0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Chung tay đóng góp mang sách đến trẻ em khó khăn ở ĐBSCL

Ngày hội đọc sách 2023

Sách mới

“Ngoài việc học, nhu cầu đọc truyện thiếu nhi giải trí của các em học sinh tất cả khối lớp rất nhiều, số sách hiện có của nhà trường chưa thể đáp ứng hết”, đại diện trường Tiểu học Trường Xuân 2, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp chia sẻ với Tri thức – Znews. .

Đặc biệt, một số học sinh trong trường thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo không dễ xoay xở trong việc mua sách giáo khoa, đồ dùng học tập. Dù từng được một số dự án hỗ trợ, trường vẫn đang thiếu nhiều đầu sách phục vụ nhu cầu học tập, giải trí của các em. Trường cũng triển khai chương trình vận động ủng hộ nhưng gặp khó vì khu vực quanh trường không có nhiều doanh nghiệp lớn, chủ yếu người dân địa phương làm nông nghiệp, kinh tế không mấy dư dả.

“Nếu có thêm các tổ chức, cá nhân có dự án tới hỗ trợ thêm sách, chúng tôi rất hoan nghênh”, vị này bày tỏ.

Không chỉ học sinh ở Đồng Tháp, nhiều điểm trường ở nông thôn khó khăn, những khu vực vùng cù lao, vùng biên giới thuộc Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang cần nhiều hơn nữa nguồn tri thức đến từ sách.

Chung tay khắc phục tình trạng “khát sách”

Là người tham gia khuyến đọc nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, giáo viên Trường Song ngữ quốc tế Horizon (TP.HCM), một trong số nhà sáng lập dự án “Sách hay cho học sinh tiểu học” từ năm 2016 cho biết từ khi có các chương trình khuyến đọc, các ngày hội đọc sách, nhiều trường tiểu học đã xây dựng các thư viện khang trang, chú trọng đến văn hóa đọc hơn.

Chung tay đóng góp mang sách đến trẻ em khó khăn ở ĐBSCL
Các em nhỏ hào hứng tham gia chương trình giới thiệu sách của dự án Sách hay dành cho học sinh Tiểu học. Ảnh: Liêu Lãm.

Trong các năm gần đây, trường học tại nhiều địa phương khó khăn, vùng sâu vùng xa đã được hỗ trợ cơ sở vật chất để trang bị sách giáo khoa, sách tham khảo, sách truyện… hay xây dựng tủ sách, thư viện phục vụ học sinh.

Nổi bật có thể kể đến một số dự án như: Sách hay dành cho học sinh Tiểu học; Dự án Tủ sách Nhân ái do nhóm doanh nhân tại TP.HCM thành lập; Dự án giáo dục Be the Cause for Hope (BeCause); Room to Read…

Trong đó, dự án “Sách hay dành cho học sinh Tiểu học” đã có mặt trên 12 tỉnh, tặng sách cho hơn 600 trường tiểu học khắp cả nước, chủ yếu thuộc các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của các tỉnh thành như Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Tây Ninh, Long An…

Tuy vậy, tình trạng “khát sách” vẫn còn tồn tại. Nhiều thầy cô hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học hai huyện Vĩnh Hưng và Mộc Hóa, tỉnh Long An đã bày tỏ khó khăn về thiếu thốn sách vở ở các điểm trường vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hoặc có tình trạng “trắng sách” bổ trợ. Đây cũng là hiện trạng còn diễn ra ở nhiều địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Học sinh vẫn háo hức chờ sách và hoạt động văn hóa

Không chỉ cần thêm sách, học sinh vùng xa, vùng khó khăn cũng đón chờ những hoạt động giao lưu, chia sẻ, trò chơi, cuộc thi liên quan đến sách.

Là người tham gia nhiều chương trình đưa sách tới trường học, nhà văn Phương Huyền kể lại trải nghiệm về các điểm trường tại Đồng Tháp và Bến Tre vào năm 2023.

Theo đó, các em học sinh tiểu học thường rất háo hức trông chờ chương trình trò chuyện, giao lưu cùng tác giả. Nhiều em bày tỏ mong muốn được tặng sách, hăng hái tham gia các trò chơi nhận quà và mạnh dạn đặt câu hỏi cho diễn giả.

Ở đối tượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, các em có phần e ngại hơn, song lại đặc biệt yêu thích các chương trình chia sẻ về sách gắn liền với chủ đề định hướng tương lai, nghề nghiệp, phát triển bản thân…

Chung tay đóng góp mang sách đến trẻ em khó khăn ở ĐBSCL
Một chương trình chia sẻ về sách của nhà văn Phương Huyền (áo xanh) tại Đồng Tháp. Ảnh: NVCC.

Nhà văn Phương Huyền cho biết thêm một số địa phương như Ninh Thuận, có rất nhiều thầy cô giáo tâm huyết với khuyến đọc, tự mình thực hiện các chương trình kêu gọi quyên góp sách, hoạt động cảm nhận sách…

Tuy nhiên, thực tế đáng buồn là một số địa phương vẫn còn tương đối dè dặt và chưa rộng lòng đón nhận các hoạt động lan tỏa văn hóa đọc, khuyến đọc do các đơn vị xuất bản, các tác giả đề xuất.

Những người hoạt động khuyến đọc như nhà giáo Ngọc Diệp, nhà văn Phương Huyền hy vọng rằng tới đây có thêm nhiều tổ chức, cá nhân chung tay đưa sách về cho học sinh vùng khó khăn, đồng thời có đa dạng các hoạt động giúp các em tiếp cận sách nhiều hơn nữa.

Nguồn: Znews.vn

Đọc thêm

Đọc sách là bệ phóng giúp vĩ nhân vươn xa trong sự nghiệp

Bà Lee Ha-Young, tác giả cuốn "Thư viện của những thần tượng", cho rằng các nghệ sĩ luôn khao khát học hỏi lẫn nhau, từ thế giới tri thức nằm trong sách vở. Tác giả Lee Ha-Young. Ảnh: NVCC. Mỗi dịp tháng tư về, người yêu sách trên toàn thế giới lại...

Độc giả Hà Nội, TP.HCM vượt nắng nóng đi hội sách mua giá hời

Dù đang bị gãy chân và thời tiết ngày cuối tuần khá oi bức, Vân Anh (19 tuổi, Hà Nội) vẫn nhờ bạn chở tới Hồ Văn (thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám) để tham dự hội sách. Vừa chống nạng khập khiễng, cô vừa...

Lan tỏa tri thức sâu – rộng – nhanh

Hôm nay (21/4), đánh dấu 10 năm nước ta tổ chức Ngày Sách Việt Nam (2014-2024) và sau này được nâng tầm lên là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (từ năm 2022). Sự khởi sắc rõ rệt thể hiện ở Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt...

Cởi bỏ áp lực thành tích để đồng hành cùng con

Bộ sách “Để con tự học” mang đến cho phụ huynh và độc giả nhiều phương pháp giáo dục con hiệu quả, đặc biệt là cách giúp con tự giác và chủ động học tập. Để nuôi dạy con cái tốt, các bậc cha mẹ nên xây dựng tính tự...

‘Tâm tình gửi lại’ của cố Phó thủ tướng Vũ Khoan

"Vũ Khoan tâm tình gửi lại" tập hợp các bài báo, bài viết và phát biểu của cố Phó thủ tướng Vũ Khoan trong khoảng 8 năm, khắc họa một cách chân thực và tình cảm, chân dung ông. Sáng 21/4, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và...

Ngày hội đọc sách 2024

Sách hay