No menu items!
Trang chủChính trịNgoại giaoTắc "làn đường đoàn kết", bất chấp quyết định...

Tắc “làn đường đoàn kết”, bất chấp quyết định của châu Âu, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới


Hội đồng Bộ trưởng Ba Lan tại cuộc họp ngày 12/9 đã thông qua nghị quyết cảnh báo tới Ủy ban châu Âu (EC) rằng, họ sẽ đơn phương gia hạn lệnh cấm vận đối với ngũ cốc Ukraine sau thời hạn ngày 15/9, nếu Brussels không đưa ra quyết định tương ứng. Kiev lập tức đưa ra cảnh báo với EC.

Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Bất chấp quyết định của châu Âu thế nào, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới. (Nguồn: Reuters)
Xuất khẩu ngũ cốc Ukraine: Bất chấp quyết định của châu Âu thế nào, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới. Trong ảnh: Bóng máy bay trực thăng trên một cánh đồng lúa mì ở Ukraine. (Nguồn: Reuters)

“Hội đồng Bộ trưởng (Ba Lan) kêu gọi Ủy ban châu Âu gia hạn sau ngày 15/9/2023, lệnh cấm nhập khẩu bốn sản phẩm nông nghiệp, bao gồm: lúa mì, ngô, hạt cải dầu (colza) và hạt hướng dương từ Ukraine tới 5 nước EU (Ba Lan, Slovakia, Hungary, Romania và Bulgaria); đề nghị hành động và có giải pháp ngay lập tức để các nhà sản xuất địa phương ở Ba Lan và Liên minh châu Âu yên tâm hoạt động ổn định và hiệu quả.

Nếu EC không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine sau ngày 15/9, Ba Lan sẽ đưa ra lệnh cấm như vậy ở cấp quốc gia”, chính phủ Ba Lan đã công bố rõ điều này trong một tuyên bố ra ngày 12/9.

Trước đó, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Robert Telus và người phát ngôn chính phủ Ba Lan Piotr Müller đều đã thông báo điều này với giới truyền thông.

“Ba Lan sẽ không tràn ngập ngũ cốc Ukraine”. Thủ tướng Morawiecki viết trên mạng xã hội X, bất chấp quyết định của các quan chức Brussels, Ba Lan sẽ không mở cửa biên giới.

Ông đính kèm bài đăng của mình một đoạn video của đảng Luật pháp và công lý cầm quyền, trong đó người đứng đầu chính phủ Ba Lan nhấn mạnh, “Ba Lan đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn từ Ukraine”. Đồng thời, khi bảo vệ lợi ích của Ba Lan, chính phủ sẽ bảo vệ lợi ích của cả vùng nông thôn.

Trong video, Thủ tướng Morawiecki nhấn mạnh rằng, chính “lập trường vững vàng” của Ba Lan đã dẫn đến việc nhập khẩu ngũ cốc Ukraine vào thị trường chung châu Âu phải tạm dừng. Ông lưu ý, trong khi Brussels đang quyết định có nên duy trì lệnh cấm vận đối với ngũ cốc Ukraine hay không, Ba Lan sẽ không cho phép thị trường Ba Lan bị thống trị bởi các sản phẩm nông nghiệp Ukraine.

Phát biểu trên Đài phát thanh Ba Lan, Bộ trưởng Telus cho biết, Bộ của ông khuyến nghị chính phủ Ba Lan thông qua nghị định xác nhận rằng, “ngũ cốc Ukraine sẽ không được đưa vào thị trường Ba Lan sau ngày 15/9”.

Tuy nhiên, ông đảm bảo Warsaw sẽ hỗ trợ việc vận chuyển ngũ cốc Ukraine qua lãnh thổ Ba Lan để đến thị trường các nước thứ ba, đặc biệt là tới châu Phi.

Trước đó, người phát ngôn chính phủ Ba Lan Piotr Müller cũng đã tiết lộ với giới truyền thông về quyết định trên của Ba Lan. Cảnh báo được gửi tới EU sẽ nhấn mạnh rằng, nếu EC không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine tới năm nước thành viên, Warsaw sẽ đưa ra quyết định tương ứng ở cấp quốc gia dựa trên điều khoản an ninh.

Hồi tháng 5, EC đã ra quyết định cấm nhập khẩu lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hướng dương từ Ukraine sang Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania trước sự kiên quyết của các nước này. Ngày 5/6, lệnh cấm được gia hạn đến ngày 15/9. Khi hạn này sắp đến, năm nước thành viên EU nói trên muốn gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine đến cuối năm, thậm chí yêu cầu mở rộng sang một số sản phẩm khác.

Trước tình hình này, chính quyền Ukraine khẳng định, nếu EC gia hạn lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine sau ngày 15/9, Kiev có thể xem xét các biện pháp tương tự.

Trong khi đó, EC đang thực sự gặp khó với “Làn đường đoàn kết” khi họ chưa thể tìm được một giải pháp thỏa đáng để các bên cùng có thể chấp nhận cho vấn đề xuất khẩu ngũ cốc Ukraine sang 5 nước láng giềng đều là các thành viên của EU.

Khi thời hạn 15/9 đã đến quá gần, phát ngôn viên của Ủy ban Nông nghiệp và thương mại châu Âu Miriam García Ferrer cho biết, các quan chức có liên quan đã gặp nhau 8 lần, các bên vẫn đang tích cực tìm kiếm giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực của “làn đường đoàn kết”, nhằm xác định các vấn đề và xem xét cách giải quyết. Đến hiện tại, “cùng với đại diện Kiev, họ đã chia sẻ dữ liệu và thông tin thống kê về xuất nhập khẩu ngũ cốc Ukraine, nhưng không có quyết định nào được đưa lên EC. Họ vẫn tiếp tục tìm kiếm một giải pháp mà cả hai bên cùng chấp nhận được”, phát ngôn viên Ferrer tiết lộ.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã dẫn đến các động thái trừng phạt và trả đũa lẫn nhau, trong đó, nhằm đối phó với việc các cảng Biển Đen của Ukraine bị phong tỏa, EU đã tạo ra “các tuyến đường đoàn kết” ở biên giới các nước thành viên châu Âu với Ukraine, để giúp nước này vận chuyển các thực phẩm, bao gồm cả ngũ cốc, xuất khẩu ra thị trường thế giới. Đến nay, Ukraine đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào các tuyến đường thay thế của EU.

Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của “các tuyến đường đoàn kết” là làm gia tăng lưu lượng nông sản từ Ukraine, gây ra sự phức tạp trên thị trường của 5 quốc gia láng giềng, bao gồm: Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Slovakia và Romania. Điều này khiến nông dân ở các nước này phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ ngũ cốc Kiev giá rẻ trên chính thị trường của họ.

Theo thống kê, từ khi “các làn đường đoàn kết” được khởi động cho đến cuối tháng 7/2023, 44 triệu tấn ngũ cốc, hạt hướng dương và các sản phẩm liên quan của Ukraine đã được vận chuyển từ quốc gia này. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều nhóm nông dân ở 5 quốc gia láng giềng với Ukraine tham gia biểu tình để phản đối tình trạng nhập khẩu nông sản ồ ạt từ Ukraine. Các nhà sản xuất ngũ cốc đã chặn một số cửa khẩu biên giới bằng các phương tiện nông nghiệp để phản ứng.

Tính đến tháng 4/2023, theo ước tính, EC cho biết, nông dân từ Ba Lan, Romania, Hungary, Bulgaria và Slovakia đã thiệt hại tổng cộng 417 triệu Euro bởi ngũ cốc từ Ukraine có giá rẻ hơn.

Trong khi đó, trong một diễn biến có liên quan ngũ cốc Ukraine, “các tuyến đường thay thế để xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine khó có thể so sánh với các tuyến đường qua Biển Đen”, Bộ Quốc phòng Anh mới đây đã nêu điều này trong một báo cáo. “Ukraine đã đạt được thành công khi sử dụng các phương pháp thay thế như đường sông, đường sắt và đường bộ để xuất khẩu ngũ cốc của mình; tuy nhiên, điều này khó có thể so sánh với năng lực của các tuyến xuất khẩu qua Biển Đen”, đánh giá nêu rõ.





Nguồn

Cùng tác giả

Thúc đẩy liên kết phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long đi vào thực tiễn

Hội nghị đánh giá điểm đến, đề xuất phát triển các chương trình du lịch liên kết Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long diễn ra ngày 22/10, tại thành phố Bạc Liêu.

Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường đối ngoại nhân dân, gắn kết tình cảm gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình đồng hành Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại Thành phố, ngày 22/10 tại Khu Du lịch Dragon Farm (thành phố Thủ Đức).

C.Ronaldo lập siêu phẩm sút phạt, thủ môn đứng chôn chân chịu thua

C.Ronaldo đã đóng góp bàn thắng tuyệt đẹp từ tình huống sút phạt giúp cho Al Nassr ngược dòng hạ gục Damac ở vòng 10 giải vô địch quốc gia Saudi Arabia.

Nhật Bản báo động về tình trạng mất ngủ ở người lao động

Khoảng 45,5% người lao động tại Nhật Bản ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi đêm. Đây là kết quả một cuộc khảo sát gần đây của chính phủ Nhật Bản, trong đó nêu rõ tình trạng mệt mỏi ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của người lao động.

Sớm “trình làng” dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an, Mỹ muốn gì trong xung đột Israel-Hamas?

Mỹ hối thúc LHQ ủng hộ quyền tự vệ của Israel, duy trì hỗ trợ nhân đạo trong xung đột Israel-Hamas và kêu gọi Iran ngừng xuất khẩu vũ khí.

Tin cùng chuyên mục

Nga-Trung Quốc ký một loạt thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này

Tập đoàn dầu mỏ Rosneft ngày 21/10 cho biết Nga và Trung Quốc đã ký khoảng 20 thỏa thuận trong khuôn khổ diễn đàn kinh doanh năng lượng Nga-Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh.

Giá xăng dầu hôm nay 22/10: Tuần leo dốc, thúc đẩy bởi xung đột Israel

Giá xăng dầu hôm nay 22/10, giá dầu WTI giao dịch ở mức 88,08 USD/thùng, giảm 0,29 USD/thùng so với phiên giao dịch trước, trong khi đó dầu Brent giao dịch mức 92,16 USD/thùng, giảm 0,22 USD/thùng so với phiên giao dịch trước.

Hoàn tất khâu trọng yếu, EAEU và Iran lạc quan về FTA trước cuối năm 2023

Việc soạn thảo FTA giữa EAEU và Iran đã hoàn thành và có thể được ký kết trước cuối năm nay.

Tuyên bố đấu với Hamas tới khi thắng, “cái giá” Israel phải trả cho chiến tranh là bao nhiêu?

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố, "Israel sẽ chiến đấu cho đến khi thắng" trong cuộc xung đột với Hamas ở Dải Gaza. Tuyên bố của Thủ tướng cho thấy, Israel sẽ không tạm dừng các cuộc không kích và sẽ tiến hành cuộc tấn công trên bộ nhằm vào Dải Gaza.

Gói kích thích kinh tế của Thủ tướng Kishida Fumio sẽ giải quyết mối lo ngại lớn nhất của cử tri?

Quốc hội Nhật Bản triệu tập phiên họp bất thường trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ chính phủ của Thủ tướng Kishida giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi ông nhậm chức hồi tháng 10/2021, lý do một phần liên quan cách thức xử lý tình trạng lạm phát tăng cao gần đây. Chính phủ dự định đệ trình 10 dự luật mới tại phiên họp bất thường này.

Giá cà phê vọt lên trên khắp các sàn, robusta xanh sàn 7 phiên liên tiếp, xuất khẩu robusta từ Brazil tăng mạnh

Xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 10 của Việt Nam đạt 17.838 tấn (khoảng 300 nghìn bao), đưa xuất khẩu 9,5 tháng đầu năm lên đạt tổng cộng 1.270.818 tấn (tương đương 20,18 triệu bao), giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, theo báo cáo dữ liệu sơ bộ từ Tổng cục Hải Quan Việt Nam.

Miền Bắc bật tăng tới 3.000 đồng/kg; miền Nam biến động trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 20/10, bất ngờ đảo chiều tăng ở nhiều địa phương. Đáng chú ý, thị trường miền Bắc tăng đến 3.000 đồng/kg, thương lái săn hàng nhộn nhịp.

Giá heo hơi hôm nay 19/10: Giảm 1.000 đồng/kg; các tỉnh, thành dao động trong khoảng 47.000

Giá heo hơi hôm nay 19/10, giảm tiếp 1.000 đồng/kg. Các tỉnh, thành dao dộng trong khoảng 47.000-53.000 đồng/kg.

Tin nổi bật

Tin mới nhất