Trang chủNewsThời sựQuốc hội nghe tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Quốc hội nghe tờ trình dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Chiều 21/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực.

Phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, việc xây dựng dự án Luật Điện lực để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền.

1111111.jpg
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Điện lực (sửa đổi)

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, Chính phủ đã trình Quốc hội đề nghị xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn bao gồm: Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực; Quản lý hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường; Quản lý, vận hành hệ thống điện, chú trọng khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm, tăng cường thực hiện giải pháp quản lý nhu cầu điện và điều chỉnh phụ tải điện; An toàn sử dụng điện sau công tơ và bảo đảm an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong giai đoạn xây dựng và vận hành công trình thủy điện.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Dự thảo Luật kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện, bảo vệ công trình điện lực và an toàn điện, bỏ 4 điều, gộp 4 điều vào các điều khác. Bổ sung 68 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí, dự án nguồn điện đầu tư theo phương thức đối tác công tư áp dụng loại hơp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao, các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới với điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp, cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các thành phần kinh tế, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần v.v…

Về Phạm vi điều chỉnh, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh, giá điện, hoạt động mua bán điện; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện lực; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực.

Vấn đề phân cấp, phân quyền và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Dự thảo Luật được xây dựng theo hướng phân định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương trong việc xây dựng chính sách, quản lý ngành điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Về thủ tục hành chính (TTHC), đã bãi bỏ 19 TTHC, sửa đổi, bổ sung 1 TTHC; 29 TTHC mới; giữ nguyên 4 TTHC. Tất cả các TTHC phát sinh đã được đánh giá tác động tại Bản đánh giá TTHC kèm theo trong hồ sơ dự án Luật.

3333.jpg
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị, trước yêu cầu thể hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn nhằm khắc phục triệt để các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Điện lực năm 2004 để xây dựng thị trường điện cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, bảo đảm an ninh cung cấp điện, an ninh quốc gia, đáp ứng nhu cầu về điện cho phát triển kinh tế – xã hội, phục vụ Nhân dân đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần sớm hoàn thiện và ban hành Luật Điện lực (sửa đổi) sớm nhất có thể để triển khai trong thực tiễn. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật này theo quy trình 1 kỳ họp (cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV).

Tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi)

Báo cáo thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Điện lực (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8. Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp thêm thông tin, bổ sung tài liệu có liên quan; tiếp tục rà soát dự thảo Luật để bảo đảm phù hợp với 6 chính sách đã được thông qua; nghiên cứu thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Đối với cơ chế xử lý đối với các dự án nguồn điện chậm tiến độ (Điều 17), ông Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban nhận thấy, các nội dung quy định tại Điều 17 dự thảo Luật nằm ngoài nội dung của chính sách về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực, đề nghị giải trình, làm rõ sự cần thiết đưa quy định về xử lý các dự án chậm tiến độ vào Luật này hay nên quy định tại các nghị quyết chuyên biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành để xử lý các tình huống cụ thể. Bên cạnh đó, đề nghị giải trình rõ việc bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật về đầu tư đối với các cơ chế xử lý đối với các dự án này.

Về đầu tư xây dựng dự án, công trình điện lực (từ Điều 18 đến Điều 23, Mục 2), Ủy ban nhận thấy, việc xác định thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo cấp điện áp, thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công khẩn được quy định trong dự thảo Luật sẽ dẫn tới không thống nhất ngay trong dự thảo Luật và giữa dự thảo Luật với Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công. Do đó, đề nghị nghiên cứu, làm rõ và cân nhắc tính hợp lý của quy định trên bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của các quy định về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án điện lực.

22222222.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực

Đối với quy định về điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới (từ Điều 31 đến Điều 37, Mục 1), Ủy ban đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân bổ các nguồn lực cho năng lượng tái tạo góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đặc biệt, cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ môi trường, xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng. Việc khảo sát và phát triển năng lượng cần được điều chỉnh để đảm bảo tính đồng bộ với các luật liên quan. Các dự án tự sản, tự tiêu năng lượng tái tạo cần quy định rõ ràng về quy mô và thủ tục đăng ký. Ngoài ra, việc nâng cấp thiết bị và tháo dỡ dự án cũng cần quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

Về quy định về phát triển điện gió ngoài khơi (từ Điều 38 đến Điều 46, Mục 2), ông Lê Quang Huy đề nghị đánh giá kỹ tác động và bổ sung quy định rõ trách nhiệm trong phát triển điện gió ngoài khơi, đặc biệt là điều kiện chuyển nhượng dự án để đảm bảo tính thống nhất pháp luật, vì đây là lĩnh vực mới, liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền. Đồng thời, cần có quy định minh bạch về điện gió gần bờ và trên bờ. Có ý kiến đề nghị chỉ luật hóa các cơ chế, chính sách đối với điện gió ngoài khơi sau khi kiểm nghiệm thực tế và bảo đảm tính khả thi; quy định rõ thẩm quyền phê duyệt dự án theo Luật Đầu tư và trách nhiệm của các địa phương, bộ, ngành liên quan.

Đối với hoạt động mua bán điện theo hướng thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh minh bạch, công bằng, hiệu quả và giá điện theo cơ chế thị trường (từ Điều 60 đến Điều 88, Chương V), Ủy ban nhận thấy quy định tại khoản 2 Điều 61 về thị trường điện cạnh tranh là chưa rõ ràng, đề nghị rà soát để bảo đảm cụ thể, thống nhất; chưa có quy định về “thị trường điện kỳ hạn” và “hợp đồng điện giao ngay”, cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Thương mại. Đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Về thời điểm thông qua dự án Luật Điện lực (sửa đổi), đa số thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và một số Ủy ban của Quốc hội thấy rằng nếu trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) theo quy trình một kỳ họp vào Kỳ họp thứ 8 theo đề nghị của Chính phủ là mục tiêu rất thách thức vì không đủ thời gian cần thiết để hoàn thiện, bảo đảm yêu cầu chất lượng, đáp ứng mục tiêu xây dựng Luật; phạm vi sửa đổi tổng thể, toàn diện bao gồm 6 nhóm chính sách, thể hiện trong 130 điều, nội dung phức tạp, chuyên môn sâu, phạm vi tác động rộng khắp, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, đề nghị thông qua Luật tại 2 kỳ họp. Theo đó, sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/quoc-hoi-nghe-to-trinh-va-bao-cao-tham-tra-du-an-luat-dien-luc-sua-doi-381919.html

Cùng chủ đề

Đà Nẵng: Kiến nghị sớm hoàn thiện, đưa khu công viên phần mềm số 2 vào hoạt động

DNVN - Tại kỳ họp thứ 21 của HĐND TP Đà Nẵng khai mạc ngày 11/12, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP kiến nghị cần khẩn trương hoàn thành dự án để sớm đưa hạ tầng khu công viên phần mềm (CVPM) số 2 vào hoạt động. ...

Tinh gọn bộ máy: Cần có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy cần phải có những chế độ, chính sách mang tính cách mạng nhằm ổn định đời sống của các nhân sự dôi dư; đồng thời duy trì và thu hút những người có năng lực vào bộ máy nhà nước, tránh chảy máu chất xám. Một trong những bài toán khó và cũng là vấn đề nhiều cán bộ, công chức, viên chức quan tâm khi thực hiện tinh gọn bộ máy là...

Hàn Quốc thông qua nghị quyết bắt giữ Tổng thống và loạt quan chức cấp cao

(CLO) Ngày 10/12, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết yêu cầu bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol và 7 quan chức khác. Nghị quyết này đã được thông qua với tỷ lệ 191 phiếu thuận, 94 phiếu chống và 3 phiếu trắng. ...

Tháng 2/2025, Quốc hội sẽ họp bất thường, sửa một số luật để tinh gọn bộ máy

Theo Chủ tịch Quốc hội, dự kiến đến cuối tháng 2/2025, Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa đổi một số điều các luật liên quan tới tinh gọn bộ máy, sắp xếp tổ chức của hệ thống chính trị. ...

“Tinh gọn bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội”

Những nhiệm kì gần đây, bộ máy, biên chế của Quốc hội tăng chủ yếu ở đội ngũ cán bộ công chức viên chức tham mưu, giúp việc ở Văn phòng Quốc hội và Ban thư ký giúp việc Tổng thư ký Quốc hội. Do đó, cần tập trung tinh gọn đội ngũ này. Tuần Việt Nam giới thiệu tiếp phần 2 cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Phúc, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hành trình từ bản đồ giấy đến bản đồ số

(TN&MT) - Những dấu mốc lịch sử phát triển của ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam luôn gắn liền với những sự kiện lớn của quá trình bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước. 65 năm qua, ngành Đo đạc và Bản đồ đã trở thành ngành quản lý quan trọng nhằm xác định địa giới, biên giới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo...

Thủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Sáng 14/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo. Phát biểu khai mạc phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ...

Ông Nguyễn Quốc Đoàn giữ chức Phó  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Chiều 13/12, tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2025, TANDTC đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Thẩm phán TANDTC giữ chức Phó Chánh án TANDTC; Quyết định của Chánh án TANDTC bổ nhiệm đồng chí Lê Tiến, Thẩm phán TANDTC giữ chức Trợ lý Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC. ...

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: TPHCM cần nêu cao tinh thần ‘Đổi mới – Tiên phong

Phát biểu chỉ đạo trong Hội nghị Tổng kết công tác đối ngoại của TPHCM giai đoạn 2020-2025 diễn ra sáng 13/12, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định TPHCM là "đầu tàu" trong đối ngoại, hội nhập quốc tế và đề nghị Thành phố nêu cao tinh thần "Đổi mới - Tiên phong - Hội nhập", phát huy cao nhất thế mạnh của địa phương. ...

Bộ TN&MT tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024

Ngày 13/12, tại Phú Thọ, Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, bảo vệ bí mật Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Dự báo thời tiết 13/12/2024: Nhiệt độ hạ thấp, ban đêm Hà Nội xuống tới 10 độ

Dự báo thời tiết 13/12/2024: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc chìm trong giá rét, nhiệt độ nhiều nơi giảm sâu. Trong khi đó, miền Trung tiếp tục hứng chịu mưa lớn, có nơi mưa rất to, tiềm ẩn nguy cơ lũ lụt. Ngày 13/12, không khí lạnh tăng cường mang theo cái rét buốt cắt da cắt thịt ở nhiều khu vực của miền Bắc. Từ đêm 13/12, không khí lạnh được tăng cường thêm và ảnh...

Cùng chuyên mục

Hải Phòng công bố kế hoạch hợp nhất 10 sở và nhiều ban, ngành

Thực hiện theo Nghị quyết 18 của Trung ương, TP Hải Phòng đã công bố kế hoạch tinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Theo đó, TP Hải Phòng sẽ sáp nhập và tinh gọn nhiều sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị.  Cụ thể, sáp nhập Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Dân vận Thành ủy, kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố, chuyển nhiệm vụ...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng báo công dâng Bác

(NLĐO)- Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh ...

Động thổ cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một

Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 69km, trong đó đoạn qua Bình Dương khoảng 52km, qua Bình Phước dài 7km và đoạn thuộc TP.HCM dài 2km. ...

Hơn 200m bờ biển Hội An bị sóng đánh tan hoang, Quảng Nam chỉ đạo ‘nóng’

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chỉ đạo Sở NN&PTNT, UBND TP Hội An kiểm tra tình hình sạt lở tại bờ biển Cẩm An, đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, TP Hội An.Trước mắt, chính quyền thành phố sử dụng kè bằng bao chứa cát để chắn sóng tạm thời nhằm hạn chế việc sạt lở. Bên cạnh đó, UBND TP Hội An chỉ đạo Phòng Kinh tế,...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn

Ngày 13/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn. Cùng dự làm việc có lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và đại diện các hộ dân tổ cộng đồng bảo...

Mới nhất

Cận cảnh khu vực sẽ xây dựng cầu Thượng Cát 8 làn xe

TPO -  Cầu Thượng Cát có tổng chiều dài 5,2km với tổng mức đầu tư khoảng 8.300 tỷ đồng. Đây là 1 trong 10 cây cầu bắc qua sông Hồng nằm trong quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội, được thực hiện trong giai đoạn 2015- 2030. 14/12/2024 | 06:30 ...

Động thổ cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một

Cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành dài 69km, trong đó đoạn qua Bình Dương khoảng 52km, qua Bình Phước dài 7km và đoạn thuộc TP.HCM dài 2km. ...

Hơn 200m bờ biển Hội An bị sóng đánh tan hoang, Quảng Nam chỉ đạo ‘nóng’

Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng chỉ đạo Sở NN&PTNT, UBND TP Hội An kiểm tra tình hình sạt lở tại bờ biển Cẩm An, đoạn qua địa phận khối phố Tân Thành, phường Cẩm An, TP Hội An.Trước mắt, chính quyền thành phố sử dụng kè bằng bao chứa cát để chắn sóng...

Phát hiện sốc về tổ tiên khác loài của người dân Á

(NLĐO) - Một loạt cuộc hôn phối dị chủng giữa tổ tiên Homo sapiens và một loài khác đã xảy ra liên tục từ 50.500 - 43.500...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn

Ngày 13/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ninh Sơn. Cùng dự...

Mới nhất