Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếTùy tiện uống giảo cổ lam nguy cơ gây tai biến nguy...

Tùy tiện uống giảo cổ lam nguy cơ gây tai biến nguy hiểm


Cẩn thận giảo cổ lam "thuốc trường sinh" gây tai biến nguy hiểm - Ảnh 1.

Thăm khám cho bệnh nhân men gan tăng 25 lần – Ảnh BVCC

Men gan tăng gấp 25 lần vì dùng tùy tiện

Bệnh nhân B.T.Q., 34 tuổi (Hòa Bình) phát hiện viêm gan B tháng 8-2023 nhưng không theo điều trị Tây y mà tìm hiểu trên mạng các loại cây thuốc tốt, trong đó biết có giảo cổ lam là cây rất tốt để trị bệnh.

Cuối tháng 9-2024, chị Q. xuất hiện tình trạng mệt mỏi, ăn kém, vàng da khác thường nên vào viện gần nhà với chẩn đoán suy gan cấp trên nền viêm gan B. 

5 ngày điều trị nhưng bệnh không thuyên giảm nên được chuyển tuyến đến khoa viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương với biểu hiện vàng da, vàng mắt, suy gan cấp, chức năng gan đạt 49%, chỉ số men gan tăng cao gấp 25 lần chỉ số bình thường.

Bác sí Nguyễn Quang Huy, khoa viêm gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, cho biết rất nhiều người nguy kịch, thậm chí nguy hiểm tính mạng vì sai lầm uống thuốc nam để điều trị bệnh. Từ đó dẫn đến tình trạng suy gan cấp nặng.

Tùy tiện uống giảo cổ lam nguy cơ gây tai biến nguy hiểm - Ảnh 2.

Giảo cổ lam là cây nhiều người dùng, nhưng không phải ai dùng cũng tốt – Ảnh minh họa

Thuốc quý nhưng chưa được nghiên cứu sâu

Nói về cây thuốc quý giảo cổ lam, bác sĩ Quách Tuấn Vinh, chủ tịch Hội Đông y Hoàn Kiếm cho biết đây là một loài thực vật thuộc họ bầu bí, được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền và hiện đại. Giảo cổ lam có vị đắng, ngọt nhẹ và tính mát, quy vào các kinh can, tỳ, phế, thận, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm…

Giảo cổ lam đã được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm chức năng và thuốc điều trị các bệnh về tim mạch, tiểu đường và hỗ trợ chống ung thư. Việc sử dụng giảo cổ lam đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong việc cải thiện sức khỏe tổng quát và chống lại các bệnh mãn tính.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã xác nhận các tác dụng của giảo cổ lam trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch và các bệnh lý chuyển hóa.

Vì vậy, người ta đua nhau dùng giảo cổ lam, không chỉ để thải độc, điều trị rối loạn lipid máu, ung thư, tiểu đường, tim mạch, viêm gan mà cả làm đẹp, tăng cường miễn dịch.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có nhiều nghiên cứu đã xác nhận giảo cổ lam trong việc điều trị hỗ trợ các bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, và các bệnh lý chuyển hóa, nhưng các nghiên cứu mới dừng ở bước đầu, cần có thêm các nghiên cứu lâm sàng dài hạn để khẳng định đầy đủ tác dụng của loại cây này.

Đặc biệt, tại Việt Nam, giảo cổ lam đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà khoa học, y học cổ truyền và các cơ sở nghiên cứu y học hiện đại, các doanh nghiệp sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, nghiên cứu về giảo cổ lam tại Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn và thách thức.

Trong đó có việc thiếu nguồn lực và đầu tưkhó khăn trong việc thực hiện các nghiên cứu quy mô lớn, dài hạn và tiêu chuẩn quốc tế; thiếu sự trao đổi và hợp tác với các trung tâm nghiên cứu lớn trên thế giới cũng là một hạn chế; chưa có quy trình tiêu chuẩn hóa chiết xuất hoạt chất chính (saponin, flavonoid) từ cây. 

Điều này làm cho chất lượng sản phẩm từ giảo cổ lam không đồng đều và khó kiểm soát. Bên cạnh đó, chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn về tác dụng của giảo cổ lam trên người.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và để phát triển toàn diện và khai thác hết tiềm năng của loại thảo dược này, cần có sự đầu tư mạnh mẽ hơn về nguồn lực nghiên cứu, hợp tác quốc tế và tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất. 

Tùy tiện uống giảo cổ lam nguy cơ gây tai biến nguy hiểm - Ảnh 3.

Cần sử dụng đúng giảo cổ lam để tránh tai biến – Ảnh minh họa

Nhiều tác dụng phụ, cần sử dụng cho đúng

Bác sĩ Quách Tuấn Vinh chia sẻ mặc dù giảo cổ lam được coi là một loại thảo dược có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ đối với một số người khi sử dụng không đúng cách hoặc liều lượng quá cao.

– Hạ huyết áp quá mức: Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp, điều này tốt cho những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, nếu người có huyết áp thấp sử dụng, có thể gây ra hiện tượng hạ huyết áp quá mức, dẫn đến chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, và thậm chí ngất xỉu.

– Rối loạn tiêu hóa: Một số người dùng giảo cổ lam có thể gặp phải các triệu chứng về tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn, thường xảy ra khi dùng liều cao hoặc đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.

– Mất ngủ: Giảo cổ lam có thể có tác dụng kích thích nhẹ, giúp tăng cường năng lượng và sự tỉnh táo. Tuy nhiên, đối với một số người, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, đặc biệt là khi sử dụng vào buổi tối hoặc dùng liều cao.

– Tăng nguy cơ chảy máu: Do giảo cổ lam có thể làm loãng máu, nó có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là đối với những người đang sử dụng thuốc chống đông máu. Người chuẩn bị phẫu thuật cũng nên ngừng sử dụng giảo cổ lam một thời gian trước khi phẫu thuật để tránh nguy cơ chảy máu quá mức.

Đặc biệt giảo cổ lam có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm:

– Thuốc hạ đường huyết: Tác dụng hạ đường huyết của giảo cổ lam có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết quá mức khi dùng cùng các loại thuốc điều trị tiểu đường.

– Thuốc hạ huyết áp: Sử dụng giảo cổ lam cùng với thuốc điều trị huyết áp có thể làm giảm huyết áp xuống mức quá thấp.

– Thuốc chống đông máu: Giảo cổ lam có thể làm loãng máu và tăng nguy cơ chảy máu khi dùng cùng với thuốc chống đông máu.

– Phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện tại, chưa có đủ nghiên cứu về tính an toàn của giảo cổ lam đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, để đảm bảo an toàn, phụ nữ trong các giai đoạn này nên hạn chế hoặc tránh sử dụng giảo cổ lam, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Dị ứng: Một số người có thể bị dị ứng với giảo cổ lam, gây ra các phản ứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào của dị ứng, nên ngừng sử dụng ngay lập tức và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.

Lưu ý khi sử dụng

Uống vào buổi sáng: Trà giảo cổ lam có thể kích thích nhẹ, vì vậy tốt nhất nên uống vào buổi sáng hoặc buổi trưa, tránh uống vào buổi tối để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Uống sau bữa ăn: Đối với những người có dạ dày yếu hoặc nhạy cảm, nên uống sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày.

Không sử dụng quá liều: Sử dụng giảo cổ lam quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ như hạ huyết áp quá mức, đau bụng, tiêu chảy hoặc mất ngủ.



Nguồn: https://tuoitre.vn/tuy-tien-uong-giao-co-lam-nguy-co-gay-tai-bien-nguy-hiem-2024102008324625.htm

Cùng chủ đề

Nga dự kiến công bố vaccine ung thư vào đầu năm 2025

Theo Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu y khoa X quang thuộc Bộ Y tế Nga Andrey Kaprin, Nga đang phát triển vaccine mRNA để đối phó với bệnh ung thư. Vaccine này sẽ được phân phối miễn phí cho các bệnh nhân. Vaccine được phát triển với sự hợp tác của một số trung tâm nghiên cứu. Dự kiến, Nga sẽ công bố vaccine này vào đầu năm 2025.Trước đó, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch...

Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo mầm mống ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 thế giới. Ở giai đoạn đầu khi khối u còn khu trú ở một vị trí có nhiều khả năng điều trị hơn. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm vô cùng quan trọng. ...

Uống nước lá ổi có chữa được bệnh tiểu đường?

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, thực vật là nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể sử dụng trong y học. Từ thời xưa, một số bệnh được chữa khỏi bằng nhiều loại chế phẩm từ thực vật, trong đó có cây ổi.Lá của loại cây này chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học cao. Các bộ phận khác nhau...

Bác sĩ tuyên bố tác dụng bất ngờ khi ăn 1 quả chuối mỗi ngày

Theo tiến sĩ - bác sĩ Priyanka Sehrawat, chuyên khoa thần kinh, Bệnh viện Aarvy healthcare super speciality (Ấn Độ), ăn 1 quả chuối mỗi ngày có thể giúp bạn tránh xa bác sĩ. ...

Một cốc trà đen mỗi ngày có thể giúp giảm đường trong máu và giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Theo nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu, những người uống trà đen mỗi ngày có nguy cơ mắc tiền tiểu đường thấp hơn 53% và nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 thấp hơn 47%. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Cuối năm 2025 cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau phải thông

Chiều 15-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án cao tốc Bắc - Nam, dự án thành phần Cần Thơ - Cà Mau, đồng thời chỉ đạo toàn bộ dự án phải hoàn thành cuối năm 2025. Phát biểu...

Một doanh nghiệp Việt chi cổ tức khủng, quỹ của Bill Gates bỏ túi bao nhiêu?

Doanh nghiệp Việt sẽ bỏ ra gần 6.900 tỉ đồng cho việc tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2024. Quỹ Bill & Melinda Gates Foundation Trust - một cổ đông của doanh nghiệp này sẽ nhận về cổ tức của 1 triệu cổ phần. ...

2 máy bay cường kích A-10 và vận tải quân sự C-130J của Mỹ đáp xuống sân bay Gia Lâm

Hai chiếc máy bay cường kích A-10 và một chiếc vận tải quân sự C-130J của Mỹ liên tiếp đáp xuống sân bay Gia Lâm, Hà Nội trong trưa, chiều 15-12. ...

Trung Quốc dạy về AI cho học sinh ngay từ tiểu học và trung học

Trung Quốc thúc đẩy giáo dục trí tuệ nhân tạo (AI) ở cấp tiểu học và trung học giữa bối cảnh "chiến tranh công nghệ" diễn biến phức tạp và nhu cầu nhân tài AI tăng cao. Trung Quốc đang kêu gọi các trường...

Trên 56% doanh nghiệp Nhật tính mở rộng kinh doanh tại Việt Nam

Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch. Theo kết quả khảo sát mới nhất do Tổ chức Xúc tiến...

Bài đọc nhiều

Chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh gan nhiễm mỡ Bệnh gan nhiễm mỡ...

Nga xúc tiến thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư

Vaccine ngừa ung thư mới do ba đơn vị nghiên cứu Nga phát triển, sẽ được thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân ung thư phổi ác tính và ung thư phổi tế bào nhỏ trước tiên.

Chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Đây là lần đầu tiên Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cán bộ Công đoàn giỏi, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ công đoàn y tế trên cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Cán bộ...

Truyền thông đã tạo những thay đổi tích cực trong phòng, chống ung thư vú

NDO - Chiều 24/10, trong khuôn khổ hoạt động của Chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú “Chung tay vì người phụ nữ tôi yêu” năm 2024, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng (Bộ Y tế) phối hợp các đơn vị tài trợ tổ chức Diễn đàn bệnh nhân ung thư vú với chủ đề: “Chị đẹp hiện đại, không ngại khó khăn”.  Diễn...

Cùng chuyên mục

Những điểm nhấn của quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế

Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm 2024 được xác định thuộc nhóm quy hoạch ngành quốc gia; xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh. Có năm nhóm lĩnh vực chịu ảnh hưởng của quy hoạch này bao...

Cô gái đi cấp cứu ít phút sau khi hôn chàng trai mới quen

Vài phút sau khi hôn chàng trai, Phoebe cảm thấy cổ họng thô ráp, cơ thể phát ban và nổi mề đay. Cô lập tức gọi xe cấp cứu vào bệnh viện. ...

Người dân có thể mua thuốc qua ứng dụng VNeID

Người dùng ứng dụng VNeID sẽ có thể theo dõi lịch sử khám chữa bệnh và mua thuốc từ hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu thông qua tiện ích Sổ sức khỏe điện tử. Người dùng ứng dụng VNeID sẽ có thể theo dõi lịch sử khám chữa bệnh và mua thuốc từ hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu thông qua tiện ích Sổ sức khỏe điện tử. ...

Nga phát triển vacccine mRNA chống lại ung thư và sẽ phân phối miễn phí cho bệnh nhân

Những người bệnh ung thư sẽ được sử dụng loại vaccine có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u và nguy cơ di căn.

Đề xuất sửa đổi quy định kiểm soát thuốc đặc biệt

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược, nhằm giải quyết những vướng mắc trong việc kiểm soát thuốc đặc biệt, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý và đảm bảo an toàn dược phẩm. Tin mới y tế ngày 14/12: Đề xuất sửa đổi quy định kiểm soát thuốc đặc biệtBộ Y tế đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số...

Mới nhất

Thủ tướng: Cuối năm 2025 cao tốc từ Cao Bằng về Cà Mau phải thông

Chiều 15-12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra dự án cao tốc Bắc - Nam, dự án thành phần Cần Thơ - Cà Mau, đồng thời chỉ đạo toàn bộ dự án phải hoàn thành cuối năm 2025. ...

Những điểm nhấn của quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế

Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành đầu năm 2024 được xác định thuộc nhóm quy hoạch ngành quốc gia; xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính...

Kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ

​(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân các tỉnh, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai dự án, vì lợi ích...

Điều tra nam tài xế hung hăng hành hung người đi đường trước Bệnh viện Từ Dũ

(NLĐO) - Sau khi bị một người đi xe máy nhắc nhở đi nhanh, nam tài xế đã ra tay hành hung người này. ...

Trực tiếp họp báo Việt Nam vs Indonesia: HLV Kim Sang-sik nói gì?

HLV Shin Tae-yong trả lời trước"Đầu tiên, tôi gửi lời chúc mừng tới tuyển Việt Nam và ông Kim Sang-sik với chiến thắng này. Đội chúng tôi có nhiều cầu thủ trẻ tuổi, nên có những khoảng cách với các cầu thủ kinh nghiệm của tuyển VN. Các cầu thủ Indonesia cũng đã cố gắng hết sức, nhưng...

Mới nhất