Trang chủNewsKinh tếTham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là đòn bẩy...

Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu là đòn bẩy cho kinh tế Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển bền vững

Hội nhập càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC), bên cạnh lợi ích phát triển kinh tế, các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức dài hạn và dai dẳng do dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.

Nội dung trên được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Thúc đẩy sự tham gia GVC hướng tới chuyển đổi số và phát triển bền vững” (CIECI 2023) do Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN tổ chức ngày 24/11/2023.

Hội thảo quốc tế CIECI 2023 thu hút sự tham gia của hơn 200 nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, học giả quốc tế…

Đây là hội thảo lần thứ 11 trong chuỗi hội thảo thường niên về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế (CIECI) được khởi xướng từ năm 2013. Hội thảo là kết quả phối hợp tổ chức giữa Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN, Viện Friedrich Naumann Foundation for Freedom tại Việt Nam (FNF Việt Nam); Trường Đại học Adelaide, Úc; Trường Đại học Salento, Ý; Trường Đại học Rangsit, Thái Lan; Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chính Minh; Trường Đại học Ngoại Thương; Trường Đại học Sofia, Bulgari và Trường Đại học Saint-Louis – Bruxelles, Bỉ.

Theo PGS.TS Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, hiểu được chuỗi giá trị toàn cầu đang thay đổi trong kỷ nguyên số và sự chuyển đổi này phù hợp với sự phát triển bền vững như thế nào sẽ giúp các quốc gia thích ứng với thực tế kinh tế mới và tìm ra chính sách cần thiết.

Theo PGS.TS Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế – ĐHQGHN.

Đồng quan điểm, các chuyên gia tại hội thảo cũng cho rằng, trong thập kỷ qua khu vực Đông Á và Nam Á đã phải đối mặt với chủ nghĩa bảo hộ và chống toàn cầu hóa với mức độ ngày càng gia tăng trong thương mại khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó những bất ổn gần đây như đại dịch COVID-19; chiến tranh thương mại Mỹ – Trung; chiến tranh quân sự Nga-Ukraine; áp lực lạm phát; đứt gãy GVC; suy thoái kinh tế khu vực và trên thế giới sẽ dẫn đến những chính sách hướng nội hơn, gia tăng chủ nghĩa bảo hộ và tình trạng phân mảnh trong các thỏa thuận thương mại. Những thách thức này dẫn đến nhu cầu về cơ chế thương mại mới, sự thống nhất giữa các chính sách ở cả cấp độ toàn cầu, khu vực và quốc gia.

Mặt khác, tham gia sâu vào thương mại quốc tế và GVC mang lại sự phục hồi toàn diện cho các quốc gia, tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững trong quá trình chuyển đổi xanh và chuyển đổi số. Song trong khoảng thời gian gần đây một số GVC đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Do vậy, các diễn giả CIECI 2023 không chỉ tập trung vào thực tiễn tham gia vào GVC mà còn chỉ ra những thách thức, rủi ro phát sinh trong quá trình này, mang lại những hàm ý chính sách cho chính phủ, các chiến lược quản trị ở doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự phục hồi và tính bền vững khi tham gia vào GVC.

Các diễn giả tham gia trao đổi trong phiên thảo luận bàn tròn

Tại các phiên song song của hội thảo diễn ra vào buổi chiều cùng ngày, các chuyên gia đã mang tới những đánh giá về 5 nội dung: Chuyển đổi số và đổi mới trong GVC; Thực hành bền vững trong GVC; Các vấn đề về năng lực phục hồi và quản trị trong GVC; Mô hình, đặc điểm và chính sách của GVC và Dịch vụ hoá và phân tích cấp độ doanh nghiệp ở Đông Á.

Sách kỷ yếu của CIECI 2023

Hội thảo Quốc tế CIECI 2023 lần thứ 11 đã khép lại thành công, là mốc son đáng nhớ góp phần khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng trong việc mang lại những nghiên cứu giá trị cho hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Sau hội thảo, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, quản lý Nhà nước, các nhà khoa học và quản trị doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm được những luận cứ khoa học, thực tiễn toàn diện và xác đáng hơn, để phát huy những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam.

Ngoài ra, việc kết nối các chuyên gia, học giả, giảng viên, người học và doanh nghiệp trong nước và quốc tế tại hội thảo cũng góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo về kinh tế và kinh doanh ở các trường đại học trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.

Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế là một đơn vị thành viên của ĐHQGHN. Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, Trường không ngừng nâng cao chất lượng về đào tạo, nghiên cứu khoa học và các dịch vụ khác nhằm hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng nghiên cứu, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh. Trường được xã hội biết đến như là một trường đại học trẻ, năng động, có tầm nhìn và quyết tâm phát triển theo hướng chất lượng và đẳng cấp quốc tế

Trường đã và đang khẳng định được vị trí trong nước cũng như trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu. Với định hướng nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn, trường triển khai nhiều đề tài, dự án nghiên cứu có khả năng ứng dụng cao, được chuyển giao cho các cơ quan chính phủ, địa phương và doanh nghiệp. Với chiến lược quốc tế hóa giáo dục, Trường đẩy mạnh các hoạt động trao đổi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu nhằm đưa trường trở thành trung tâm tri thức của khu vực và toàn cầu.

Vị thế và uy tín của Nhà trường đang dần được củng cố và nâng cao. Trường đã được ghi nhận là đơn vị chủ lực, tiên phong, dẫn đầu đóng góp chính vào kết quả xếp hạng ĐHQGHN đứng top 450-500 thế giới ở lĩnh vực Kinh doanh và Nghiên cứu Quản lý do Bảng xếp hạng QS danh tiếng công bố vào năm 2022, cũng là đơn vị đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xếp hạng.

UEB

Cùng chủ đề

Tập huấn về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí

Tham dự hội nghị có 184 đại biểu là cán bộ lãnh đạo, nhân viên, phóng viên đến từ Hội Nhà báo tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Chi hội Nhà báo phóng viên thường trú, Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn...

Chuyển đổi số phục vụ người dân

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, đòi hỏi khách quan và được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, đồng thời là công việc mới, khó, nhạy cảm. Mục đích cuối cùng của chuyển đổi số là phục vụ con người, trên tinh thần lấy con người là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu, là động lực, nguồn lực phát triển.

Chờ đợi các giải pháp cụ thể

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên năm 2024: Chờ đợi các giải pháp cụ thểKhông có lấn cấn nào về sự tiên phong của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thực hiện chiến lược xanh, nhưng cộng đồng doanh nghiệp vẫn gửi đi thông điệp rất trông đợi các giải pháp cụ thể, mạnh mẽ từ Chính phủ. ...

Chuyển đổi xanh để phát triển du lịch bền vững

Theo ông Vũ Thế Bình, du lịch có trách nhiệm gắn với giữ gìn môi trường để phát triển bền vững đã và đang trở thành xu hướng được cả thế giới quan tâm. Đó là lý do VITM Hà Nội 2024 quyết định lựa chọn chủ đề “Du lịch Việt Nam-Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững” (Vietnam Tourism - Green transition for sustainable development) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam chuyển...

Thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, học bán hàng trên TikTok

17/03/2024 | 17:37 TPO - Tuổi trẻ Đà Nẵng triển khai nhiều mô hình đồng hành cùng thanh niên nông thôn tiếp cận chuyển đổi số, khởi nghiệp, lập nghiệp trong ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới" năm 2024. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các tay đua mô tô nước biểu diễn những màn lướt sóng đẹp mắt

VOV.VN - Hôm nay (22/3) Aquabike Promotion - nhà quảng bá cho giải đua đã chính thức công bố danh sách 55 tay đua đến từ 26 quốc gia, đăng ký thi ở cả 4 hạng mục thi đấu. Đại diện Aquabike Promotion cho biết, trước đó website của giải thông báo có 62 tay đua đăng ký nhưng đến giờ phút chót, một số tay đua không thể tham dự giải đấu này. Hiện chỉ có 55 tay đua...

Bài đọc nhiều

Đội tàu bay thương mại đăng ký quốc tịch Việt Nam đang giảm

Số lượng máy bay đăng ký quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 15/3/2024 là 222 chiếc, trong đó tàu bay thương mại còn 203 chiếc, giảm 6 chiếc so tháng 2/2024 và giảm 21 chiếc máy bay so với cùng kỳ năm 2023. Dự báo cung tải và giá vé hàng không nội địa sẽ khá căng thẳng trong đọt cao điểm hè 2024. Theo...

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắt

Sắc xanh phủ rộng, cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ dẫn dắtĐà tăng lan toả ở phần đông các mã chứng khoán cùng sự trỗi dậy của nhóm ngân hàng, chứng khoán, bán lẻ đã giúp VN-Index tăng tới 18 điểm. Tăng ấn tượng Bất chấp một lượng lớn cổ phiếu trong phiên giao dịch đột biến ngày 18/3 trước đó trở về...

TP.HCM không lấy ưu đãi thuế để thu hút đầu tư

Sau hơn 6 tháng thực hiện Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, địa phương bước đầu thu hút được một số nhà đầu tư chiến lược rót vốn vào các dự án công nghệ cao theo đúng định hướng. Nhà đầu tư vẫn muốn ưu đãi thuế Một trong những vấn đề quan trọng nhất...

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế

Tìm giải pháp đột phá để tăng tốc phát triển kinh tế - xã hộiTổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đảng lần thứ XIV họp phiên đầu tiên để thảo luận về Dự thảo Đề cương Báo cáo Đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Quan điểm chung là, cần có giải pháp đột phá để hoàn thành ở mức...

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch sôi động, VN-Index vượt 1.280 điểm

Nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ giao dịch sôi động, VN-Index vượt 1.280 điểmGiao dịch trên thị trường tiếp tục diễn ra sôi động với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 37.900 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền có phần tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Bước sang phiên giao dịch ngày 22/3, thị trường tiếp tục giữ được...

Cùng chuyên mục

Giá vàng tiếp đà giảm, nhà đầu tư thua lỗ đến 3,7 triệu đồng/lượng

Thời điểm 17h chiều ngày 24/3/2024, giá vàng SJC trong nước biến động nhẹ so với rạng sáng cùng ngày. Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn - SJC niêm yết giá vàng SJC chiều mua vào ở mức 78 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 80,3 triệu đồng/lượng. So với rạng sáng cùng ngày, giá vàng SJC tại đơn vị này được điều chỉnh giảm nhẹ 20.000 đồng ở chiều bán ra...

Khánh thành nhà máy công nghiệp 1.443 tỷ đồng tại Thanh Hoá

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam do Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam làm chủ đầu tư có quy mô diện tích 66,44 ha, với tổng vốn đầu tư 1.443,220 tỷ đồng. Ngày 20/3, tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Công ty TNHH công nghiệp SAB Việt Nam thuộc Tập đoàn Weixing tổ chức lễ...

Sasco đặt mục tiêu lãi 343 tỷ đồng

Sasco lên kế hoạch doanh thu tăng 5% lên 2.903 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 3% lên 343 tỷ đồng dù dự đoán hoạt động kinh doanh có thể chịu tác động bởi xung đột vũ trang, lạm phát, giá nhiên liệu tăng cao. HĐQT Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã khoán: SAS)...

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn tỉnh đạt trên 27.000 tấn, trong đó muối trắng trải bạt là hơn 7.300 tấn, còn lại là muối sản...

Mới nhất

Mới nhất