Kim Oanh
Phát triển biên giới đất liền Việt Nam – Lào với 46 cửa khẩu
Theo quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó mở, nâng cấp 06 cửa khẩu quốc tế, 08 cửa khẩu chính và 11 cửa khẩu phụ. Dự kiến đến năm 2030, tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 46 cửa khẩu, trong đó có 15 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 21 cửa khẩu phụ. Hướng đến năm 2050 mở, nâng cấp 06 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 02 cửa khẩu phụ. Dự kiến, trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào có 49 cửa khẩu, trong đó có 21 cửa khẩu quốc tế, 15 cửa khẩu chính và 13 cửa khẩu phụ.
Định hướng đầu tư, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động cửa khẩu. Từng bước hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối cửa khẩu với nội địa, kết nối với cửa khẩu bên kia biên giới và giao thông trong khu vực cửa khẩu đạt tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn như quy định tại Nghị định số 34/2023/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Khi xây dựng quy hoạch khu vực cửa khẩu cần bố trí khu vực nhà làm việc liên hợp của các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu, khu vực dành cho kho, bãi phục vụ công tác tập kết, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới; bố trí vị trí đất trong khu vực cửa khẩu để đảm bảo điều kiện về kiểm tra, giám sát hải quan như địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu tại cửa khẩu để đáp ứng công tác quản lý nhà nước về hải quan và đảm bảo thuận lợi thương mại; bố trí các vị trí lắp đặt trang thiết bị của cơ quan xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch tại khu vực cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện xuất nhập cảnh và thực hiện phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận.
Trang thiết bị tại các cửa khẩu cần được nâng cấp đồng bộ, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý cửa khẩu, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, thông thoáng, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, các chính sách xã hội khác... để các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu kinh tế cửa khẩu, các chợ biên giới, trung tâm thương mại, tạo điều kiện gắn kết giữa các doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động thương mại, giao lưu kinh tế. Giải pháp quan trọng để giải quyết nhu cầu vốn đầu tư là đẩy mạnh huy động các nguồn lực, đặc biệt phải huy động nội lực đầu tư của khối tư nhân (chủ yếu thông qua các dự án theo hình thức đối tác công tư). Theo đó, khuyến khích các doanh nghiệp tự đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chuẩn bị các điều kiện để có thể phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ khối tư nhân trong cả nước. Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực cửa khẩu; tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác kêu gọi hỗ trợ đầu tư. Nguồn vốn trung ương tập trung đầu tư cho việc nâng cấp hai loại hình cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính, đầu tư xây dựng các công trình chưa hoàn thành; nâng cấp đường giao thông dẫn đến khu vực cửa khẩu khi có đủ nguồn vốn. Thu hút thành công và bền vững sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp Việt Nam và Lào, cũng như cộng đồng xã hội vào các hạng mục đầu tư nhằm phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới; đẩy mạnh các hình thức huy động vốn theo phương thức xã hội hoá như thu hút vốn từ nguồn ODA, hợp tác công tư, đặc biệt thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào cơ sở hạ tầng tại các khu kinh tế cửa khẩu; ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện tốt công tác tuyển dụng và bồi dưỡng lao động; sau khi tuyển dụng được lao động cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn qua từng giai đoạn để đáp ứng công việc được giao, phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm soát cửa khẩu có trình độ chuyên môn cao; sức khỏe đảm bảo; nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ cửa khẩu nhằm làm tốt công tác thủ tục và xử lý các tình huống khi làm việc với khách nước ngoài; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác cửa khẩu và đối ngoại cho các cán bộ thực hiện nhiệm vụ tại cửa khẩu.
Cùng chuyên mục
Hà Giang - vẻ đẹp níu chân người
Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Đi theo bóng mặt trời
Đến Sapa đắm chìm trong thế giới hoa hồng
Bình luận (0)