Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp nâng cao Chỉ số PAR INDEX

Theo công bố của Bộ Nội vụ về Chỉ số PAR INDEX năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đạt 85,98 điểm, xếp hạng 55/63 tỉnh, thành phố (giảm 0,7 điểm và giảm 19 bậc so với năm 2023. Qua phân tích, đối chiếu điểm số, 6/8 lĩnh vực giảm điểm. Kết quả này cho thấy các sở, ngành, địa phương trong tỉnh cần nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nguyên nhân dẫn đến giảm hạng các chỉ số để có những giải pháp khắc phục hiệu quả trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Báo Ninh ThuậnBáo Ninh Thuận24/06/2025

Nhận diện nguyên nhân

Chỉ số PAR INDEX là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) với mục tiêu đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả CCHC hằng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước trong từng giai đoạn. Bộ tiêu chí xác định Chỉ số CCHC cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí, 88 tiêu chí thành phần, với thang điểm là 100 điểm. Trong năm 2024, tỉnh có nhiều nỗ lực chỉ đạo và tổ chức triển khai công tác CCHC; các đơn vị xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể theo nhiệm vụ được phân công… Qua đó, từng bước cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, giảm chi phí, thời gian thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả Chỉ số PAR INDEX không đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra. Kết quả, tỉnh Ninh Thuận có 2/8 lĩnh vực tăng điểm, trong khi đó có 6/8 lĩnh vực giảm điểm so với năm 2023 (cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số).

Quảng trường 16 Tháng 4 (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm). Ảnh: Văn Nỷ

Về vị thứ, Ninh Thuận xếp thứ 55/63 tỉnh, thành phố, giảm 19 bậc so với năm 2023. Trong 8 lĩnh vực của Chỉ số PAR INDEX chỉ có 1/8 lĩnh vực tăng vị thứ, còn lại 7/8 lĩnh vực giảm vị thứ so với năm 2023 (công tác chỉ đạo điều hành CCHC; cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện, chính quyền số).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm điểm, giảm thứ hạng về Chỉ số PAR INDEX. Qua phân tích, cho thấy: Cải cách thể chế, kết quả triển khai của tỉnh bằng văn bản chưa đạt điểm tối đa. Nguyên nhân do chưa xử lý kiến nghị văn bản trái pháp luật đạt yêu cầu và chưa cập nhật văn bản thuộc trách nhiệm của địa phương trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Đồng thời, kết quả khảo sát đại biểu HĐND tỉnh, lãnh đạo cấp sở, cấp huyện, cấp phòng đánh giá chưa cao; cải cách chế độ công vụ vẫn còn cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn về trình độ; có lãnh đạo cấp sở, cấp phòng thuộc sở, ngành bị kỷ luật; cải cách tài chính công bị trừ điểm do báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công gửi chậm so với thời gian quy định… Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế nêu trên do một số tiêu chí thành phần trong Bộ Chỉ số thuộc về quyền thực hiện của tổ chức, công dân (việc nộp hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến; thanh toán trực tuyến) nên kết quả chưa đạt được mục tiêu đề ra; một số nội dung không đạt điểm hoặc chưa đạt điểm tối đa thuộc về lỗi chủ quan của cơ quan, đơn vị tham mưu. Công tác CCHC của tỉnh qua khảo sát, đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Nội dung này phụ thuộc cách đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh.

Quyết tâm nâng cao chỉ số PAR INDEX

Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và điểm hạn chế trong năm 2025, tỉnh Ninh Thuận phấn đấu Chỉ số PAR INDEX của tỉnh tăng từ 1 điểm trở lên; điểm số PAR INDEX đạt từ 86,98 điểm trở lên. Về vị thứ, phấn đấu Chỉ số PAR INDEX của tỉnh tăng từ 10 bậc trở lên; 6/8 chỉ số thành phần tăng điểm và 6/8 chỉ số thành phần tăng bậc so với năm 2024.

Để thực hiện được mục tiêu trên, ngoài nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh công tác CCHC trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Chỉ thị số 39-CT/TU ngày 30/11/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện hiệu quả công tác CCHC trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 theo Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung triển khai đạt hiệu quả, đúng tiến độ đối với các nhiệm vụ được giao. Trong đó, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ CCHC. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao chất lượng đạo đức công vụ; thường xuyên kiểm tra, giám sát về tinh thần, thái độ, tác phong, lề lối làm việc, tiến độ và hiệu quả thực thi công vụ, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý.

Tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các quy định TTHC liên quan đến người dân, doanh nghiệp, triển khai các giải pháp thiết thực để tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và tiếp nhận, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển kinh tế, doanh nghiệp, thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước các cấp, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, dữ liệu số. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số. Các cơ quan, đơn vị tiên phong, gương mẫu sử dụng các nền tảng số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức…

Đối với các nội dung thuộc công tác CCHC, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu 100% văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp được ban hành theo đúng tiến độ và được kiểm tra theo đúng quy định; cập nhật và công bố kịp thời 100% các TTHC theo quy định. Tiếp tục phấn đấu giảm thời gian giải quyết đối với 10% tổng thời gian giải quyết TTHC trên các lĩnh vực. Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đạt trên 80%; 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tránh sự chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ; 100% các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được phê duyệt Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, viên chức theo quy định hiện hành; 100% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định của tỉnh; 100% công chức, viên chức cấp tỉnh có trình độ phù hợp với tiêu chuẩn vị trí việc làm; 100% các cơ quan, đơn vị thực hiện lộ trình tinh giảm biên chế theo đúng chủ trương và chỉ tiêu đã đề ra; thực hiện thu ngân sách năm 2025 của tỉnh đạt hoặc vượt chỉ tiêu Chính phủ giao.

Nguồn: https://baoninhthuan.com.vn/news/153715p1c30/tap-trung-thuc-hien-hieu-qua-cac-giai-phap-nang-cao-chi-so-par-index.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm
Hình ảnh ruộng bậc thang ở Phú Thọ dốc thoai thoải, sáng đẹp tựa gương soi trước vụ cấy

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm