0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long – Hà Nội 1000 năm

Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm

25.000 

Tiếng của người Hà Nội, nếu nhìn ở bình diện ngôn ngữ thuần tuý thì cũng giống như tiếng của các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, thuộc một phương ngữ của tiếng Việt. Nhưng, xét từ góc độ chức năng xã hội, tiếng Hà Nội có một vị thế vô cùng quan trọng: là tiếng nói của Thủ đô ngàn năm văn hiến, và, có thể coi là một phần cơ sở của tiếng Việt tiêu chuẩn. Với những đặc thù của Thủ đô nên tiếng Hà Nội là một khái niệm không dễ xác định. Những biến động của lịch sử – chính trị – kinh tế – xã hội -văn hóa của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung đã và đang tác động đến cấu trúc cũng như chức năng của tiếng Hà Nội. Nếu như coi ngôn ngữ vừa là sản phẩm đồng thời là yếu tố, phương tiện của văn hoá, thì, tiếng Hà Nội là tấm gương phản ánh văn hóa Hà Nội và việc sử dụng ngôn ngữ của người Hà Nội là biểu hiện cụ thể, sinh động văn hóa của người Hà Nội.

Tiếng của người Hà Nội, nếu nhìn ở bình diện ngôn ngữ thuần tuý thì cũng giống như tiếng của các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, thuộc một phương ngữ của tiếng Việt. Nhưng, xét từ góc độ chức năng xã hội, tiếng Hà Nội có một vị thế vô cùng quan trọng: là tiếng nói của Thủ đô ngàn năm văn hiến, và, có thể coi là một phần cơ sở của tiếng Việt tiêu chuẩn. Với những đặc thù của Thủ đô nên tiếng Hà Nội là một khái niệm không dễ xác định. Những biến động của lịch sử - chính trị - kinh tế - xã hội -văn hóa của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung đã và đang tác động đến cấu trúc cũng như chức năng của tiếng Hà Nội. Nếu như coi ngôn ngữ vừa là sản phẩm đồng thời là yếu tố, phương tiện của văn hoá, thì, tiếng Hà Nội là tấm gương phản ánh văn hóa Hà Nội và việc sử dụng ngôn ngữ của người Hà Nội là biểu hiện cụ thể, sinh động văn hóa của người Hà Nội. Tiếng Hà Nội nếu được nghiên cứu trong mối quan hệ với văn hóa và nhìn từ góc độ ngôn ngữ văn hóa sẽ góp phần làm phong phú hơn những vấn đề về lí thuyết ngôn ngữ học, về tiếng Việt, như khái niệm phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân, chuẩn với biến thể… Đồng thời, việc nghiên cứu tiếng Hà Nội sẽ góp thêm tiếng nói vào nghiên cứu các vấn đề về Thăng Long - Hà Nội, nhất là lịch sử Hà Nội, khẳng định nền văn hiến Hà Nội khi Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang tới gần. Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành và luôn gắn bó khăng khít với nền văn hóa dân tộc. Những nhân tố văn hóa xã hội để lại dấu ấn trong ngôn ngữ, những trầm tích văn hóa đã, đang và sẽ được phát hiện qua những di tích ngôn ngữ văn hóa trên mảnh đất Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay là những cứ liệu văn hóa quý báu góp phần làm sáng tỏ những sự kiện lịch sử, sự tồn tại và phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong dòng chảy 1000 năm qua. Cuốn sách Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm là tập hợp những bài viết của nhiều tác giả với mong muốn tôn lên vẻ đẹp nền văn hiến Thăng Long - Hà Nội của nước Đại Việt xưa từ góc nhìn ngôn ngữ văn hoá. Hội Ngôn ngữ học Hà Nội đã thành lập Hội đồng biên tập cuốn sách gồm các vị sau đây: PGS. TS. Nguyễn Xuân Hòa, GS. TS. Trần Trí Dõi, GS. TS. Nguyễn Văn Khang, TS. Phạm Đăng Bình, nhà văn Nguyễn Bắc Sơn.

- Đơn vị phát hành: NXB Thông tin và Truyền thông
- Nhà xuất bản: Thông tin và Truyền thông
- Năm xuất bản: 2010
- Tác giả: Hội ngôn ngữ học Hà Nội
- Kích thước: 16x24 (cm)
- Trọng lượng: 400 (g)
- Loại bìa: Bìa mềm
- Số trang: 350
- Mã ISBN: 978-604-80-2553-3

Tham khảo thêm