Trang chủChính trịNgoại giaoThị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar sẵn sàng...

Thị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar sẵn sàng chào đón Việt Nam!

Theo Đại sứ Qatar tại Việt Nam Khalid Ali Abdullah Abel, việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Qatar trong ngành Halal có thể giúp bảo đảm an ninh lương thực, không chỉ cho hai quốc gia mà còn cho toàn thế giới, đồng thời thúc đẩy kinh tế và du lịch song phương.

Đại sứ Qatar tại Việt Nam
Đại sứ Qatar tại Việt Nam Khalid Ali Abdullah Abel. (Nguồn: ĐSQ Qatar tại Việt Nam)

Trước thềm Hội nghị Halal toàn quốc “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam”, Đại sứ Qatar tại Việt Nam Khalid Ali Abdullah Abel đã chia sẻ về tiềm năng hợp tác Việt Nam-Qatar trong ngành công nghiệp Halal, đồng thời đưa ra lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal.

Việt Nam đang hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030. Đại sứ có thể đánh giá triển vọng của ngành công nghiệp Halal tại Việt Nam?

Ngành công nghiệp Halal không chỉ đơn thuần là thực phẩm, mà là một hệ sinh thái bao trùm từ sản xuất thực phẩm cho đến hàng hóa tiêu dung, dịch vụ. Từ ‘Halal’ là một thuật ngữ Arab có nghĩa “được phép” hoặc “hợp pháp” theo Luật Hồi giáo. Do đó, người Hồi giáo phải bảo đảm rằng bất cứ thứ gì họ tiêu thụ đều có nguồn gốc từ Halal.

Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển ngành công nghiệp Halal nhờ vị trí địa lý gần các quốc gia Hồi giáo lớn (Indonesia và Malaysia) được coi là thị trường Halal lớn nhất. Bên cạnh sản lượng nông nghiệp khổng lồ (rau, trái cây, gạo, cà phê, trà, hạt tiêu, gia vị, cao su, hạt điều….), Việt Nam cũng có thể tận dụng tất cả các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết với các đối tác để thúc đẩy lĩnh vực Halal. Với những lợi thế đó, tôi tin rằng tương lai của ngành công nghiệp Halal tại Việt Nam rất hứa hẹn.

Việt Nam đã định vị được tầm quan trọng của ngành công nghiệp Halal và có nhiều hành động tích cực để thúc đẩy ngành này, như thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia. Tôi cho rằng đây là một bước tiến quan trọng để tiếp cận các thị trường Halal lớn.

Ngoài ra, tôi được biết rằng Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”. Đề án này sẽ giúp làm sâu sắc hơn mối quan hệ của Việt Nam với các nước Hồi giáo lớn và mở đường cho các sản phẩm của Việt Nam vào thị trường Halal.

Thị trường Halal đang bùng nổ trên toàn cầu và ngành công nghiệp Halal có lợi cho sự phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Như chúng ta đã biết, thị trường Halal chiếm 25% dân số thế giới và các sản phẩm Halal đạt gần 2,3 nghìn tỷ USD. Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để phát triển ngành công nghiệp quan trọng này và cần đầu tư hơn nữa vào thị trường Halal. Tôi tin rằng, những bước đi đúng đắn sẽ dẫn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Halal và thu hút thêm khách du lịch từ các nước Hồi giáo tới Việt Nam.

“Việt Nam đã định vị được tầm quan trọng của ngành công nghiệp Halal và có nhiều hành động tích cực để thúc đẩy ngành này, như thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia. Tôi cho rằng đây là một bước tiến quan trọng để tiếp cận các thị trường Halal lớn.” (Đại sứ Qatar tại Việt Nam Khalid Ali Abdullah Abel)

Vậy Việt Nam và Qatar đang đứng trước những cơ hội, tiềm năng hợp tác gì trong ngành công nghiệp Halal rộng lớn? Đại sứ có thể chia sẻ một số ưu tiên của Đại sứ quán để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này không?

Nhà nước Qatar là một quốc gia Hồi giáo quan tâm đặc biệt đến các sản phẩm Halal, và những nỗ lực của Qatar trong lĩnh vực này đã được thế giới ghi nhận. Có thể nói, cơ hội hợp tác giữa Qatar và Việt Nam trong lĩnh vực Halal là rất rộng lớn, ví dụ như việc cấp chứng chỉ Halal. Bên cạnh đó, Qatar có thể giúp Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghiệp Halal, cũng có thể giúp đào tạo người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này.

Qatar là một trung tâm kinh tế Halal đang phát triển mạnh mẽ và đã khẳng định vị thế là một quốc gia dẫn đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm Halal của khu vực với các công ty chủ chốt trên thị trường như Hassad Food, qua đó thúc đẩy an ninh lương thực, tính bền vững và đổi mới sáng tạo. Thị trường Halal của Qatar trị giá 156,4 tỷ USD và đang thúc đẩy tinh thần hợp tác thông qua các sáng kiến ​​của Bộ Thương mại và Công nghiệp Qatar và các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này.

Hơn nữa, Chính phủ Nhà nước Qatar đã thành lập Nhóm Kiểm soát chất lượng Halal (HQC) cam kết cung cấp các giải pháp toàn diện giúp các doanh nghiệp vượt qua những thách thức trong lĩnh vực này. Cách tiếp cận chính của nhóm này là hợp tác chặt chẽ với các cơ quan chủ chốt chịu trách nhiệm quản lý và xác minh tiêu chuẩn Halal của các sản phẩm nhập khẩu. Nhóm Kiểm soát chất lượng Halal đã có kinh nghiệm chứng nhận Halal trong nhiều thập kỷ thông qua các cơ quan chứng nhận Halal tại châu Âu.

Về phần mình, tôi sẽ hết sức để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp Halal. Như bạn đã biết, ngành nông nghiệp của Việt Nam rất lớn nhưng lại thiếu một số yếu tố kỹ thuật quan trọng, chẳng hạn như sản xuất, dịch vụ và cơ sở hạ tầng.

Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Qatar trong lĩnh vực này có thể giúp bảo đảm an ninh lương thực, không chỉ cho hai quốc gia mà còn cho toàn thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta còn thúc đẩy hợp tác kinh tế và du lịch song phương.

Hơn nữa, Việt Nam nổi tiếng với sản lượng thủy sản lớn, trong khi Qatar lại là một trong những nước nhập khẩu lớn. Hai nước chúng ta có thể hợp tác trong lĩnh vực này bằng cách áp dụng tất cả các quy trình an toàn, để Qatar bắt đầu nhập khẩu hải sản từ Việt Nam.

Chúng ta cũng có thể hợp tác kết nối các doanh nghiệp ở cả hai nước để họ trực tiếp làm việc, đưa Việt Nam thâm nhập thị trường Halal Trung Đông.

Đại sứ Qatar tại Việt Nam
Đại sứ Qatar Khalid Ali Abdullah Abel gặp Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công thảo luận về triển vọng hợp tác thương mại song phương, tháng 8/2023. (Nguồn: ĐSQ Qatar tại Việt Nam)

Đại sứ có nhắn nhủ điều gì với các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm theo tiêu chuẩn Halal không?

Tiêu chuẩn Halal ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng trên toàn cầu, đặc biệt về mặt vệ sinh, an toàn và mang lại cơ hội lớn cho nhiều quốc gia. Do đó, lời khuyên của tôi dành cho các doanh nghiệp Việt Nam như sau:

Trước hết, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm kiếm chứng nhận Halal từ các quốc gia Hồi giáo trong khu vực hoặc ở Trung Đông để đạt được tiêu chuẩn Halal.

Thứ hai, doanh nghiệp cần tăng cường kết nối thương mại với các công ty Halal ở các quốc gia Hồi giáo và áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn Halal đối với các sản phẩm và dịch vụ Halal.

Thứ ba, nên cân nhắc thuê các chuyên gia về tiêu chuẩn Halal từ các quốc gia Hồi giáo. Ngoài ra, cần phải chú ý hơn đến tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Cuối cùng và trên hết là sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp Halal.

Vậy đối với thị trường Halal trị giá 156,4 tỷ USD của Qatar, cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nằm ở đâu và họ cần lưu ý điều gì, thưa Đại sứ?

Có rất nhiều cơ hội hợp tác thuận lợi giữa hai quốc gia chúng ta, bởi thị trường Halal của Qatar cần khối lượng lớn các mặt hàng nông sản, trong đó Việt Nam có thể đóng góp một phần lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam có sản lượng thủy sản lớn và có thể xuất khẩu một số sản phẩm này sang Qatar.

Tuy nhiên, như tôi đã đề cập ở trên, các doanh nghiệp Việt Nam nên chú ý đến vệ sinh, an toàn, và tìm kiếm chứng nhận Halal từ các quốc gia Hồi giáo trong khu vực hoặc ở Trung Đông, đạt được tiêu chuẩn Halal; tăng cường kết nối thương mại với các công ty Halal tại Qatar; áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn Halal và các sản phẩm và dịch vụ Halal; thuê các chuyên gia về tiêu chuẩn Halal từ các quốc gia Hồi giáo để đào tạo người Việt Nam làm việc trong lĩnh vực này; và chú ý nhiều đến tính minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc.

Xin cảm ơn Đại sứ!

“Về phần mình, tôi sẽ hết sức để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp Halal.” (Đại sứ Qatar tại Việt Nam Khalid Ali Abdullah Abel)
Đại sứ Qatar tại Việt Nam
Qatar là một trung tâm kinh tế Halal đang phát triển mạnh mẽ. (Nguồn: The Peninsula Qatar)





Nguồn: https://baoquocte.vn/thi-truong-halal-tri-gia-1564-ty-usd-cua-qatar-san-sang-chao-don-viet-nam-290521.html

Cùng chủ đề

Việt Nam, Malaysia tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và Halal

Nhân dịp Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến 23/11, đoàn Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có buổi làm việc với Công ty Năng lượng tái tạo TNB Renewables Sdn Bhd tại khách sạn Shangri-La vào ngày 22/11. Đoàn Bộ Công Thương Việt Nam làm việc với đại diện Tập đoàn Phát triển Halal...

Việt Nam cần có thêm nhiều Hội nghị, triển lãm về sản phẩm Halal

Đây là nội dung được bà Phạm Thị Bích Phượng - Giám đốc Kinh doanh của Công ty CP Thực phẩm Sao Khuê (SKFoods) chia sẻ tại Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra ngày 22/10 vừa qua tại Hà Nội.

Tạo cơ hội hợp tác quốc tế

Hội nghị do Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp tổ chức. Cùng dự có Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Thủ tướng với các đại biểu tham dự Hội nghị. Thủ tướng tham quan một số gian hàng...

Biến Việt Nam thành một mắt xích của chuỗi cung ứng cho thị trường Halal 10.000 tỉ USD

Thị trường Halal toàn cầu dự báo có quy mô lên tới 10.000 tỉ USD trước năm 2030, trải rộng trên khắp thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo. Ngành công nghiệp Halal gồm nhiều lĩnh vực đa dạng từ nông nghiệp, du lịch, dệt may, dược, mỹ phẩm cho tới các ngành công nghiệp hỗ trợ, dây...

Đưa Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu

DNVN - "Chúng tôi mong muốn phát triển ngành Halal Việt Nam thực sự trở thành một ngành thế mạnh, đưa Việt Nam trở thành một điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng các sản phẩm, dịch vụ Halal trên thế...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.

Giá tăng cao đặt ra nhiều thách thức cho ngành, lý do xuất khẩu tiêu Campuchia giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 16/12/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Giá vàng “sáng cửa” tăng, càng giảm càng nên mua? USD có cản đường kim loại quý?

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 ghi nhận vàng thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Chuyên gia cho rằng, các đợt giảm giá sẽ thu hút nhà đầu tư mua vào và vàng sẽ bắt đầu tăng trở lại vào những tháng đầu năm 2025.

Ba giải thưởng khoa học và công nghệ hấp dẫn đến từ Italy

Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italy đã thành lập ba giải thưởng dành cho các nhà nghiên cứu và nhà sáng tạo xuất sắc của Italy và nước ngoài đã thúc đẩy khoa học và công nghệ trong hợp tác quốc tế.

Xây dựng mô hình chăm sóc y tế thân thiện trong trường học

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam và AstraZeneca tổ chức Hội thảo "Tham vấn ý kiến về Rà soát chính sách dự phòng Bệnh không lây nhiễm (BKLN) cho học sinh, sinh viên và Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng mô hình chăm sóc y tế thân thiện trong trường học".

Bài đọc nhiều

Doanh nhân Phạm Đình Thương và những bước chân không nghỉ hướng về quê hương Việt Nam

Ra nước ngoài với hoài bão thay đổi tương lai của bản thân và gia đình, khi trở về mang theo những yêu thương đóng góp xây dựng quê hương, doanh nhân Phạm Đình Thương và SUN SHINE đã trở thành một trong những doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật có những đóng góp tích cực cho Việt Nam.

Leo dốc khoảng 2%, đạt mức cao nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 14/12, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 13/12), giá dầu “leo dốc” khoảng 2%, đạt mức cao nhất trong 3 tuần.

Tạo sức bật đưa Việt Nam bắt kịp với thế giới

Baoquocte.vn. Việt Nam xác định lộ trình thực hiện thí điểm thị trường carbon trên tinh thần “vừa làm, vừa hoàn thiện” để đón đầu, bắt kịp xu hướng thế giới.

Canada tính kế đối phó chính sách thuế quan tiềm tàng từ Mỹ, thậm chí xóa sổ “chỗ dựa” của Washington

Ngày 13/12, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tuyên bố, nước này sẽ đáp trả quyết liệt nếu Mỹ áp thuế vô lý đối với hàng xuất khẩu từ xứ sở lá phong.

Thái Lan đẩy nhanh Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia kinh phí 300 tỷ Baht

Ngày 13/12, Bộ trưởng Giao thông Thái Lan, ông Suriya Jungrungreangkit, đã công bố kế hoạch đẩy nhanh giai đoạn hai của Dự án nâng cấp hệ thống đường sắt quốc gia.

Cùng chuyên mục

Giá vàng “sáng cửa” tăng, càng giảm càng nên mua? USD có cản đường kim loại quý?

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 ghi nhận vàng thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Chuyên gia cho rằng, các đợt giảm giá sẽ thu hút nhà đầu tư mua vào và vàng sẽ bắt đầu tăng trở lại vào những tháng đầu năm 2025.

Giá tăng cao đặt ra nhiều thách thức cho ngành, lý do xuất khẩu tiêu Campuchia giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 16/12/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Kim ngạch thương mại Việt Nam-Ấn Độ hướng tới mục tiêu 20 tỷ USD năm 2025

Dự kiến, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ trong năm nay sẽ vượt 15 tỷ USD là cột mốc đã được lãnh đạo hai nước đặt ra và dự kiến sẽ đạt 20 tỷ USD trong thời gian tới.

Một quốc gia châu Âu chính thức là thành viên mới của CPTPP

Ngày 15/12, Anh trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Sự kiện được đánh giá là thỏa thuận thương mại lớn nhất của nước này kể từ sau Brexit.

Bận rộn với những “sân chơi mới”, Trung Quốc nỗ lực tạo thế “cân bằng chiến lược” với Mỹ và EU

Những nỗ lực mạnh mẽ của Trung Quốc gần đây nhằm xây dựng quan hệ thương mại với các quốc gia khác nhau là cách mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tạo ra "sự cân bằng chiến lược" cho mối quan hệ phức tạp với Mỹ và EU.

Mới nhất

Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội – Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới

Ngày 15/12, đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến động viên, bàn giao các công trình thuộc khu tái định cư và tặng quà cho nhân...

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La

Ngày 15/12, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng làm Trưởng đoàn, đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và...

HLV Shin Tae-yong: Indonesia thua Việt Nam do cách biệt trình độ

"Đầu tiên, tôi gửi lời chúc mừng tới tuyển Việt Nam và ông Kim Sang-sik với chiến thắng này. Đội chúng tôi có nhiều cầu thủ trẻ tuổi, nên có những khoảng cách trình độ với các cầu thủ kinh nghiệm của tuyển Việt Nam. Các cầu thủ Indonesia cũng đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn có...

HLV Kim Sang-sik: Rất khó thắng đậm Indonesia

"Các cầu thủ cũng mong có nhiều bàn thắng. Tôi biết người hâm mộ mong có nhiều bàn và tôi cũng kì vọng vậy, nhưng thực tế rất khó. Quang Hải đã ghi 1 bàn để mang về chiến thắng. Chúng tôi đã giành 3 điểm quan trọng và tôi cảm ơn toàn đội vì đã cố gắng",...

Mới nhất