Vị trí địa lý của thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Nam của đất nước Việt Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 1.730km tính theo đường bộ. Ngoài ra trung tâm thành phố Hồ Chí Minh nằm cách bờ biển Đông khoảng 50 km theo đường chim bay, khoảng cách không quá xa. Với vị trí là tâm điểm của Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Nhờ điều này mà thành phố đã giúp nối liền các tỉnh trong vùng và trở thành một cửa ngõ quốc tế cực kỳ quan trọng.
Thành phố Hồ Chí Minh sở hữu vị trí đắc địa
Đặc điểm địa hình
Về địa hình của thành phố Hồ Chí Minh, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Chính yếu tố đó đã tạo cho thành phố địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Vùng cao của thành phố nằm ở phía bắc – Đông Bắc và một phần của phía Tây Bắc, cao trung bình 10 đến 25m. Nằm xen kẽ với vùng địa hình cao này có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như: đồi Long Bình ở Thủ Đức,… Còn vùng trũng của thành phố nằm ở phía tây nam và đông nam, có độ cao trung bình khoảng 1m, nơi thấp nhất có thể là 0.5m. Các khu vực trung tâm, một phần thành phố Thủ Đức, toàn bộ huyện Hóc Môn và Quận 12 có độ cao trung bình khoảng 5m đến 10m. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ có 10°10′ – 10°38′ Bắc và 106°22′ – 106°54′ Đông. Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bình Dương, phía tây giáp với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, phía đông giáp với Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, phía nam giáp với biển Đông và tỉnh Tiền Giang.Quy mô dân số
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất ở Việt nam xét về mặt dân số và quy mô đô thị hóa. Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 1/4/2009 thì dân số của thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 3.419 người/km2. Đến năm 2019, dân số thành phố tăng lên 8.993.082 người và cũng là nơi có mật độ dân số cao nhất Việt Nam.
Quy mô dân số của địa phương biểu hiện qua từng năm
Lịch sử ra đời của TP Hồ Chí Minh
Khi giới thiệu về thành Phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) ai cũng phải tự hào với một thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích. Vùng đất này ban đầu được gọi là Prey Nokor, sau đó được hình thành nhờ công cuộc khai phá miền Nam của nhà Nguyễn. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, bắt đầu đánh dấu cho sự ra đời của thành phố. Khi người Pháp tiến vào Đông Dương, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa, thành phố Sài Gòn được thành lập. Dần dần thành phố nhanh chóng phát triển, trở thành một trong hai đô thị quan trọng nhất của nước Việt Nam. Cùng với Phnom Penh của Campuchia, Sài Gòn được người Pháp mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông, nổi bật nhất trong số những thuộc địa của thực dân Pháp. Sài Gòn cũng là thủ đô của Liên bang Đông Dương giai đoạn ở 1887 – 1901 (về sau Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra ngoài Hà Nội).
Thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử hình thành hào hùn, kiên cường
Thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu quận huyện?
Là một trung tâm kinh tế – văn hóa – giáo dục, thành phố Hồ Chí Minh luôn không ngừng phát triển, bứt phá mạnh mẽ và trở thành một trong những đại đô thị lớn nhất cả nước. Vậy thành phố Hồ Chí Minh cao bao nhiêu thành phố, bao nhiêu quận và bao nhiêu huyện, đó chắc cũng là câu hỏi của nhiều người. Nếu như xét về mặt hành chính thì thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 22 quận huyện, trong đó có 1 thành phố, 16 quận, 5 huyện. Các thành phố, quận huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Thành phố Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận Bình Tân, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Huyện Bình Chánh, Huyện Cần Giờ, Huyện Củ Chi, Huyện Hóc Môn và Huyện Nhà Bè. Thành phố Thủ Đức là thành phố đầu tiên và cũng là thành phố duy nhất thuộc đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.Thành phố Hồ Chí Minh có gì hấp dẫn
Các món ăn đường phố hấp dẫn
Khi giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh chắc chắn không thể bỏ qua các món ăn đường phố nổi tiếng. Nền ẩm thực độc đáo với các món ăn đa dạng hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ấn tượng nhất, Các món ăn ngon có thể nhắc đến như:Phá lấu
Đây là món ăn đường phố Sài Gòn luôn là món ăn được rất nhiều thực khách yêu thích. Phá lấu được làm từ bao tử (dạ dày), ruột non, phổi, gan, tim,… sau đó tẩm ướp thêm các loại gia vị, chiên vàng rồi luộc lại cho thật mềm. Đồng thời, kết hợp thêm nước cốt dừa trong quá trình nấu tạo nên vị ngọt và béo cho nồi nước hầm. Khi ăn phá lấu, bạn có thể dùng kèm thêm bánh mì hoặc dùng không cũng đều rất ngon.
Phá lấu là món ăn nức tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh
Bột chiên
Bột chiên được xem là một trong những món ăn đường phố phổ biến ở thành phố Hồ Chí Minh. Với công thức chế biến cực kỳ đơn giản, chỉ cần bột, trứng, đu đủ bào sợi và hành lá là đã có ngay một địa bột chiên thơm ngon rồi. Món ăn này thường được ăn kèm cùng với nước tương, ớt và tương ớt để làm tăng thêm hương vị đậm đà, béo ngậy. Nếu bạn có dịp đến đây tham quan vào những ngày đông lạnh thì đừng quên thưởng thức món bột chiên hấp dẫn này nhé.Cơm tấm
Cơm tấm là món ăn đặc sản mỗi khi giới thiệu về thành phố Hồ Chí Minh. Cơm tấm không chỉ được xem là món ăn sáng mà còn được xem là món ăn quen thuộc cả bữa trưa, chiều tối nữa. Gạo được sử dụng để nấu cơm tấm là loại gạo tấm, hạt gạo vụn có giá thành rẻ nhưng chất lượng thì lại rất cao. Một đĩa cơm tấm thường sẽ có trứng ốp la, sườn nướng, chả trứng, rau củ,…tùy vào phần bạn gọi.
Thưởng thức món cơm tấm thơm ngon hấp dẫn tại Hồ Chí Minh
Hủ tiếu
Hủ tiếu là một món ăn đường phố hấp dẫn mang phong cách đặc trưng riêng của mảnh đất Nam Bộ. Món ăn này thường bị nhiều người nhầm lẫn với món phở nổi tiếng ở miền ngoài. Món này được chế biến từ sợi hủ tiếu mềm kết hợp với nước dùng nấu từ xương thịt, hòa quyện cùng chút gia vị đặc biệt. Khi thưởng thức hủ tiếu, bạn nhớ ăn kèm thêm chút rau sống để món ăn tăng thêm hương vị nhé.Mì vịt tiềm
Nếu như có dịp ghé đến thành phố Hồ Chí Minh tham quan thì bạn nhất định phải ăn thử món mì vịt tiềm nổi tiếng của người Hoa nhé. Để tạo nên một tô mì vịt tiềm thơm ngon người chế biến phải sử dụng những sợi mì nhỏ, dai, khi chần sẽ không bị nhớt hay bị bở. Thêm vào đó là sự kết hợp của đùi vịt to, mềm, da vàng rộm, chan thêm chút nước dùng đậm đà là có một bát mì vịt tiềm hấp dẫn rồi. Để tăng thêm hương vị cho món mì vịt tiềm, thực khách có thể ăn kèm cùng với các loại rau sống, đồ chua, thêm chút sa tế nữa nhé.
Món mì vịt tiềm với nhiều tầng hương vị khác nhau
Bình luận (0)