Vùng rốn lũ Tân Hoá, Quảng Bình, là địa phương duy nhất của Việt Nam bầu chọn trong danh sách 260 làng du lịch đến từ 60 quốc gia tham dự giải, được UNWTO công nhận ngày 19/10.
Hệ thống hang động Tú Làn tráng lệ, thu hút rất nhiều du khách trong nước cũng như quốc tế. Ảnh Internet.
Bên cạnh đó, núi rừng Tân Hoá cũng có nhiều loại gỗ, dược liệu quý như: Dạ hương, huệ, lim, sến, gỗ mun, lát, kiền kiền và các loại tre nứa, song mây…, sa nhân, hà thủ ô, ngũ da bì, sâm trần, mật ong và các loại cây thuốc nam khác.Tú Làn Lodge - mô hình lưu trú thích ứng thời tiết độc đáo ở làng Tân Hoá. Ảnh Internet.
Do vị trí địa lý và cấu tạo đặc thù của địa hình, Tân Hóa nằm ở phía tây của dãy hoành sơn và sự án ngự bởi các dãy núi đá vôi nên mang đậm tính chất khí hậu cận nhiệt đới, thể hiện rõ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Quanh năm khí hậu nóng, ẩm ướt, mưa nhiều và rét đậm. Chính sự đa dạng về thời tiết đã tạo thuận lợi lớn để những người làm nông nghiệp phát triển các loại cây trồng. Song bên cạnh đó hàng năm xã Tân Hóa thường xảy ra lũ lụt, thời gian từ tháng 6- 9 (âm lịch). Do có nhiều hang động nên khi lũ lụt nước thoát chậm gây không ít khó khăn trong sản xuất phát triển kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân.Chèo thuyền vượt sông Rào Nan, băng qua những bản làng, nương ngô và cảnh đẹp núi rừng Tân Hoá. Về mặt văn hóa dân tộc, xã Tân Hoá tập trung chủ yếu là người Nguồn là tên gọi cộng đồng dân tộc thuộc nhóm Việt - Mường. Theo lời kể của những người lớn tuổi và gia phả của các dòng họ trong làng cho thấy tổ tiên của người Nguồn ở Tân Hoá đã đến khu vực này sinh sống từ khoảng 300 - 320 năm về trước. Người Nguồn có ngôn ngữ riêng, đặc trưng cùng các nét sinh hoạt văn hoá riêng biệt và các giá trị văn nghệ dân gian. Về nhà ở, trước đây người Nguồn làm nhà cột chôn, làm nhà rường cánh, xà luột, ai giàu có thì làm nhà chữ đinh lợp lá cọ. Ngày nay làm nhà tiền khách nền lát gạch hoa, sân phơi láng xi măng; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, đường làng ngõ xóm được xây dựng cơ bản bằng bê tông.Làng Tân Hoá phát triển thành “Làng du lịch thích ứng thời tiết”. Ảnh Internet.
Đến Tân Hóa, du khách không chỉ được ngắm cảnh đẹp hoang sơ của một làng quê yên bình mà còn được khám phá hệ thống hang Tú Làn, gồm: 10 hang động khác nhau với hệ thống thạch nhũ đẹp lung linh, huyền ảo.
Chính những vẻ đẹp của Tân Hoá, chiều 19/10, tại Samarkand, Uzbekistan, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã vinh danh Tân Hóa (xã Tân Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình) là Làng du lịch tốt nhất thế giới.
Tân Hóa là địa phương duy nhất của Việt Nam bầu chọn trong danh sách 260 làng du lịch đến từ 60 quốc gia tham dự giải, được UNWTO công nhận. Giải thưởng là một sáng kiến toàn cầu của UNWTO nhằm mục đích nêu bật những ngôi làng nơi du lịch bảo tồn và phát huy các giá trị, sản phẩm và lối sống dựa vào cộng đồng và nông thôn, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới và tính bền vững.
Diêm Giang
Bình luận (0)