Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Vì sao Nga không ngăn được Ukraine tấn công Kursk?

Nga tiếp tục tăng viện nhưng Ukraine vẫn duy trì chiến dịch phản công mạnh mẽ, gây áp lực lớn lên phòng tuyến ở Kursk.

Báo Khoa học và Đời sốngBáo Khoa học và Đời sống28/05/2025

1-7273.jpg
Trên hướng tác chiến Sumy-Kursk, quân đội Nga và Ukraine đã không triển khai lực lượng chiến đấu trong một thời gian dài. Phải đến khi quân đội Ukraine (AFU) bất ngờ đột kích Kursk, thì cả hai bên mới tăng cường sức mạnh và mỗi bên đều duy trì cỡ tập đoàn quân, gồm vài chục ngàn quân chiến đấu.
2-5107.jpg
Một số lượng quân lớn như vậy chắc chắn cần phải được tập hợp và huy động ở nhiều nơi khác tới. Xét cho cùng, trên một mặt trận dài hơn 1.000 km, cả quân đội Nga và Ukraine đều không có nhiều năng lực dự phòng, để có thể dễ dàng huy động hàng chục nghìn quân cơ động.
14.jpg
Quân đội Ukraine (AFU) chủ yếu sử dụng quân được chuyển từ phía bắc Kharkov. Sau khi quân đội Nga (RFAF) mở lại mặt trận "Bắc Kharkov" vào tháng 5/2024, AFU ngay lập tức tăng cường quân về đây để bảo vệ mặt trận này, nên đã tập trung rất nhiều lực lượng cơ động tại đây.
3.jpg
Nhưng rõ ràng chỉ riêng số quân này là không đủ. Để tăng cường lực lượng tấn công vượt biên giới, AFU sau đó đã huy động quân tinh nhuệ từ nhiều mặt trận khác nhau (đặc biệt là lực lượng thiết giáp hạng nặng và lực lượng đặc nhiệm), để tăng thêm sức mạnh lực lượng chiến đấu ở Kursk.
15.jpg
Về phía RFAF, ngoài việc huy động lính nghĩa vụ và quân Triều Tiên để lấp lỗ hổng, Bộ Tổng tham mưu RFAF Nga còn huy động lính dù, thủy quân lục chiến, lực lượng đặc nhiệm, chủ yếu từ Zaporizhia, Chasov Yar và Seversk. Ngoài ra còn có Lữ đoàn bộ binh cơ giới sơn cước 34 từ Kherson tăng viện.
6.jpg
Lữ đoàn bộ binh cơ giới sơn cước 34 thuộc Tập đoàn quân số 49 của Quân khu phía Nam của RFAF. Trong những ngày đầu chiến tranh Nga-Ukraina, đơn vị này thuộc Cụm quân phía Nam và tham gia vào cuộc tấn công lên phía bắc Kherson, chiếm đóng một khu vực rộng lớn.
7.jpg
Sau khi AFU phát động cuộc phản công Kherson vào tháng 10/2022, quân Nga đã rút lui về bờ đông sông Dnieper. Lúc này để bảo vệ bờ đông sông Dnieper, Bộ Tổng tham mưu RFAF thành lập Cụm quân Dnieper, chịu trách nhiệm bảo vệ tỉnh Kherson do Nga quản lý và các hoạt động ở Zaporozhye. Lữ đoàn 34 đã ở lại tuyến phòng thủ ven sông trong hơn hai năm.
8-2284.jpg
Vào tháng 11/2023, AFU đã mở chiến dịch vượt vượt sông Dnieper, chiếm đầu cầu Krynki; nhưng nơi này không phải là khu vực phòng thủ của Lữ đoàn 34, nên quân của Lữ đoàn cũng không tham gia chiến đấu. Lữ đoàn chỉ phải đề phòng sự xâm nhập của các nhóm trinh sát nhỏ và các cuộc tấn công bằng pháo binh và UAV FPV lẻ tẻ của AFU.
9-6233.jpg
Vì không có nhiều nhiệm vụ chiến đấu, nên lực lượng của Lữ đoàn bộ binh cơ giới sơn cức 34 hầu như vẫn giữ nguyên vẹn. Sau khi AFU vượt biên giới tấn công tỉnh Kursk của Nga vào tháng 8/2024, Lữ đoàn đã được chuyển đến mặt trận này vào đầu năm 2025, có nhiệm vụ làm lực lượng tấn công cơ động.
10-3923.jpg
Ngay sau khi bước vào chiến đấu ở mặt trận Kursk, Lữ đoàn bộ binh cơ giới sơn cức 34 đã khẳng định sức mạnh chiến đấu, không chỉ trong phòng ngự mà cả tiến công, khi chiếm được một số ngôi làng quan trọng như Pogrebki và tham gia chiến dịch đột phá vào Sudzha, thành trì của AFU ở khu vực Kursk.
11-1641.jpg
Sau khi AFU chịu thất bại nặng ở Kursk, để phân tán quân Nga, không cho tấn công thẳng vào tỉnh Sumy, AFU đã tung lực lượng tinh nhuệ tấn công tỉnh Belgorod của Nga. Trên thực tế, mặc dù AFU dường như đã mở ra một mặt trận mới, nhưng vì khu vực giao tranh dù ở tỉnh khác của Nga, nhưng lại giáp với tỉnh Kursk; nên thực chất đây là chiến trường phụ của tỉnh Kursk.
12-8049.jpg
Để tấn công vào Belgorod, Bộ Tổng tham mưu AFU không điều thêm quân từ nơi khác tới, mà vẫn sử dụng quân cơ động ở Sumy. Mặc dù chỉ là chiến trường phụ, nhưng AFU đã tung vào đây nhiều lực lượng tinh nhuệ, bao gồm cả Lữ đoàn bộ binh cơ giới 47, được trang bị hoàn toàn bằng vũ khí hạng nặng của Mỹ, Lữ đoàn tấn công số 33 và Lữ đoàn biệt kích số 225.
13-1931.jpg
Do đó, có thể thấy ở mặt trận Belgorod, có một số lượng lớn xe chiến đấu bộ binh Bradley M2A2 trong đội hình tấn công của AFU; bên cạnh một số xe chiến đấu bộ binh Weasel do Đức viện trợ. Ngoài ra, Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47 cũng đã mạo hiểm sử dụng xe tăng M1A1 để hỗ trợ, nhưng sau khi một chiếc bị phá hủy, họ không dám sử dụng nó nữa.
14-691.jpg
Do không còn bị bất ngờ như khi AFU tấn công vào Kursk hồi tháng 8/2024, RFAF ở Belgorod đã đặt răng rồng và vành đai chướng ngại vật mìn trên khu vực tuyến phòng thủ biên giới Belgorod. Do vậy các mũi đột kích của AFU tại đây, đã được tăng cường rất nhiều xe công binh phá mìn, để đạt được bước đột phá.
15-3605.jpg
Ngoài ra, để giúp bộ binh chiến đấu hiệu quả hơn, quân Ukraine cũng học RFAF, khi trang bị cho bộ binh tấn công một số xe địa hình, để tham gia các hoạt động tấn công vượt chướng ngại vật. Trước sự tấn công quyết liệt của AFU, họ cũng đã tiếp cận và thậm chí có lúc còn kiểm soát được các ngôi làng Popovka và Demidovka ở tỉnh Belgorod.
16.jpg
Tuy nhiên, quân Nga sau đó đã huy động UAV FPV và các đơn vị pháo binh để tấn công dữ dội vào quân Ukraine tại Popovka và Demidovka. Sau khi mất một lượng lớn vũ khí, khả năng tiếp tục bổ sung quân của AFU đã không còn đủ. RFAF đã tận dụng cơ hội này để triển khai bộ binh để đẩy lui quân Ukraine về bên kia biên giới.
2.jpg
Lực lượng bộ binh đầu tiên của Nga đến tăng viện cho mặt trận Belgorod là Lữ đoàn thủy quân lục chiến 155. Sau đó, Lữ đoàn 155 chỉ để lại đơn vị UAV để tiếp tục tham gia chiến đấu, còn bộ binh đã được rút về phía sau để nghỉ ngơi. Lực lượng chiến đấu trên bộ, đã được bàn giao Lữ đoàn bộ binh cơ giới sơn cước số 34 tiếp quản.
18.jpg
Phong cách chiến đấu của Lữ đoàn 34 khá hay; họ tổ chức phòng ngự, ngăn quân Ukraine đột phá vào các ngôi làng. Còn việc truy quét quân Ukraine ở các cánh rừng rậm mênh mông khu vực biên giới, họ sử dụng UAV để dọn sạch một cách hiệu quả. Chiến thuật này khiến quân Ukraine “đau đầu”.
19.jpg
Điểm mấu chốt tại đây là Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 34 không phải là "ngựa chiến ưu việt" của RFAF. Nhưng họ đã “chiến đấu sòng phẳng” với những "ngựa chiến" của AFU, như Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 47, Lữ đoàn tấn công số 33 và Lữ đoàn biệt kích số 225.
20.jpg

Điều quan trọng là AFU khá bất lợi khi phải lãng phí quân số, vũ khí trang bị như vậy trong thời gian dài; và những lực lượng cơ động tinh nhuệ của AFU đã bị cầm chân ở nơi không đáng bị cầm chân; thậm chí chỉ góp phần làm dày thành tích cho những đơn vị “làng nhàng” như Lữ đoàn bộ binh cơ giới sơ cước 34 của RFAF, một đơn vị không mấy tên tuổi trong RFAF kể từ đầu cuộc chiến. (nguồn ảnh Ukrinform, c.m.163.com, TASS).

Nguồn: https://khoahocdoisong.vn/vi-sao-nga-khong-ngan-duoc-ukraine-tan-cong-kursk-post1544064.html


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Thế giới hoang dã trên đảo Cát Bà
Hành trình bền bỉ trên cao nguyên đá
Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm