đã thực hành một số hoạt động bảo vệ môi trường. Đầu tiên là bảo vệ mạng sống sinh vật. Vì thấu rõ mối tương quan chặt chẽ của muôn loài trên Trái Đất này, Đức Phật đã dạy phải bảo vệ sự sống của muôn loài, không được hủy diệt bất cứ loài nào. Đức Phật khuyên những người Phật tử giữ gìn năm giới, trong đó giới sát sinh là giới đầu tiên. Không chỉ ngừng hành động sát hại động vật khác mà còn thực hiện phóng sinh (thả chim, cá,… bị bắt về lại môi trường tự nhiên).

Vào thời của Đức Phật, bảo vệ môi trường chưa trở thành vấn đề như ngày nay, thế nhưng với sự thông tuệ và lòng từ bi, Ngài đã hướng dẫn con người thực thi nếp sống hài hòa với thiên nhiên. Ngài luôn ca ngợi và xem núi rừng là nơi trú ẩn lý tưởng cho những vị xuất gia hành đạo.

23102023-pg-bvmt.jpg
Triết lý Phật giáo hướng con người đến lối sống hài hòa với thiên nhiên (ảnh minh họa)

Theo quan điểm Phật giáo, sự hủy hoại môi sinh, ô nhiễm môi trường là hậu quả của sự tham lam, muốn hưởng lợi bằng cách khai thác thiên nhiên quá mức. Vì vậy, để tiết chế những ham muốn không cần thiết, trong Đại Tạng kinh, Trung bộ II, Đức Phật đã thực hiện và khuyên dạy 5 pháp khiến cho chúng đệ tử phải tôn trọng và nương vào để tu tập. Năm pháp ấy là: “Ăn ít, biết đủ loại y; Biết đủ món ăn; Biết đủ với bất cứ sàng tọa; Sống viễn ly”. Cũng có nghĩa là Đức Phật dạy chúng đệ tử pháp “thiểu dục và tri túc”, để không hại mình mà còn lợi ích cho chúng sinh.

Đức Phật có rất nhiều lời dạy liên quan đến việc trồng cây bảo vệ môi trường. Trong kinh Tăng chi bộ, Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn Trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cảmọi người và cho cả bản thân ta”. Hoặc trong một đoạn kinh khác dạy rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội”.

* Phật giáo Đà Nẵng tích cực bảo vệ môi trường

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát một số hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng tôn giáo ở Đà Nẵng và xác định một số điểm nhấn, đặc biệt khi thực hiện Chương trình bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 – 2020.

23102023-chua-quan-am.jpg
Khung cảnh xanh mát ở chùa Quan Thế Âm – Ngũ Hành Sơn (ảnh minh họa)

Theo ghi nhận, nhiều ngôi chùa của thành phố hiện nay còn giữ được cảnh quan thiên nhiên như chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, chùa Quán Thế Âm…

Ngũ Hành Sơn là nơi danh lam thắng cảnh, trong hiện tại được xếp vào di tích quốc gia cấp đặc biệt. Từ ngàn xưa, các chùa hình thành trên Ngũ Hành Sơn rất nhiều, hòa quyện với thiên nhiên – cảnh trí đặc thù của Ngũ Hành Sơn… Và hiện nay phát triển du lịch rất mạnh cho nên chính quyền phối hợp với Mặt trận cùng với chùa luôn luôn ý thức vấn đề bảo vệ môi trường. Chùa luôn luôn tạo cảnh quan cây xanh, hoa, cây ăn trái, và phóng sinh những loài chim để cho nó ở trên núi cho có tiếng hót với thiên nhiên

Tại chùa Linh Ứng, hằng năm, chùa có kí kết với Hạt kiểm lâm cam kết không để cháy rừng quanh khu vực của chùa. Chùa cũng khuyên Phật tử không được đốt vàng mã và không nên thắp hương nhiều tránh gây cháy rừng. Trong khuôn viên chùa có những bảng khuyến cáo không được xả rác bừa bãi.

23102023-khi-o-chua-linh-ung.jpg
Khỉ sinh sống ở chùa Linh Ứng (ảnh minh họa)

Không chỉ riêng chùa Linh Ứng – Bãi Bụt mà các tự viện Phật giáo khác trong thành phố, cũng vận động Phật tử hạn chế việc đốt hương, đèn, vàng mã, đồng thời thường xuyên dọn dẹp vệ sinh trong khuôn viên cơ sở và các khu vực lân cận nơi thờ tự. Chùa Bàu Sen, quận Cẩm Lệ, đã tổ chức mô hình “Đạo hữu Chùa Bàu Sen vì môi trường xanh – sạch – đẹp”.

Theo nhóm nghiên cứu, Đức Phật là một nhà tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất. Sống theo Đức Phật là sống tỉnh giác và sống yêu thương muôn loài, yêu thiên nhiên, môi trường. Những người con Phật đã áp dụng những lời Phật dạy vào đời sống hằng ngày tạo nên nếp sống lành mạnh và thân thiện với môi trường.

Nhóm đã tiến hành khảo sát về những hoạt động bảo vệ môi trường của các Phật tử đã làm theo giáo lý nhà Phật. Trong đó, phổ biến nhất là bảo vệ mạng sống của các loài động vật lớn với 53 lựợt chọn (84%). Tiếp theo là sống hài hòa với thiên nhiên và trồng cây xanh lần lượt là 81% và 79%. Đứng thứ 3 là ăn chay ít nhất 2 ngày/tháng hoặc trường chay với 47 lượt chọn (75%). Những lựa chọn khác lần lượt là tri túc thiểu dục (67%), tham gia dọn dẹp vệ sinh nơi cư trú vào mỗi sáng Chủ nhật (62%) và tham gia thu gom rác thải ở bãi biển (48%).

Qua phân tích hình trên, có thể thấy đa số Phật tử ý thức việc bảo vệ môi trường và hình thành một lối sống thân thiện với môi trường.

Để những giá trị đạo đức Phật giáo đến được người dân nói chung và Phật tử nói riêng, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Đà Nẵng đã chú trọng đến công tác tuyên truyền để những lời dạy của Đức Phật được các hàng đệ tử thấu hiểu mà hành động theo thông qua hình thức cổ truyền (truyền miệng, sách, báo…) lẫn hình thức hiện đại (internet…).

Ngày nay, truyền thông kỹ thuật số là một phương pháp hữu hiệu. Do đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Đà Nẵng đã xây dựng cổng thông tin điện tử cùng fanpage Facebook do Ban Truyền thông Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Đà Nẵng đảm trách. Bảo vệ môi trường cũng là một trong những nội dung được đề cập đến trong hai công cụ này.

Bên cạnh đó, các chùa còn tổ chức các khóa tu để hướng dẫn Phật tử tu tập, sinh hoạt theo giáo lý cũng như giới luật của Phật giáo, đúng với tinh thần nhập thế mà đức Phật muốn truyền tải. Trong các buổi thuyết pháp các vị Giảng sư đều đề cập đến các vấn đề ngũ giới, ăn chay, nhân quả, nghiệp báo, từ-bi-hỷ-xả (tứ vô lượng tâm) … những vấn đề gần gũi mà bất kì người nào đều có thể nghe, hiểu và làm theo được. Đó là thế mạnh của nền giáo dục Phật giáo Việt Nam nói chung.



Nguồn

Cùng chủ đề

Tuổi trẻ Thủ đô và chuỗi hoạt động ý nghĩa trong Tháng thanh niên

Cùng với những hoạt động phát huy hiệu quả thời gian qua, hoạt động của tuổi trẻ Thủ đô ngày càng sáng tạo với những mô hình mới. Đáng chú ý là hoạt động tình nguyện tham gia xây dựng văn minh đô thị được các cấp bộ Đoàn quan tâm triển khai thực hiện sâu rộng, hiệu quả. Theo Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hà Nội...

Sáng tạo các mô hình tự quản bảo vệ môi trường

Năm 2016, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh đã ký kết Chương trình phối hợp “Phát...

Quy hoạch phát triển lâm nghiệp gắn với bảo vệ môi trường

Trước đó, ngày 1/4/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 523 phê duyệt “Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Chiến lược đặt mục...

Đẩy lùi rác thải nhựa, bảo vệ môi trường sống xanh

Tại huyện Chiêm Hóa, qua triển khai thực hiện phong trào đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân đối với việc tự phân loại rác thải, giảm tải và hạn chế...

TP.HCM triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020: Đảm bảo thông suốt

Đặc biệt, từ nay đến 2025, hướng tới 2030, TP.HCM xác định là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với việc đầu tư trọng tâm cho các công tác quản lý đã được quy định trong Luật.Chủ động tháo gỡ vướng mắcNgày 17/11/2021, UBND TP.HCM...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cầu Rạch Miễu 2; khẩn trương bố trí vốn cho tuyến đê biển trọng yếu

*Khảo sát địa điểm dự kiến quy hoạch xây dựng cảng biển và khu phục hồi diện tích biển Gò Công, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh ý tưởng mở rộng không gian phát triển này; yêu cầu tỉnh Tiền Giang phối hợp với các...

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ hai cố Thủ tướng và Anh hùng dân tộc Trương Định

*Chiều cùng ngày, trong chương trình công tác tại tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng và đoàn công tác đã đến dâng hương, bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công đức của Anh hùng dân tộc, Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định - một trong...

Tháo gỡ 3 nút thắt để Đắk Nông phát triển bứt phá

Mảnh đất giàu tiềm năng và 3 nút thắtDù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Đắk Nông có nhiều tiềm năng để phát triển bứt phá nếu giải quyết được những nút thắt về: Kết nối giao thông với vùng Đông Nam Bộ, chỉ tiêu...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Vinh danh những cống hiến của người giữ rừng tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin

Lần đầu tiên Trung tâm Hành động vì Động vật Hoang dã Việt Nam (WildAct) với sự đồng hành của Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) và Ban quản lý Vườn quốc gia Chư Yang Sin tổ chức thành công giải thưởng "Người giữ rừng Chư Yang Sin'.

Phụ nữ tham chính để nhiều vấn đề quan trọng không bị lãng quên…

Chia sẻ với báo chí về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ, Đại sứ Hilde Solbakken đã kể về câu chuyện của Na Uy và những trải nghiệm cá nhân khi là một nữ cán bộ ngoại giao.

Coi trọng đảm bảo các quyền con người trong công tác công an

Ý thức được ý nghĩa của cơ chế UPR, Bộ Công an luôn coi trọng quá trình thực hiện các khuyến nghị nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.

Tinh vi các thủ đoạn lừa đảo việc làm trực tuyến, nhiều người có trình độ cao cũng là nạn nhân

Nạn mua bán người đang diễn biến ngày một phức tạp. Trong đó, hình thức lừa đảo việc làm trực tuyến được các chuyên gia đặc biệt cảnh báo.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia hạnh phúc, định hình lực lượng lao động tương lai của Việt Nam

Mô hình phúc lợi xã hội và quản trị lao động của các nước Bắc Âu có thể truyền cảm hứng cho các chiến lược phát triển thị trường lao động Việt Nam.

Mới nhất

Nga điều tiêm kích chặn oanh tạc cơ Mỹ

Tiêm kích MiG-31 Nga xuất kích chặn hai oanh tạc cơ B-1B của Mỹ trên biển Barents, buộc máy bay của Washington quay đầu. "Ngày 24/3, Nga phát hiện một nhóm mục tiêu trên biển Barents hướng về biên giới Liên bang Nga. Tiêm kích MiG-31 thuộc lực lượng phòng không phản ứng nhanh đã xuất kích để nhận...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm ngày 24/3 cảnh báo Manila cần chấm dứt các hành vi "vi phạm và khiêu khích' gần Bãi Cỏ Mây ở Biển Đông.

Ngộ độc cơm gà ở Nha Trang: Cấp nhiều dữ liệu cho công an, kiểm tra camera quán

Theo ông Trịnh Ngọc Hiệp - phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, cơ quan chuyên môn của sở đã cung cấp cho cơ quan điều tra số liệu, thông tin các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân."Sở cũng sẽ phối hợp...

Mới nhất