0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Home Sách Sách Văn hóa - Xã hội Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam

102.400 

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đặt trọng tâm vào vấn đề tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với tư cách một Di sản văn hóa thế giới, những biến đổi trong Lễ hội Đền Hùng ở Việt Nam, việc khai thác di tích và Lễ hội Đền Hùng trong hoạt động du lịch bền vững hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và bảo tồn di sản văn hóa nhân loại.

Cuốn sách đưa người đọc về với lịch sử, cội nguồn dân tộc, với Ngày Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng, qua đó giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về giá trị độc đáo của tín ngưỡng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trên thế giới có nhiều tộc người, nhiều quốc gia thờ cúng Tổ tiên ở các mức độ và dạng thức khác nhau, nhưng thờ cúng Hùng Vương dưới dạng thờ Quốc Tổ thì chỉ có ở người Việt và ở Việt Nam.
Trong khu vực Kinh đô nước Văn Lang xưa, các Vua Hùng đã chọn núi Nghĩa Lĩnh, ngọn núi cao nhất vùng làm nơi thực hiện các nghi lễ cúng tế theo tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp thời bấy giờ như thờ Thần Lúa, Thần Mặt Trời để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi, nảy nở, con người được no đủ. Sau này, để ghi nhớ công lao to lớn của các Vua Hùng, người dân và triều đình đã lập Đền thờ các Vua Hùng tại chính ngọn núi Nghĩa Lĩnh.
Dưới thời Vua Lê Thánh Tông (trị vì trong khoảng năm 1460 - 1497), để khẳng định quyền lực chính trị của mình, nhà Vua đã đích thân thực hiện quyền tế giao trời đất và quy định việc thờ cúng các vị vua của đất nước, xem đó là một điển lệ quan trọng của quốc gia. Chính vì vậy, năm 1470, sau 10 năm lên ngôi, Lê Thánh Tông cho lập Ngọc phả Hùng Vương với tên gọi đầy đủ là “Ngọc phả cổ truyền về 18 chi đời Thánh Vương Triều Hùng” (Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương Ngọc phả cổ truyền) để khẳng định nền tảng uy quyền của các vương triều trên Đất Việt. Từ đó, việc thờ cúng Hùng Vương trở thành chính thống.
Từ trung tâm thờ tự các Vua Hùng đầu tiên này, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương dần lan tỏa tới các địa phương khác. Hiện tại, theo thống kê của Cục Di sản văn hóa, có 1.417 di tích thờ cúng Hùng Vương và các tướng lĩnh thời đại Hùng Vương trên cả nước.
Trong Lời nói đầu cuốn sách, GS.TS. Tạ Ngọc Tấn nhận định, “dù nguồn gốc Hùng Vương có vương vấn với huyền thoại, thần tích Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng, nở trăm con, rồi Lạc Long Quân phong cho người con trai trưởng làm vua nước Văn Lang, lấy danh hiệu Hùng Vương đi nữa thì cũng phản ánh cách giải thích của người Việt trước đây về nguồn cội quốc gia của mình, đó chính là ước nguyện, khát vọng muốn khẳng định nền tảng uy quyền của các vương triều trên đất Việt Nam của người Việt lúc bấy giờ”.

Các bài viết trong cuốn sách tập trung làm sáng tỏ lịch sử hình thành và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam thông qua kho tàng di sản Hán Nôm, các văn bản thư tịch cổ và kết quả nghiên cứu của ngành khảo cổ học; sự tồn tại của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong tâm thức người Việt và các tộc người thiểu số trên nhiều vùng, miền của Tổ quốc và của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; khẳng định vai trò của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với việc hình thành bản sắc văn hóa, xây dựng con người Việt Nam và trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Bên cạnh đó, cuốn sách cũng đặt trọng tâm vào vấn đề tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương với tư cách một Di sản văn hóa thế giới, những biến đổi trong Lễ hội Đền Hùng ở Việt Nam, việc khai thác di tích và Lễ hội Đền Hùng trong hoạt động du lịch bền vững hiện nay và những vấn đề đặt ra cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng và bảo tồn di sản văn hóa nhân loại.

NXB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Năm XB: 2024
Tác giả: GS.TS. Tạ Ngọc Tấn - PGS.TS. Vũ Trọng Lâm (Đồng chủ biên)
Loại sách: Sách giấy + điện tử
Loại bìa:
Khổ sách: 16 x 24cm
Số trang: 348
Trọng lượng:
Quốc gia: Việt Nam
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Mã ISBN: 978-604-57-9523-1

Tham khảo thêm