Chiều 2/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ VHTT&DL theo chương trình của Nhóm 3 (Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc 40 năm đổi mới) trong lĩnh vực văn hóa - xã hội và con người.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ VHTT&DL.
Còn khoảng cách và độ trễ giữa nhận thức, tư duy và thực tiễn trong phát triển văn hóa và xây dựng con người
Theo báo cáo của Bộ VHTT&DL, sau gần 40 năm Đổi mới, các chủ trương, đường lối của Đảng về xây và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong cả lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch đã được cụ thể hóa trong các chính sách, pháp luật của Nhà nước, được ghi rõ trong Hiến pháp.
Việc triển khai thực hiện trong thực tiễn cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, nhận thức về văn hóa ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn trên các lĩnh vực, các loại hình. Các sản phẩm văn hóa ngày càng đa dạng phong phú. Sự khởi sắc trong sáng tạo văn học, nghệ thuật, truyền thông đại chúng, đáp ứng yêu cầu mới, nhiều mặt của xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát triển.
Công nghiệp văn hóa và thị trường văn hóa có bước khởi sắc. Giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế có bước phát triển mới. Xây dựng con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.
Việc đấu tranh, phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây tác hại đến văn hóa, lối sống được chú trọng. Nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng đời sống văn hóa và sự tăng cường các thiết chế văn hóa cơ sở, thể thao, đẩy mạnh phong trào rèn luyện, giáo dục thể chất, tập luyện và các hoạt động thể dục, thể thao... lan tỏa vào đời sống xã hội, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của con người, xã hội phong phú, đa dạng hơn...
Phó Thủ tướng cho rằng cần xác định rõ những giá trị văn hóa mang tính trường tồn, hội tụ đầy đủ bản sắc dân tộc, cũng như những giá trị văn hóa cần thiết cho tương lai.
Bên cạnh những kết quả khả quan và tích cực, quá trình phát triển văn hóa và con người Việt Nam trong gần 40 năm qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Trong đó, công tác thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng chưa theo kịp yêu cầu, chưa đồng bộ và hiệu lực, hiệu quả thực thi còn thấp. Thiếu giải pháp đưa hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam vào thực tiễn cuộc sống. Môi trường văn hóa có nơi chưa lành mạnh, có mặt xuống cấp...
Theo Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng, các hạn chế này cho thấy vẫn còn khoảng cách và độ trễ giữa nhận thức, tư duy và thực tiễn trong phát triển văn hóa và xây dựng con người ở nước ta. Để tổng kết toàn diện về quá trình phát triển văn hóa và con người trong thời gian qua, đặc biệt để có cơ sở cho những điều chỉnh cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trên cơ sở đánh giá chung về đường lối phát triển văn hóa, xây dựng nhân cách con người Việt Nam, dự báo bối cảnh mới trong nước, quốc tế và nước, Bộ VHTT&DL đã mạnh dạn đề các quan điểm mới và các định hướng giải pháp, kiến nghị giải quyết các vấn đề văn hóa và xây dựng con người Việt Nam trong bối cảnh mới, nhất là những khâu đột phá trong thể chế, chính sách, nguồn lực, quy hoạch, nhân lực, đổi mới sáng tạo...
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng phát biểu tại cuộc làm việc.
Xác định rõ những giá trị văn hóa mang tính trường tồn
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, lĩnh vực văn hóa, xã hội, con người có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau trong đời sống xã hội. Vì vậy, chúng ta cần tổng kết thực tiễn, sử dụng phương pháp luận khoa học, kết quả nghiên cứu đã có để định hình, hoàn thiện tư duy, lý luận mới, đột phá về văn hóa.
Qua từng dấu mốc, giai đoạn lịch sử của đất nước và thế giới, hệ thống tư duy, lý luận, quan điểm của Đảng về văn hóa đã có sự phát triển, đổi mới, mang đặc trưng riêng trong mối quan hệ hết sức chặt chẽ đối với mô hình kinh tế.
"Văn hóa không chỉ là nền tảng tinh thần mà gắn với mỗi công trình kiến trúc, di sản vật thể, phi vật thể phản ánh đời sống kinh tế, hình thái xã hội của một thời kỳ, không gian lịch sử cụ thể", Phó Thủ tướng nói và cho rằng cần xác định rõ những giá trị văn hóa mang tính trường tồn, hội tụ đầy đủ bản sắc dân tộc, cũng như những giá trị văn hóa cần thiết cho tương lai, trong một thế giới đang thay đổi mô hình phát triển sang kinh tế tri thức, không dựa vào tài nguyên thiên nhiên. "Quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số không thể thiếu yếu tố văn hóa".
Phân tích sâu quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến yêu cầu xây dựng quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức để bảo vệ giá trị con người, xã hội trước những thách thức trên môi trường số.
Nguồn
Bình luận (0)