Trang chủNewsThời sựQuyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo...

Quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo của Quốc hội


Đây là một trong những nội dung trong phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”, tại cuộc làm việc với Chính phủ cuối tuần qua.

Hiệu quả triển khai các chính sách chưa đồng đều

Báo cáo với Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện Chính phủ cho biết, việc xây dựng, ban hành và chấp hành chính sách, pháp luật liên quan đến Nghị quyết 43/2022/QH15 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan, địa phương chủ động, khẩn trương triển khai nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đưa chính sách đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, đúng đối tượng, tránh trục lợi.

Đồng thời, khi triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của toàn bộ hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, thành phần kinh tế. Đặc biệt, thời điểm triển khai cũng là lúc đại dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát, nền kinh tế mở cửa trở lại; nguồn lực ngân sách nhà nước được bảo đảm, tạo điều kiện thực hiện các chính sách hỗ trợ. Việc thực hiện nhận được sự giám sát của Quốc hội và các cơ quan ngay khi bắt đầu triển khai, hạn chế tình trạng áp dụng chính sách không đúng đối tượng, hoặc trục lợi chính sách.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, việc ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới sáng tạo.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải khẳng định, việc ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới sáng tạo

Với sự vào cuộc tích cực và đồng bộ của cả hệ thống chính trị như vậy, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. GDP trong năm 2022 tăng 8,02%, năm 2023 tăng 5,05%. Thu ngân sách vượt dự toán, cân đối ngân sách được bảo đảm, thu ngân sách năm 2022 vượt 28,6% dự toán, năm 2023 vượt 8,12% dự toán. Nợ công trong nước ở mức an toàn, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá cơ bản ổn định, lãi suất cho vay giảm. Các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp miễn, giảm giá, hạn chế vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã hỗ trợ tốt cho đời sống của Nhân dân sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp…

Đánh giá cao sự quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15, song Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Hoàng Anh cũng nhận thấy, trong các nhóm chính sách theo Nghị quyết 43/2022/QH15, bên cạnh nhiều chính sách đạt tiến độ giải ngân cao cũng có khoảng 1/3 số chính sách có mức độ giải ngân thấp, cá biệt có chính sách giải ngân chỉ đạt 2,75% tiến độ đề ra. Điều này cho thấy, hiệu quả triển khai giữa các chính sách không đồng đều, đòi hỏi Chính phủ phải có sự đánh giá sâu sắc hơn về năng lực dự báo, thiết kế và triển khai thi hành chính sách.

“Ở mỗi công đoạn đều có những điểm cần đánh giá sâu hơn để nhìn rõ bức tranh tổng thể cũng như nguyên nhân chủ quan. Điều này không chỉ phục vụ đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội, mà còn rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình ban hành và triển khai các chính sách trong thời gian tới”, Ủy viên Thường trực Lê Hoàng Anh nêu rõ.

Tiến độ chậm là điểm yếu lớn nhất

Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15, như: việc ban hành một số văn bản hướng dẫn còn chậm so với yêu cầu; chưa dự báo được các khó khăn, vướng mắc trong triển khai, tính toán nhu cầu hỗ trợ của một số chính sách. Kết quả thực hiện và giải ngân một số chính sách còn thấp. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ ở một số nơi, một số chỗ, một số thời điểm còn chưa linh hoạt, thiếu chủ động, quyết liệt. Việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn của Chương trình còn chậm, tạo áp lực lớn, nhất là trong kế hoạch năm 2023.

Tiến độ triển khai được nhiều thành viên Đoàn giám sát cho là “điểm yếu nhất” trong thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15. Trong đó, việc xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, có văn bản hướng dẫn còn gây bất cập, vướng mắc trong thời gian đầu thực hiện chính sách. Công tác dự báo, tính toán nhu cầu hỗ trợ với một số chính sách không sát, có chính sách thừa kinh phí trong khi có chính sách thiếu kinh phí.

“Nghị quyết mang tính cấp bách nhưng phải chăng chúng ta chưa có cơ chế phù hợp nên tiến độ triển khai thực hiện nhiều chính sách còn chậm? Nghị quyết thực hiện trong bối cảnh đặc biệt, nhưng thực hiện lại theo quy trình, thủ tục bình thường, nên địa phương không thực hiện các công việc nhanh chóng được, chưa kể tâm lý sợ, ngại không dám làm đã khiến tiến độ và hiệu quả của nhiều chính sách chưa đạt như yêu cầu…” – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Tạ Văn Hạ nêu câu hỏi.

Qua theo dõi việc đề xuất các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực y tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đỗ Thị Lan nhận thấy, do sự phối hợp giữa bộ quản lý ngành, lĩnh vực với các bộ liên quan và chính quyền địa phương trong việc đăng ký dự án, lập danh mục dự án còn hạn chế nên việc lập danh mục còn chưa sát thực tế. Do đó, khi đưa sang Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, thì nhiều dự án phải “trả về”, cần sửa lại danh mục dự án, gây mất thời gian không cần thiết.

Giải trình với Đoàn giám sát, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, từ kết quả triển khai đã được nêu cụ thể trong báo cáo của Chính phủ có thể khẳng định Nghị quyết 43/2022/QH15 là quyết sách đúng đắn, kịp thời và đã phát huy hiệu quả trong thực tế. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cũng triển khai quyết liệt, trong đó đáng chú ý nghị quyết ban hành ngày 11.1.2022, thì ngay trong tháng 1 Chính phủ đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện; thành lập ban chỉ đạo; họp nhiều lần để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn…

Thừa nhận việc ban hành văn bản hướng dẫn còn chậm, triển khai một số chính sách hiệu quả chưa cao, theo Bộ trưởng, do việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị quyết 43/2022/QH15 diễn ra bối cảnh tình hình thực tế biến động rất nhanh, nên một số chính sách ngay khi đang xây dựng văn bản hướng dẫn đã thấy không cần thiết phải giải ngân do tình hình thay đổi liên tục.

“Cần thấy rõ tính đặc thù trong triển khai thi hành Nghị quyết 43/2022/QH15, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, cũng có những yếu tố khách quan có thể chia sẻ với các bộ, ngành. Từ đó, rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa trong công tác xây dựng, ban hành và triển khai thi hành chính sách, pháp luật”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Báo cáo về tiến độ giải ngân, Bộ trưởng cho biết, trong số 130,7 nghìn tỷ đồng vốn Chương trình bố trí cho các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thì hiện đã giao chi tiết 130,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 99,6% nguồn lực, trong đó bố trí khoảng 82,1 nghìn tỷ đồng cho các dự án quan trọng quốc gia, bổ sung nguồn lực lớn, góp phần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện các dự án giao thông trọng điểm, liên vùng. Đến ngày 31.1.2024, tổng vốn đầu tư của Chương trình đã giải ngân trong kế hoạch năm 2023 đạt 65% kế hoạch, và cũng không còn vướng mắc nào trong triển khai các dự án về đầu tư kết cấu hạ tầng.

Trước tình hình đất nước vô cùng khó khăn, phức tạp do đại dịch Covid – 19, việc ban hành chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết 43/2022/QH15 là một quyết sách đúng đắn, kịp thời, có nhiều đổi mới, sáng tạo. Khẳng định điều này tại cuộc làm việc với Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, chính sách được các tổ chức quốc tế, các chuyên gia và các nước trong khu vực đánh giá cao. Nghị quyết cho phép sử dụng một nguồn lực rất lớn với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội sau đại dịch.

Do vậy, cùng với việc ghi nhận sự khẩn trương, nghiêm túc và tập trung quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và nhờ đó đã đạt được nhiều kết quả tích cực, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Chính phủ, các bộ, ngành cần chú ý đánh giá những khó khăn, bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai.

“Những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 cần được tổng kết, tìm ra nguyên nhân khách quan, chủ quan đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong việc ban hành và triển khai các chính sách, nhất là các chính sách ban hành trong tình hình đặc biệt để xử lý tình huống đặc biệt và cấp bách”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nắng lên, dịch vụ cho thuê xe đạp ở hồ Tây sôi động, thu tiền triệu mỗi ngày

21/03/2024 | 18:22 TPO - Không cần khuyến mãi tưng bừng hay giảm giá sốc, thị trường thuê xe đạp vẫn vô cùng sôi động khi vào hè với nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Những ngày...

Khánh thành nhà máy công nghiệp 1.443 tỷ đồng tại Thanh Hoá

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam do Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 66,44 ha, với tổng vốn đầu tư 1.443,220 tỷ đồng. Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing tổ chức lễ...

Sasco đặt mục tiêu lãi 343 tỷ đồng

Sasco lên kế hoạch doanh thu tăng 5% lên 2.903 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 3% lên 343 tỷ đồng dù dự đoán hoạt động kinh doanh có thể chịu tác động bởi xung đột vũ trang, lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao. HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã khoán: SAS)...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần Tuấn (Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng thúc đẩy nhanh hơn kế hoạch tìm nơi an cư mới cho...

Kết quả Giải đua vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Ngày 24/3, tại “trường đua xanh” Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship để xác định các nhà vô địch chặng đua Grand Prix of Binh Dinh. Trước đó, ngày hôm qua (23/4) Giải đua này đã xác định được thứ tự các tay đua sau đợt đua mô tô 1. Theo đó, thứ tự về đích...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phát triển Tiền Giang với “1 trọng tâm, 2 tăng cường, 3 đẩy mạnh”

Cùng tham dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang Nguyễn Văn Danh; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, một số tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ; đại...

Nhiệm vụ trọng tâm, ý nghĩa chiến lược

Luỹ kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 31.1 là 31.524,5 tỷ đồng, tổng kế hoạch là 689.775,9 tỷ đồng, đạt 4,57% kế hoạch. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 29.2 là hơn 59.998 tỷ đồng, đạt 8,7% tổng kế hoạch và đạt 9,13% kế hoạch Thủ tướng...

Với tinh thần “đi sau, vượt trước”, với khát vọng và quyết tâm lớn, sớm đưa Đắk Nông thành “Tỉnh mạnh – Dân giàu...

Hôm nay, tôi rất vui mừng dự Lễ Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất, đúng vào dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Gia Nghĩa - Đắk Nông (23.3.1975 - 23.3.2024). Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát các công trình, dự án tại tỉnh Tiền Giang

* Đê kè biển Gò Công, tỉnh Tiền Giang có tổng chiều dài 15,8km; có nhiệm vụ đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và khoảng 600 ngàn hộ dân, bảo vệ gần 54 ngàn ha đất tự nhiên trong đó có khoảng 43 ngàn ha đất canh tác của huyện, thị xã ven biển của tỉnh gồm: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công và một phần huyện Chợ Gạo....

Việt Nam là quốc gia cởi mở về thể chế số

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam là quốc gia cởi mở trong xây dựng thể chế, lắng nghe ý kiến doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài. Chiều 21/3, tại trụ sở Bộ TT&TT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp đoàn Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC). Đây là khối các doanh nghiệp có nhiều ý kiến đóng góp nhất với Bộ TT&TT về các vấn đề xây dựng thể chế,...

Tấn công khủng bố tại Nga: đã có hơn 60 người thiệt mạng

NDO - Ngày 22/3, truyền thông Nga dẫn số liệu ban đầu của Trung tâm quan hệ công chúng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) cho biết, hơn 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương trong vụ tấn công khủng bố tại phòng hòa nhạc "Crocus City Hall" ở Krasnogorsk, ngoại ô Moskva. Hiện trường vụ nổ súng ở ngoại ô Moskva. (Ảnh: RIA Novosti) Theo các nguồn tin trên truyền thông Nga, vụ tấn công khủng...

Trường Cao đẳng Phát thanh- Truyền hình 2 ra mắt chương trình đào tạo mới

Việc đưa vào giảng dạy chương trình đào tạo mới tại Khoa Báo chí và Truyền thông với 4 chuyên ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quay phim, Thiết kế đồ họa với thời gian đào tạo 2.5 năm (so với 2 năm ở chương trình trước) xuất...

Tạo thuận lợi cho nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất

Tăng cơ hội tiếp cận đất đai theo nguyên tắc thị trường Với mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách về đất đai; giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong các chính sách, pháp luật có liên quan đến đất đai; bảo đảm hài hòa quyền và lợi...

Cùng chuyên mục

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất là 84,51. Smoky Mountains lưu ý rằng đối với những người đi du lịch một mình, cảm giác an toàn có...

Mới nhất

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj...

Dự kiến tổ chức nhiều chương trình đặc sắc, ấn tượng tại Lễ hội Vì hòa bình

Tại buổi làm việc, ông Hoàng Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đã trình bày dự thảo kịch bản, chương trình khung các hoạt động Lễ hội...

Hội An là nơi du lịch một mình an toàn nhất thế giới, chi phí rẻ nhất châu Á

Phố cổ Hội An (Quảng Nam, Việt Nam) đã vinh dự đứng đầu danh sách những điểm đến du lịch một mình an toàn nhất thế giới do website Smoky Mountains của Mỹ tổng hợp. Theo trang web, Hội An có tỷ lệ tội phạm là 6,25, so với Lima của Peru, nơi có tỷ lệ tội phạm cao nhất...

Có nên dán kính chống nhìn trộm cho iPhone?

Kính cường lực chống nhìn trộm không còn quá xa lạ với người dùng điện thoại thông minh hiện nay. Kính cường lực chống nhìn trộm là miếng dán cường lực dành cho màn hình điện thoại. Nó có tác dụng hạn chế tầm nhìn của người xung quanh trong phạm vi góc nhìn nghiêng 90 độ. Điều...

Mới nhất