Hoàng hôn (Ảnh: Ngô Đức Mích). |
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn có hiệu lực từ 01/7/2025 cùng với hệ thống nghị định của Chính phủ ban hành với các nguyên tắc cơ bản: Bảo đảm việc không ảnh hưởng đến điều ước, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tuân thủ sự thống nhất xuyên suốt của luật; đảm bảo nguồn lực thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn từ ngân sách nhà nước; đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dân; đảm bảo việc phân cấp, phân định rõ thẩm quyền giữa trung ương và địa phương; Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ giữ vai trò vĩ mô, kiến tạo, kiểm tra, giám sát; địa phương chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; phân quyền, phân cấp, phân định rõ thẩm quyền hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và chủ tịch ủy ban nhân dân; đảm bảo sự đồng bộ, lưu thông thúc đẩy sự hoạt động hiệu quả của hệ thống.
Nhằm giảm sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật liên quan (Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, luật bảo vệ môi trường…), đơn giản hóa quy trình phê duyệt, thúc đẩy sự phát triển, đặc biệt giải quyết bất cập trong quản lý không gian, nâng cao chất lượng quy hoạch, bảo vệ cảnh quan môi trường, tích hợp đồng bộ quy hoạch, tăng cường vai trò cộng đồng, thúc đẩy công nghệ trong quản lý quy hoạch, ngày 26/11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn Luật số 47/2024/QH15. Luật này quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn, quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2015.
Từ ngày 01/7/2025, thực hiện chủ chương tinh giảm bộ máy, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước chính quyền địa phương được tổ chức làm 02 cấp: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp cơ sở (xã, phường, đặc khu). Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được Quốc hội thông qua 2024 cũng có hiệu lực từ 01/7/2025 thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và thay thế các nội dung về quy hoạch xây dựng của Luật Xây dựng 2014 được Quốc hội thông qua 2024. Tuy nhiên, cấu trúc tổ chức chính quyền địa phương điều chỉnh tác động đến Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn vừa có hiệu lực. Trong quá trình áp dụng, để đảm bảo phù hợp thực tiễn, ngày 12/6/2025 Chính phủ đã ban hành Nghị định 145/2025/NĐ-CP với những quy định cụ thể:
Về những khái niệm: Các khái niệm trong Luật quy hoạch đô thị và nông thôn khi thực hiện chính quyền 02 cấp được hiểu như sau: Khái niệm Đô thị thuộc tỉnh gồm: Thành phố thuộc tỉnh (ví dụ: Thành phố Thái Nguyên), thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (ví dụ: Thành phố Thủ Đức), thị xã (ví dụ: Thị xã Sơn Tây), đô thị mới (ví dụ: Đô thị mới Cù Vân). Khái niệm Quy hoạch chung đô thị thuộc tỉnh gồm: Quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh (ví dụ: Thành phố Phổ Yên), thành phố trực thuộc Trung ương (ví dụ: thành phố Hải Dương); các quy hoạch chung thị xã; quy hoạch đô thị mới dự kiến trở thành thị xã, dự kiến trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khái niệm Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được hiểu là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp xã. Khái niệm Nông thôn gồm huyện, xã hiện tại. Khái niệm Ủy ban nhân dân cấp xã là cấp cơ sở trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Khái niệm Đô thị thuộc tỉnh gồm thành phố, thị xã hiện tại.
Quảng trường Võ Nguyên Giáp. |
Về việc tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch, lập điều chỉnh cục bộ, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch đô thị & nông thôn: Các trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện theo Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn nay giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện, gồm: Lập nhiệm vụ quy hoạch, lập điều chỉnh cục bộ, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch các đồ án nằm trong địa giới hành chính của xã. Trường hợp lập nhiệm vụ quy hoạch, thẩm định nhiệm vụ quy hoạch các đồ án thuộc địa giới hành chính của 2 xã trở lên do Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện.
Về việc tổ chức thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch đô thị nông thôn: Cơ quan chuyên môn quản lý đô thị nông thôn của Ủy ban nhân dân xã tổ chức thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch đô thị và nông thôn có phạm vi địa giới hành chính của xã. Cơ quan chuyên môn quản lý đô thị nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và quy hoạch đô thị và nông thôn các quy hoạch có phạm vi 02 xã trở lên.
Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị nông thôn: Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn các quy hoạch trong địa giới hành chính tự nhiên 01 xã. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn các quy hoạch có phạm vy liên quan đến địa giới hành chính của 02 xã trở lên. Việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị và nông thôn do Ủy ban nhân dân xã thực hiện.
Về việc phân cấp ủy quyền: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện phê duyệt và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền thẩm định nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị nông thôn cho cơ quan chuyên môn cấp xã căn cứ theo tính chất, phạm vy, quy mô, nhu cầu đầu tư, yêu cầu quản lý phát triển, sự phù hợp và khả năng thực hiện của cấp cơ sở.
Về trình tự, thủ tục thực hiện phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, quy hoạch đô thị và nông thôn được thực hiện theo quy định của Luật về quy hoạch đô thị và nông thôn.
Về trách nhiệm trong tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn: Ủy ban nhân dân xã lưu giữ hồ sơ cắm mốc, cung cấp tài liệu liên quan đến cắm mốc cho tổ chức cá nhân có yêu cầu. Ủy ban nhân dân xã cung cấp thông tin quy hoạch đô thị và nông thôn các quy hoạch đã được phê duyệt cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu. Trình tự, thủ tục thực hiện công tác lưu giữ, cung cấp quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Phố đi bộ Sông Cầu. |
Về một số vấn đề khác về quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về xây dựng: Về cấp phép xây dựng: Do Ủy ban nhân dân xã thực hiện, việc chấp thuận địa điểm, quy mô xây dựng và thời gian tồn tại công trình tạm do Ủy ban nhân dân xã thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định trình tự. Các nhiệm vụ về quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố (thuộc tỉnh) nay do Ủy ban nhân dân xã thực hiện. Các nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn (phòng quản lý đô thị, phòng kinh tế hạ tầng… ) thuộc Ủy ban nhân dân huyện nay do cơ quan quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân xã thực hiện.
Ủy ban nhân dân xã thực hiện sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp thực hiện việc: Chấp thuận vị trí, hướng tuyến, tổng mặt bằng của dự án đầu tư (không yêu cầu quy hoạch xây dựng); thẩm định dự án, thiết kế các dự án và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn xã. Công tác thực hiện kiểm tra nghiệm thu quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì cho các công trình xây dựng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân xã thực hiện theo phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phá dỡ công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật liên quan, quyết định cưỡng chế phá dỡ và tổ chức phá dỡ công trình các trường hợp chủ đầu tư, chủ sở hữu không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Chủ trương thực hiện chính quyền địa phương 02 cấp đang được triển khai thực hiện bắt đầu từ 01/7/2025, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn có hiệu lực đáp ứng mục tiêu quản lý và phát triển. Nghị định 145/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 với nội dung đảm bảo khả thi sự phù hợp và có hiệu lực đến 01/3/2027 cùng hệ thống văn bản liên quan của Chính phủ là công cụ để lập triển khai và quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn đến khi Luật Quy hoạch đô thị & nông thôn được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực thi hành. Bước vào giai đoạn phát triển mới với động lực của cấu trúc mô hình quản trị mới, vùng đô thị và nông thôn với cơ hội tiềm năng cùng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển
Nguồn: https://baothainguyen.vn/van-nghe-thai-nguyen/202507/quan-ly-viec-kien-tao-khong-gian-do-thi-nong-thon-khi-to-chuc-chinh-quyen-dia-phuong-2-cap-2cc1ed6/
Bình luận (0)