Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcSinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích


Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam.

Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tại cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 của các trường kỹ thuật hôm 23/3, SkyHelper đã giành giải nhì.





Hai thành viên đại diện nhóm nhận giải nhì cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 với sản phẩm Sky Helper - hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân, ngày 23/3. Ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội

Hai thành viên đại diện nhóm nhận giải nhì cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023 với sản phẩm SkyHelper – hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân, ngày 23/3. Ảnh: Đại học Bách khoa Hà Nội

Đinh Hữu Hoàng, sinh viên năm thứ ba ngành Công nghệ đa phương tiện, nghĩ về một sản phẩm hỗ trợ tìm người mất tích từ bốn năm trước. Theo dõi tin tức về sự cố ở thủy điện Rào Trăng 3, tỉnh Thừa Thiên Huế, khiến 17 công nhân bị vùi lấp, Hoàng khi đó học lớp 12, mơ làm ra một sản phẩm chỉ được chính xác vị trí nạn nhân, tăng cơ hội cứu sống họ.

Vào đại học, Hoàng tình cờ đọc một nghiên cứu về công nghệ Wifi Probe request frame, liên quan tới truyền dữ liệu thông tin thông qua sóng wifi giữa các thiết bị. Nghiên cứu này có từ năm 2009, song khi đó, các thiết bị thông minh và hệ thống wifi, mạng 4G chưa phổ biến. Năm 2022, theo một thống kê, hơn 83,7% dân số thế giới sở hữu điện thoại thông minh. Cậu cho rằng đây là lúc lý tưởng để tận dụng công nghệ này.

Tháng 8/2022, nam sinh mày mò, viết những câu lệnh đầu tiên để xây dựng thuật toán cho bộ xử lý sóng. Với chi phí eo hẹp, được tiết kiệm từ tiền đi làm thêm, Hoàng đặt mục tiêu tạo ra một bộ xử lý có giá dưới 3 triệu đồng, gồm một máy tính nhúng xử lý sóng và bộ thu phát tín hiệu.

Sau hơn 6 tháng, Hoàng có sản phẩm đầu tiên. Để thử nghiệm bộ xử lý sóng, nam sinh nối ba đoạn tre thành một cây sào 20 m rồi buộc bộ xử lý vào ngọn, đứng trên nóc nhà và đưa sào ra xung quanh.

“Mọi thứ đều rất sơ khai, nên khi thấy sản phẩm hoạt động, cho kết quả khả quan, mình vô cùng vui sướng”, Hoàng nói.

Tháng 7/2023, Hoàng chia sẻ ý tưởng với bạn bè, thầy cô trong câu lạc bộ Google Developer Student Club – PTIT và được hưởng ứng. Cả nhóm cùng cải tiến sản phẩm và đăng ký dự cuộc thi Sáng tạo trẻ 2023.

Nhóm xây dựng quy trình nghiên cứu, gồm thiết kế mô hình ảo của sản phẩm, thử nghiệm và chọn vật liệu; lập trình và chạy thuật toán; vận hành…

Nguyễn Anh Kiệt, sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ thông tin, cho biết để mở rộng phạm vi tìm kiếm, nhóm sử dụng thiết bị bay không người lái (công nghệ UAV), gắn thêm ăng-ten định vị và bộ xử lý trung tâm. Bộ xử lý này được kết nối với máy tính hoặc điện thoại của người điều khiển, truyền dữ liệu mà thiết bị thu nhận được về hệ thống.

SkyHelper được dùng vào hai mục đích chính: tìm kiếm và truy vết. Với chức năng tìm kiếm, máy bay không người lái sẽ dò tìm nạn nhân thông qua sóng wifi từ điện thoại, đồng hồ thông minh, tai nghe… Trong trường hợp nạn nhân và thiết bị ở cách xa nhau, máy bay được trang bị thêm camera ảnh nhiệt hồng ngoại, giúp nhận dạng thân nhiệt của thực thể sống, kể cả vào ban đêm.

Nếu dùng để truy vết, theo yêu cầu người điều khiển, máy bay sẽ tạo ra một vùng tam giác an toàn. Khi người ra khỏi vùng đó, hệ thống sẽ phát cảnh báo và chờ lệnh tìm kiếm. Dùng trong trường hợp này, thiết bị bay đều có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc, địa hình và độ cao của môi trường tìm kiếm.

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Nhóm sinh viên giới thiệu về sản phẩm. Video: Nhân vật cung cấp

Kiệt cho biết nhóm đã thử nghiệm sản phẩm. Trong điều kiện lý tưởng, máy bay có thể bay liên tục trong 43 phút, diện tích tìm kiếm tối đa 14.300 m2, dò được khoảng 630 thiết bị, độ lệch chuẩn là 1,5 m. Khi ở khu vực rừng núi hoặc có mưa và gió cấp 6, diện tích tìm kiếm dao động 5.000-7.000 m2 với độ sai số 2-5 m.

Trước đó, khi thử nghiệm ở những nơi địa hình, thời tiết khắc nghiệt, sản phẩm hay trục trặc. Nhóm thường mất dấu máy bay, tốn nhiều thời gian tìm kiếm và tinh chỉnh thông số trước khi có sản phẩm cuối cùng.

Theo Kiệt, nhóm đã so sánh SkyHelper với Flycam và Robot tìm kiếm – hai thiết bị thương mại, dùng trong cứu nạn, cứu hộ. Các sinh viên thấy rằng Flycam có hạn chế là không xác định được vị trí chính xác của người mất tích, còn Robot gặp khó nếu di chuyển trong địa hình gồ ghề. SkyHelper khắc phục được cả hai hạn chế này, trong khi giá thành của bộ xử lý – linh hồn của sản phẩm – chỉ ba triệu đồng.

Trưởng nhóm Hữu Hoàng cho biết kiến thức từ hai môn Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Lập trình web cực kỳ hữu ích, giúp em lập trình bộ xử lý và xây dựng website cho sản phẩm. Với những kiến thức ngoài chương trình học, Hoàng và nhóm tìm đọc các nghiên cứu quốc tế.

TS Nguyễn Việt Hưng, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, là giảng viên hướng dẫn nhóm. Nhớ lại lúc Hoàng chia sẻ ý tưởng và giới thiệu thuật toán đã xây dựng bước đầu, ông ngạc nhiên về kiến thức và sự tìm tòi của một sinh viên năm thứ hai.

Thầy Hưng cho biết từ năm 2018, Nhật Bản đã có sản phẩm tìm kiếm người mất tích dựa vào sóng wifi và thiết bị cá nhân, còn Việt Nam chưa có hệ thống nào tương tự. Bài toán đặt ra với sinh viên là phát triển thiết bị để phù hợp thực tế trong nước, không hay xảy ra động đất như Nhật Bản mà thường là sạt lở, lũ quét ở các vùng địa hình hiểm trở.

“Tính cần thiết và khả thi của SkyHelper rất rõ ràng. Nếu được đầu tư kỹ lưỡng trong 6-12 tháng tới, sản phẩm sẽ tối ưu hơn, nhưng để thương mại hóa vẫn là con đường dài”, thầy Hưng nhận định.





Máy bay không người lái gồm ăng-ten định vị phía trên, bộ xử lý thông tin gắn ở đuôi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Máy bay không người lái gồm ăng-ten định vị phía trên, bộ xử lý thông tin gắn ở đuôi. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Kiệt cho biết trong quý II năm nay, SkyHelper sẽ được bổ sung camera tầm nhiệt và ăng-ten khuếch đại sóng để tăng độ chính xác và tính ổn định của đường truyền. Nhóm cũng nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế, rồi kêu gọi tài trợ, thương mại hóa sản phẩm.

Gần hai năm lên ý tưởng và chế tạo, Hoàng thấy ngoài có thêm kiến thức về công nghệ thông tin còn học được cách quản lý thời gian, làm việc nhóm để đạt hiệu quả tốt nhất.

“Quá trình nghiên cứu vất vả, nhưng mình thấy xứng đáng. Hy vọng Sky Helper sẽ sớm được ứng dụng, hữu ích trong công tác cứu hộ, cứu nạn”, Hoàng nói.

Thanh Hằng




Source link

Cùng chủ đề

Ông Putin: Nga sẽ trừng phạt tất cả người liên quan vụ khủng bố nhà hát

Tổng thống Putin gọi vụ tấn công ở nhà hát Crocus là "hành vi khủng bố man rợ" và cam kết trừng phạt mạnh tay tất cả người liên quan. "Hôm nay tôi sẽ phát biểu liên quan hành động khủng bố đẫm máu, man rợ mà nạn nhân là hàng chục người dân vô tội", Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên truyền hình ngày 23/3. "Toàn bộ 4 nghi phạm vụ tấn công khủng bố đã...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Việt Nam chia buồn về vụ khủng bố tại Nga

Việt Nam gửi điện chia buồn đến Nga sau vụ tấn công tại nhà hát ở ngoại ô Moskva khiến hơn 60 người thiệt mạng, đồng thời lên án mạnh mẽ hành vi tấn công khủng bố. Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã gửi điện chia buồn đến Tổng thống Nga Vladimir Putin sau vụ tấn công khủng bố tối 22/3 tại buổi hòa nhạc ở trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva khiến nhiều...

Lương tối thiểu được đề xuất tăng 200.000-280.000 đồng

Lương tháng của lao động trong doanh nghiệp có thể tăng 200.000-280.000 đồng (6%) tùy vùng, điều chỉnh cùng lúc cải cách lương khu vực nhà nước, từ ngày 1/7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến bộ ngành dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với lao động làm việc theo hợp đồng. Bộ này đề xuất điều chỉnh lương tối thiểu tháng và giờ thêm 6% so với hiện...

Người dân trả lại 100 triệu đồng rơi từ nóc ôtô

Hà TĩnhNhặt được 100 triệu đồng rơi xuống từ nóc ôtô đang chạy trên đường, người dân đã trả cho người đánh mất khi công an đến nhà vận động. Công an xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà, cho biết vừa trao trả số tiền trên cho ông Nguyễn Văn Thông, 54 tuổi, trú thôn Nam Bình.Sáng 21/3, ông Thông chuẩn bị hơn 300 triệu đồng tiền mặt để đến ngân hàng ở TP Hà Tĩnh giao dịch "đảo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Indonesia được khuyên giảm nhuệ khí của Việt Nam

Theo chuyên gia bóng đá Indonesia Aris Budi Sulistyo, HLV Shin Tae-yong nên cho các học trò đá chặt chẽ để giảm tính chiến đấu của Việt Nam ở lượt bốn, vòng loại hai World Cup 2026. "Chơi trên sân Mỹ Đình, Indonesia sẽ chịu áp lực lớn từ khán giả Việt Nam", Sulistyo nói với Bola. "Thầy trò Shin Tae-yong phải nhận thức được tinh thần chiến đấu của cầu thủ Việt Nam. Vì thế, Indonesia phải giảm...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐỨC-Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ thủ 29 tuổi Phương Vinh trong lần đầu dự giải, với tư cách đương kim vô địch thế giới, tỏa sáng...

Bí quyết giúp ‘người sắt’ 10 lần vô địch giải thể hình

Hà NộiKết thúc buổi dạy, huấn luyện viên Tạ Đình Thái, 43 tuổi, dành cho bản thân nửa tiếng để tập luyện, vừa ngắm nghía từng nét cơ bắp trong gương. Căn phòng khoảng 30 mét vuông nhưng gương có ở mọi nơi, giúp người tập dễ quan sát và theo dõi quá trình tập luyện của bản thân. Soi gương cũng là thói quen hàng ngày của anh Thái, "vừa để nhận ra khuyết điểm vừa uốn nắn...

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Mới nhất

Hà Nội mùa cây thay lá mới

Hà Nội sau những ngày mưa phùn và ẩm ướt, những hàng cây bàng, cây lộc vừng đồng loạt nảy chồi non. Vẫn những góc phố và con đường thân quen, nhưng cảnh sắc thiên nhiên giờ đây thật lạ. Mùa cây thay lá mới, Hà Nội như dịu dàng hơn, có chút trầm lắng trong những ngày lạnh...

Hương sắc hoa lê, hoa gạo rực rỡ tô sáng bức tranh vùng cao Đông Bắc

(Dân trí) - Mỗi dịp tháng 3, vẻ đẹp của vùng núi cao Hà Giang lại được tô điểm thêm bởi màu sắc của các loài hoa như hoa lê, hoa gạo... tạo nên bức tranh rực rỡ, trữ tình. Mỗi dịp tháng 3 đến, tại Bắc Hà (Lào Cai), hoa lê phủ trắng khắp các thung lũng, trên đồi...

Hà Nội đẹp dịu dàng mùa hoa sưa nở trắng trời

Những ngày giữa tháng 3, hoa sưa bung nở trắng xóa khắp nhiều tuyến phố ở Hà Nội, thu hút ánh nhìn của nhiều người. Laodong.vn Nguồn

Đa dạng và đầy sức sống

Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Việt Nam diễn ra từ 22-27/3 và mở cửa tự do cho công chúng. Đây là một trong chuỗi các sự kiện nhằm kỷ niệm Ngày quốc tế Pháp ngữ (20/3).

Mới nhất