Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Dân tộc Chứt

Dân tộc Chứt

Vendor: NXB Thông tin và Truyền thông

Dân tộc Chứt còn có tên gọi khác: Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem. Tên gọi các nhóm dân tộc thuộc dân tộc Chứt gồm: Sách, Mày, Arem, Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ Hùng, Chà Cùi, Tắc Cùi, U Mo, Xá Lá Vàng. Trong các nhóm này, nhóm Mày và nhóm Sách có số lượng người đông hơn cả. Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tiếng nói của dân tộc Chứt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.

Hết hàng

Mô tả

Dân tộc Chứt còn có tên gọi khác: Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem. Tên gọi các nhóm dân tộc thuộc dân tộc Chứt gồm: Sách, Mày, Arem, Mã Liềng, Tu Vang, Pa Leng, Xơ Lang, Tơ Hùng, Chà Cùi, Tắc Cùi, U Mo, Xá Lá Vàng. Trong các nhóm này, nhóm Mày và nhóm Sách có số lượng người đông hơn cả. Họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình. Tiếng nói của dân tộc Chứt thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Việt – Mường.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân tộc Chứt ở Việt Nam có 7.513 người.
Nhóm Sách chia thành Sách Mai và Sách Cọi. Sách Mai là người Sách có nguồn gốc từ làng Mai (thuộc xã Hoá Sơn); Sách Cọi là người Sách ở bờ cõi, chỉ những người Sách gốc ở Gia Côi (xã Thượng Hoá). Cư dân sống xen kẽ với người Việt và Bru – Vân Kiều (Khùa, Trì, Ma Coong).
Trong những tên gọi nêu trên, có những tên do người Kinh, người Lào đặt như: Sách, Mày, Rục, Xơ Lang, Tơ Hung, Arem… Về ý nghĩa của các tên gọi được giải thích như sau: Sách là tên chỉ đơn vị hành chính ở vùng các dân tộc ít người thời phong kiến; Rục là tên chỉ nơi cư trú có suối nước chảy từ trong núi ra.

Đơn vị phát hành: NXB Thông tin và Truyền thông
Nhà xuất bản: NXB Thông tin và Truyền thông
Năm xuất bản: 2020
Tác giả: Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam
Kích thước: (cm)
Trọng lượng: (g)
Loại bìa:
Số trang:
Mã ISBN: 978-604-80-5155-6