Trang chủPolitical ActivitiesThủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng...

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024

(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024- Ảnh 1.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, điều hành chủ động, linh hoạt, hài hòa, kịp thời, hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất, tỷ giá, tín dụng để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024 về điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024, tuy nhiên tăng trưởng tín dụng đến tháng 3 và Quý I năm 2024 mới đạt khoảng 0,9%. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tiếp tục theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả hơn; thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024 và các văn bản liên quan nhằm ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

b) Khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tăng trưởng tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân; chỉ đạo các tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống như tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu và thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục có chính sách đột phá các gói tín dụng ưu đãi góp phần tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân.

c) Khẩn trương rà soát toàn diện, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng kết quả thực hiện hạn mức tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 hiệu quả, khả thi, kịp thời hơn nữa, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đã đề ra trong năm 2024 và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định.

d) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phù hợp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng, phục vụ, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 18/CĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2024.

đ) Chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức tín dụng:

– Thực hiện công khai mặt bằng lãi suất cho vay, việc triển khai các gói tín dụng trước ngày 10 tháng 4 năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thường thực Chính phủ tại Thông báo số 134/TB-VPCP ngày 02 tháng 4 năm 2024; tổ chức nào không thực hiện thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý nghiêm theo thẩm quyền và công khai theo quy định của pháp luật.

– Tiếp tục tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…, nỗ lực phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay để góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho người dân và không ngừng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

– Đẩy mạnh triển khai hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; phát huy vai trò, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc thấu hiểu, chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp; trên tinh thần cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển bền vững, lâu dài.

e) Chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước nghiên cứu ngay việc xây dựng và cung cấp gói tín dụng cho người mua nhà ở xã hội có thời hạn đến 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn cho vay thương mại thông thường và cho các doanh nghiệp, các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội vay với lãi suất ưu đãi hơn để các đối tượng có thu nhập thấp có cơ hội, động lực để mua nhà hoặc thuận lợi trong việc thuê hoặc thuê mua; tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất, đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp tình hình thực tiễn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 123/TB-VPCP ngày 27 tháng 3 năm 2024.

g) Đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng và có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

2. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tập trung chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.

3. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao./.

Cổng TTĐT Chính phủ 

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng: Phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

(Chinhphu.vn) - Nhấn mạnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam, với truyền thống văn hóa, lịch sử, bản sắc riêng "rất Huế", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện theo định hướng "bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững" là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế 2

(ĐCSVN) - Sáng 6/4, trong chuyến công tác tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.   Cùng dự lễ khởi công có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế

Sáng 6/4/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Sáng 6/4/2024, tại thành phố Huế (Thừa Thiên-Huế), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch chung đô thị...

Bổ sung quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Cơ sở đào tạo thuyền viên bồi dưỡng thuyền viên tàu cá được thu phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định Trong đó, Nghị định bổ sung Điều 54a về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch đô thị và nông thôn phải có tầm nhìn, giá trị trăm năm

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, chiều 5/4. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch đô thị và nông thôn phải chi tiết đến từng khu đất, thửa đất, có tầm nhìn, giá trị hàng trăm năm, và phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội -...

Thủ tướng: Phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

(Chinhphu.vn) - Nhấn mạnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam, với truyền thống văn hóa, lịch sử, bản sắc riêng "rất Huế", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện theo định hướng "bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững" là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu,...

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 18 văn bản quy phạm pháp luật

(Chinhphu.vn) - Theo Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp, trong tháng 02 năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 10 văn bản quy phạm pháp luật. Thay thế việc lập, điều chỉnh, bổ sung và phê duyệt quy hoạch phát triển khu công nghệ cao bằng quy định về phương hướng xây dựng, phương án phát triển khu công nghệ cao trong quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.  Quy định cụ thể điều kiện...

Bổ sung quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Cơ sở đào tạo thuyền viên bồi dưỡng thuyền viên tàu cá được thu phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định Trong đó, Nghị định bổ sung Điều 54a về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền...

Điều kiện xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật

(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng "Giải thưởng Hồ Chí Minh" "Giải thưởng Nhà nước" về văn học, nghệ thuật. Nghị định nêu rõ, việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật phải bảo đảm nguyên tắc: Tác phẩm, cụm tác phẩm, công trình, cụm công trình (tác phẩm, công trình) về văn học, nghệ thuật của tác giả chỉ được...

Bài đọc nhiều

Canada sẽ mở đại sứ quán mới ở Việt Nam vào năm tới

Đại sứ quán mới của Canada tại Hà Nội sẽ được đặt ở vị trí dễ tiếp cận hơn, với không gian mở, hiện đại và đạt các tiêu chí về phát triển bền vững. Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trong cuộc họp báo ngày 24-8 tại Hà Nội - Ảnh: TRUNG QUÂN Đó là chia sẻ của Đại sứ Canada tại Việt Nam Shawn Steil trong cuộc họp báo ngày 24-8, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan...

Cách chào đón đặc biệt của Tập đoàn Meta với Thủ tướng Việt Nam

Trong chuyến thăm và làm việc với Meta Platforms (trước đây là Facebook), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chụp ảnh trước tấm bảng có những dòng chữ "Nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Phạm Minh Chính" cũng như ghi rõ tên các đối tác quan trọng và hoạt động hợp tác nổi bật của Meta tại Việt Nam. Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu trước tấm bảng ghi rõ các đối tác quan trọng và hoạt...

Việt Nam đón hơn 1 triệu khách quốc tế tháng thứ tư liên tiếp

Bốn tháng liên tiếp Việt Nam đón hơn một triệu lượt khách quốc tế, đạt gần 10 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm. Theo số liệu từ Cục Du lịch Quốc gia và Tổng cục Thống kê hôm 29/10, tháng 10 Việt Nam đón hơn 1,1 triệu lượt khách và là tháng thứ tư liên tiếp đón hơn một triệu lượt khách quốc tế. Trong 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách quốc tế đạt gần 10 triệu...

Ngoại giao cây tre Việt Nam trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng tâm sự: "Khi trao đổi với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi thấy rằng nói càng nhiều càng thấy thú vị và càng thấy thân thiết". Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN Trong lễ giới thiệu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây...

Trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Ngày 29/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam (VCCA) tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I- 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia”. Với sứ mệnh tìm kiếm, phục dựng, bảo tồn, phát huy và phát triển nền văn hoá ẩm thực Việt Nam lên tầm cao mới,...

Cùng chuyên mục

Quy hoạch đô thị và nông thôn phải có tầm nhìn, giá trị trăm năm

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, chiều 5/4. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy hoạch đô thị và nông thôn phải chi tiết đến từng khu đất, thửa đất, có tầm nhìn, giá trị hàng trăm năm, và phân kỳ thực hiện theo từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội -...

Thủ tướng: Phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu

(Chinhphu.vn) - Nhấn mạnh Thừa Thiên Huế có vị trí chiến lược quan trọng, đặc biệt, là cầu nối từ Bắc vào Nam, với truyền thống văn hóa, lịch sử, bản sắc riêng "rất Huế", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc phát triển Thừa Thiên Huế toàn diện theo định hướng "bản sắc, thông minh, thích ứng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, bền vững" là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu,...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế 2

(ĐCSVN) - Sáng 6/4, trong chuyến công tác tại Thừa Thiên Huế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ khởi công Bệnh viện Quốc tế giai đoạn 2 thuộc Bệnh viện Trung ương Huế - một trong 5 bệnh viện hạng đặc biệt được Chính phủ và Bộ Y tế lựa chọn để nâng cấp trở thành bệnh viện ngang tầm quốc tế.   Cùng dự lễ khởi công có đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung...

Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria

(ĐCSVN) - Việt Nam lên án vụ tấn công nhằm vào tòa nhà của Đại sứ quán Iran tại Syria. Các trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự phải được tôn trọng và bảo vệ theo luật pháp quốc tế.   Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng. Ngày 06/4/2024, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước vụ tấn công nhằm vào toà nhà...

Huấn luyện diễu binh diễu hành dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ được tổ chức vào sáng 7/5/2024 tại Sân Vận động tỉnh Điện Biên. Để chuẩn bị cho sự kiện đặc biệt quan trọng này, hơn 3000 cán bộ, chiến sĩ thuộc các lực lượng của Bộ Quốc phòng đã hăng say tập luyện trên thao trường của Trung tâm huấn luyện quân sự quốc gia 4 trong gần 2 tháng qua. Vnews Nguồn

Mới nhất

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua ảnh lưu trữ quốc gia Việt Nam, Pháp, Nga

Chiến thắng Điện Biên Phủ ‘lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu’ được khắc họa chân thực, sinh động qua các bức ảnh không chỉ của phía Việt Nam mà còn cả ở Pháp và Nga. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp họp quyết định mở chiến dịch...

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản hùng ca bất diện của thời đại Hồ Chí Minh

Đúng ngày này 70 năm trước, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp mà ngay cả trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ II cũng không có tập đoàn cứ điểm nào mạnh bằng. Trải qua 56 ngày...

Bóng hồng trên thao trường dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn một tháng qua, các nữ quân nhân vượt nắng thao trường, kiên cường luyện tập cho sự kiện trọng đại của đất nước, tại diễu binh, diễu hành dịp lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những “bóng hồng” của khối Gìn giữ hòa bình Việt Nam hợp luyện diễu binh, diễu hành dịp lễ kỷ...

Quang Linh Vlogs bị mất kênh Youtube vì lỗi nhiều người Việt mắc phải

(Dân trí) - Quang Linh Vlogs vừa đăng tải một đoạn video hé lộ lý do khiến kênh Youtube của anh này và 2 kênh Youtube khác chung hệ thống bị tin tặc chiếm quyền điều khiển. Như Dân trí đã đưa tin, trong ngày 2/4, nhiều kênh Youtube có lượng người theo dõi lớn tại Việt Nam đã đồng loạt...

Mới nhất