Một chiến dịch tấn công bằng virus mới có tên SPECTRALVIPER vừa được phát hiện, nhắm vào máy tính của hàng loạt doanh nghiệp lớn và người dùng tại Việt Nam qua lỗ hổng SMB. Theo đó, có khoảng 1,5 triệu máy tính Việt Nam đứng trước nguy cơ bị virus tấn công.
Có khoảng 1,5 triệu máy tính tại Việt Nam đứng trước nguy cơ bị virus SPECTRALVIPER tấn công. Ảnh minh họa |
Thống kê của Bkav, cứ 10 máy tính thì có 1 máy tồn tại lỗ hổng SMB và có nguy cơ bị nhiễm SPECTRALVIPER. Thông qua lỗ hổng trong giao thức SMB trên Microsoft Windows, tin tặc xâm nhập hệ thống và triển khai SPECTRALVIPER như một backdoor (cửa hậu) nhằm duy trì kết nối đến thiết bị lây nhiễm. Trên máy tính nạn nhân, chúng tiếp tục các hành vi độc hại như thực thi mã độc, tiếp cận và đánh cắp dữ liệu…
Các chuyên gia an ninh mạng khuyến cáo, người dùng nên cập nhật bản vá càng sớm càng tốt, bằng cách vào Windows Update → Check for updates để kiểm tra các bản vá mới nhất; đồng thời khẩn trương backup các dữ liệu quan trọng.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp cần triển khai thêm giải pháp giám sát an ninh mạng như tường lửa, SOC (trung tâm giám sát an ninh mạng), lập tức phát hiện bất thường nhằm ứng cứu, xử lý kịp thời.
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ virus SPECTRALVIPER tấn công, các doanh nghiệp nên liên hệ các đơn vị chuyên về an ninh mạng để được hỗ trợ rà soát toàn bộ hệ thống gồm máy chủ, máy trạm và hệ thống cloud, nhằm bóc tách triệt để mã độc.
(Theo Tin tức)
Tập đoàn chế tạo phần mềm Microsoft vừa thông báo nguyên nhân dẫn đến các vụ mất điện hồi đầu tháng 6, ảnh hưởng đến một số dịch vụ của tập đoàn này là do bị tấn công mạng, đồng thời cho biết chưa tìm ra bằng chứng về việc truy cập hoặc làm hư hại những dữ liệu về khách hàng.
Thanh kiếm bằng đồng hơn 3.000 năm tuổi “gần như vẫn còn sáng bóng”, đã được khai quật ở miền Nam nước Đức.
Thời gian qua, huyện Mù Cang Chải đã quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương với các mô hình, dự án được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia.
Bằng cách phủ lên bề mặt vải một lớp 'kim loại lỏng', TS Trương Vĩ Khánh cùng cộng sự từ Đại học Flinders (Australia) phát triển thành công vật liệu thông minh có thể tự lành và theo dõi được nhịp tim.
Source link
Bình luận (0)