Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Thuận Bắc nhân rộng diện tích cây trồng cạn

Thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, công tác chuyển đổi và nhân rộng mô hình sản xuất cây trồng cạn trên địa bàn huyện Thuận Bắc đạt nhiều kết quả tích cực; qua đó, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Báo Ninh ThuậnBáo Ninh Thuận09/05/2025

Huyện Thuận Bắc có quỹ đất canh tác trên 8.600ha; mặc dù có nhiều sông suối, hồ đập nhưng đa phần đều nhỏ, có độ dốc cao; một số vùng thuộc gò đồi, xa nguồn nước nên sản xuất gặp khó khăn. Ông Nguyễn Châu Cảnh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện, cho biết: Trước điều kiện bất lợi trên, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong chủ động chuyển đổi cây trồng; hằng năm huyện đều xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp cụ thể cho từng vùng, xác định loại cây trồng cạn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, giao chỉ tiêu cho các xã thực hiện và tổ chức đánh giá kết quả để làm cơ sở nhân rộng.

Mô hình trồng ớt trên vùng đất thiếu nước giúp nông dân xã Lợi Hải (Thuận Bắc) nâng cao thu nhập.

Anh Nguyễn Cao Hoàng ở thôn Kiền Kiền 2, xã Lợi Hải, chia sẻ: Do tình hình nắng hạn diễn ra liên tiếp, nên gia đình tôi chủ động chuyển 3 sào lúa sang trồng dưa hoàng kim từ nhiều năm nay. Mặc dù chi phí đầu tư cao, nhưng sử dụng ít nước; đặc biệt, mặt hàng dưa hoàng kim rất được ưa chuộng trên thị trường nên dễ bán, mỗi vụ gia đình tôi thu lãi trên 50 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đối với các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn như: Phước Chiến, Phước Kháng, Bắc Sơn, nhận thức trong chuyển đổi cây trồng ngày càng nâng lên rõ rệt, nhiều nông hộ tự chọn giống cây phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình để canh tác. Ông Mang Sản ở thôn Xóm Bằng, xã Bắc Sơn cho hay: Với hơn 5 sào đất nằm ở khu vực gò cao nên tôi lựa chọn cây bắp, đậu xanh để trồng thay thế cây lúa. Do vốn đầu tư ít, đặc điểm sinh trưởng ngắn, dễ chăm sóc lại sử dụng ít nước nên nhiều hộ xung quanh cũng tích cực hưởng ứng, mạnh dạn chuyển đổi theo chủ trương của chính quyền địa phương; nhờ đó, không chỉ giảm áp lực về nguồn nước tưới trong mùa hạn mà còn nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích.

Qua thời gian triển khai thực hiện, quá trình chuyển đổi cây trồng thích nghi với nắng hạn đã thực sự đi vào chiều sâu, có sức lan tỏa sâu rộng được nông dân đón nhận và sản xuất đại trà; đến nay, toàn huyện có hơn 385ha đất trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang cây trồng cạn, chủ yếu như: Bắp, đậu các loại, hành lá, ớt, cỏ chăn nuôi... cho hiệu quả kinh tế tăng 1,5 đến 2 lần; đặc biệt, một số khu vực chuyển đổi sang trồng cây nha đam, dưa hoàng kim, cho thu nhập tăng gấp 3 lần so với trồng lúa như trước đây.

Hiện nay, nông dân trên địa bàn huyện Thuận Bắc đang gieo trồng vụ hè- thu, trước tình hình nắng hạn gay gắt, ngoài bố trí hợp lý diện tích trồng lúa, địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động bà con chủ động lựa chọn cây trồng cạn, tiết kiệm nước gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, khuyến khích bà con áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm, thực hiện mô hình luân canh, xen canh cây trồng; hướng dẫn tổ chức bón phân, xịt thuốc hợp lý theo từng thời điểm sinh trưởng của cây trồng để tránh phát sinh chi phí, đảm bảo đem lại năng suất cao; đồng thời, thực hiện liên kết với một số công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch.

Nguồn: https://baoninhthuan.com.vn/news/152986p25c151/thuan-bac-nhan-rong-dien-tich-cay-trong-can.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Mê mệt với loài chim dụ dỗ bạn tình bằng thức ăn
Bạn cần chuẩn bị gì khi du lịch Sapa vào mùa hè?
Vẻ đẹp hoang sơ và câu chuyện kỳ bí của mũi Vi Rồng tại Bình Định
Khi du lịch cộng đồng trở thành nhịp sống mới bên phá Tam Giang

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm