Nhiều cơ hội hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam, ASEAN và các nước
Các quốc gia thành viên ASEAN đã xây dựng Bộ tiêu chuẩn du lịch ASEAN để chuẩn hóa dịch vụ du lịch, xác định khung tiêu chí chung, từ đó, các nước trong khu vực thống nhất thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, xây dựng ASEAN trở thành một điểm đến chất lượng. Theo đó, các doanh nghiệp dịch vụ du lịch cần đáp ứng 8 tiêu chuẩn như: khách sạn xanh, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch bền vững, địa điểm tổ chức MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của công ty cho nhân viên, đối tác), thành phố du lịch sạch, nhà vệ sinh công cộng và dịch vụ. Với chiến lược phát triển du lịch ASEAN thì vấn đề năng lực cạnh tranh được nêu là yếu tố then chốt nhằm thu hút khách du lịch đến ASEAN, bao gồm các yếu tố: marketing, phát triển sản phẩm, đầu tư, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nguồn nhân lực, kết nối và cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại có thể coi là điểm đột phá, khác biệt. Cùng với phát triển theo hướng bền vững, có trách nhiệm, toàn Về cơ chế triển khai Chiến lược được xác định rõ ràng thông qua ủy ban năng lực cạnh tranh, Ủy ban Phát triển bền vững và toàn diện, Ủy ban Đánh giá, Giám sát và Khai thác các nguồn lực và Ủy ban Giám sát nghề du lịch. Bên cạnh đó có các bên đối thoại, các cơ quan chức năng của ASEAN, Hiệp hội Du lịch ASEAN và các đối tác khác. Từng chương trình hành động đều có lộ trình rõ ràng để các ủy ban có thể hoạch định hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn, hướng đến mục tiêu đặt ra.Ảnh minh họa.
Những năm qua, loại hình du lịch gắn với lễ hội đã từng bước phát triển ở nhiều nước Ðông Nam Á. Cách thức tổ chức lễ hội ngày càng được đổi mới, chuyên nghiệp hóa với nhiều hoạt động thu hút du khách. Không ít lễ hội đã trở thành thương hiệu quốc gia, thu hút đông đảo khách tham gia từ khắp nơi trên thế giới. Cùng các mục tiêu đề ra được định lượng cụ thể, đặc biệt là các chỉ tiêu về đóng góp kinh tế và việc làm, là cơ sở đánh giá kết quả các hoạt động và đóng góp của ngành, từ đó nâng cao vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của Cộng đồng ASEAN nói chung và đối với từng nước nói riêng. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam với tầm nhìn đến năm 2030 đã thể hiện các nội dung tại Chiến lược phát triển du lịch ASEAN đặc biệt là marketing, phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực, đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ,ngành, địa phương nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực đầu tư, kết nối và cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại. Đối với du lịch Việt Nam, ASEAN là một trong những thị trường, đối tác quan trọng nhất. Đồng thời, hợp tác đa phương trong khuôn khổ ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế về du lịch của Việt NamHương Giang
Bình luận (0)