Trang chủKinh tếNông nghiệpVốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan:...

Vốn hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 1719 ở Văn Quan: Tiếp sức cho người dân vùng khó

Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã được hỗ trợ nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai, lần thứ IV, năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 09/11/2024. Là những đại biểu trẻ tuổi lần đầu tiên tham dự Đại hội, đây vừa là niềm vinh dự vừa là trách nhiệm, đại diện cho đồng bào các DTTS tại địa phương gửi gắm niềm tin, kỳ vọng công tác dân tộc của tỉnh sẽ tiếp tục đạt được kết quả cao thông qua việc thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV, góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện của tỉnh.Vốn tín dụng chính sách đã trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng DTTS miền núi của Thanh Hóa. Không chỉ giúp người dân cải thiện đời sống, nguồn vốn này còn đóng vai trò là “bệ đỡ” để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, trọng tâm là phát triển cây dược liệu. Tỉnh Quảng Nam đang phấn đấu trở thành vùng dược liệu đại diện cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên.Sau 3 năm triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc Dự án 3 – Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Văn Quan (Lạng Sơn) đã được hỗ trợ nguồn lực để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Cà Mau là vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc – nơi mà mỗi người dân Việt Nam đều muốn được đặt chân đến ít nhất một lần. Nếu như trước kia, đa phần du khách vẫn chỉ xem Cà Mau là một điểm đến trong chuyến hành trình … thì giờ đây, nhờ đa dạng hóa loại hình du lịch, nhất là du lịch trải nghiệm đã thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến Cà Mau.Tập huấn nâng cao năng lực, thành lập tổ nhóm sinh kế, duy trì tổ truyền thông cộng đồng, đối thoại chính sách… đang là những hoạt động trọng tâm của Dự án 8, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 ở Nghệ An. Những hoạt động này đang góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 7/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ tổ chức tại Quảng Trị. Thảo nguyên Suôi Thầu – Miền cổ tích ở Hà Giang. Lập nghiệp từ văn hóa truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Từ niềm tự hào với văn hóa truyền thống của dân tộc, nhiều bạn trẻ đã tích cực tham gia vào các đội, nhóm văn nghệ của các chùa Khmer để có một sân chơi thỏa mãn niềm đam mê, đồng thời góp sức phục vụ các dịp lễ hội của phum sóc. Tuy vậy, hoạt động của các đội, nhóm này gặp nhiều khó khăn do lực lượng không ổn định, thiếu kinh phí. Giải quyết “bài toán” này, các đội văn nghệ rất cần được trợ lực về vật chất lẫn tinh thần để chung tay bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa Khmer.Là một trong những tỉnh thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do mưa bão, sạt lở, những năm gần đây, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã quan tâm, chú trọng công tác sắp xếp, ổn định dân cư tại các huyện miền núi. Một trong những biện pháp hữu hiệu mà tỉnh Quảng Nam đang triển khai là di dời dân ở những khu vực có nguy cơ sạt lở, bố trí tái định cư cho người dân.Xác định công tác giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc luôn quan tâm, chú trọng tới công tác đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trường học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho đội ngũ giáo viên, học sinh.Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc, Lần thứ XI, năm 2024 vừa được tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn. Nhiều nghệ nhân, đồng bào DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc đã để lại những dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hoá các DTTS.Triển khai Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, nâng cao chất lượng cuộc sống, đem lại hiệu quả thiết thực.

Người dân xã An Sơn, huyện Văn Quan phát triển kinh tế từ trồng rau màu.
Người dân xã An Sơn, huyện Văn Quan phát triển kinh tế từ trồng rau màu.

Văn Quan là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lạng Sơn. Trong những năm qua, các cấp, các ngành đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân nói chung, trong đó có các hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp, hiệu quả, từ đó giúp đồng bào DTTS từng bước vươn lên phát triển kinh tế. Đáng chú ý, nội dung hỗ trợ sản xuất thuộc Tiểu dự án 2 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 bước đầu đem lại những hiệu quả thiết thực cho người dân.

Ông Nông Văn Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Quan cho biết: Căn cứ các văn bản của cấp trên về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, các phòng, ban chuyên môn đã phối hợp với đơn vị liên quan tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tổ chức triển khai chương trình, dự án đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của huyện.

 Cùng với đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu các quyết định phê duyệt các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc 3 chương trình mục tiêu quốc gia; ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai, thực hiện theo quy định.

Cùng với sự chủ động từ phòng chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn cũng nhanh chóng bắt tay vào triển khai thực hiện các bước để triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Bà Hoàng Thị Hiếu, Chủ tịch UBND xã Điềm He cho biết: Năm 2023, xã được phân bổ nguồn vốn để triển khai Tiểu dự án 2 – Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719. 

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn, UBND xã đã phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, đánh giá, lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp, có tiềm năng phát triển cũng như nhân rộng. Qua rà soát, xã đã lựa chọn mô hình trồng hồng vành khuyên và nhanh chóng triển khai các bước thực hiện Dự án.

Người dân xã Điềm He thu hoạch hồng vành khuyên
Người dân xã Điềm He thu hoạch hồng vành khuyên

Theo đó, Dự án được triển khai năm 2023, tổng mức đầu tư trên 700 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 430 triệu đồng để mua cây giống, phân bón… còn lại là nguồn vốn Nhân đân đối ứng. Dự án được triển khai trên địa bàn 5 thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn xã gồm: Nà Bung, Bản Lải, Thống Nhất, Nà Súng, Khun Pàu; tổng diện tích là 13,26 ha với 26 hộ dân tham gia, trong đó có 1 hộ nghèo, 25 hộ cận nghèo. Qua 1 năm thực hiện, đến nay, nhiều diện tích hồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đây là tiền đề quan trọng để những năm tiếp theo người dân có thể thu hoạch, tăng thêm thu nhập.

Tương tự, như tại xã Tri Lễ, năm 2023, từ nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 2-Dự án 3, xã đã hỗ trợ để người dân triển khai dự án chăn nuôi gà với kinh phí phân bổ 500 triệu đồng. Dự án có sự tham gia của 38 hộ dân, trong đó có 16 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo. Tham gia Dự án, người dân được hỗ trợ kinh phí để đầu tư mô hình nuôi gà. Sau một thời gian triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người dân.

Ông Triệu Văn Giao, thôn Lũng Phúc, xã Tri Lễ (hộ tham gia Dự án) cho biết: Gia đình tôi thuộc diện hộ cận nghèo. Khi tham gia vào Dự án, gia đình tôi cùng các hộ dân khác được hỗ trợ mỗi hộ hơn 100 con gà giống cùng thức ăn chăn nuôi. Sau khoảng 6 tháng, đàn gà đã phát triển, mỗi con nặng gần 2 kg/con, được xuất bán với giá 70.000 đồng/kg. Có thêm thu nhập từ đàn gà, gia đình tôi mở rộng sản xuất, mua sắm thêm tiện nghi. Gia đình phấn đấu hết năm 2024 sẽ thoát khỏi hộ cận nghèo, vươn lên hộ khá.

Cùng với 2 xã Điềm He và Tri Lễ, từ năm 2022 đến nay, từ nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 2 – Dự án 3 Chương trình MTQG 1719, huyện Văn Quan đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã nhanh chóng triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất để hỗ trợ người dân vươn lên phát triển kinh tế. 

Cụ thể, giai đoạn 2022-2024, tổng nguồn vốn phân bổ để thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3 trên địa bàn huyện Văn Quan gần 20 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 được phân bổ hơn 3,5 tỷ đồng để thực hiện 15 dự án; năm 2023 được phân bổ gần 10 tỷ đồng để thực hiện 25 dự án; năm 2024 được phân bổ gần 6,5 tỷ đồng để thực hiện 13 dự án. Các dự án được triển khai đúng đối tượng với 1.692 hộ tham gia, trong đó có 615 hộ nghèo, 1.077 hộ cận nghèo.

Người dân thị trấn Văn Quan chăm sóc cây hồi.
Người dân thị trấn Văn Quan chăm sóc cây hồi.

Các dự án cơ bản phát huy hiệu quả, tạo thêm nguồn lực, sinh kế để các hộ dân vươn lên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và từng bước vươn lên thoát nghèo. Giai đoạn 2021-2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm bình quân 5,77%/năm và hết năm 2024, huyện phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3,91%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Tiểu dự án 2 – Dự án 3 trên địa bàn huyện Văn Quan vẫn còn một số vướng mắc. Trong đó, một số dự án bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thiếu đối tượng thực hiện… Trước những khó khăn đó, hiện nay, UBND huyện Văn Quan tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn tiếp tục rà soát, tập trung khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án để hỗ trợ người dân nhanh chóng, hiệu quả.

Việc triển khai Tiểu dự án 2 – Dự án 3 có ý nghĩa quan trọng với người dân vùng đặc biệt khó khăn. Với những kết qủa đã đạt được và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ngành liên quan, tin tưởng rằng thời gian tới, việc triển khai hỗ trợ sản xuất thuộc chương trình trên sẽ tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. 

Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giúp người dân vùng khó nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời trực tiếp góp phần hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chương trình MTQG 1719 mà huyện Văn Quan đã đề ra trong giai đoạn 2021-2025.

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/von-ho-tro-san-xuat-thuoc-chuong-trinh-1719-o-van-quan-tiep-suc-cho-nguoi-dan-vung-kho-1731032986115.htm

Cùng chủ đề

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc...

Thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Văn Quan (Lạng Sơn): Ghi dấu trên những công trình cơ sở hạ tầng

Năm 2024, mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức, song việc triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn đã đạt được những kết quả tích cực.Nằm cách trung tâm thành phố Hà Giang 150km,...

Văn Quan: Chú trọng triển khai hiệu quả Chương trình MTQG chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS

Không chỉ xã Tri Lễ, những năm qua, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cũng tích cực triển khai thực hiện nội dung này. Kết quả, từ năm 2022 đến hết năm 2023, toàn huyện đã thực hiện hỗ trợ 18 hộ nghèo thiếu đất sản xuất chuyển đổi nghề (mua sắm máy nông cụ), với tổng kinh phí 177 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng 171 nhà ở cho hộ nghèo với tổng kinh...

Nước lũ dâng cao nhiều nơi ở Lạng Sơn chìm trong biển nước

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 ngày 8/9, nhiều sông suối tại tỉnh Lạng Sơn nước dâng lên cao khiến nhiều khu dân cư chìm trong biển nước. Sáng 8/9, mực nước tại sông Kỳ Cùng, sông Thương dâng cao đã ảnh hưởng đến các huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Văn Quan, Văn Lãng, Chi Lăng và TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Từ 9h30, đơn vị quản lý hồ chứa nước Bản Lải (huyện Lộc...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp...

Bạc Liêu: Gần 120 thí sinh tham gia tranh tài trong Hội thi Tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ngày 12/12, UBND tỉnh Bạc Liệu đã tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 - 2025. Đây là lần đầu tiên Hội thi được tổ chức ở cấp tỉnh.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong...

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).Trong các giai...

Làng văn hóa ở ngã ba biên giới

Cách trung tâm huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chừng 15km về phía Bắc, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục có gần 120 hộ với 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng sinh sống. Vào những ngày cuối tuần, tiếng cồng chiêng, tiếng hát xoang rộn rã, cuốn hút các đoàn khách đến thăm.“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi...

Bài đọc nhiều

Tôn vinh sản phẩm tiêu biểu năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất

Tối 11/12, Liên minh HTX Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biển năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất. Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự buổi lễ. Tham dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương,...

Quảng Ngãi hiện thức hóa ước mơ nhà ở cho hộ nghèo

Ông Thái Ngọc Đảo (70 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hoàn Đồn, thị trấn Ba Tơ) là một trong những hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở. Mới đây, chính quyền huyện Ba Tơ đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở kiên cố cho gia đình ông Đảo với diện tích 36m2, số tiền hỗ trợ 60 triệu đồng. Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu trong năm 2025 xóa hết nhà tạm, nhà dột...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Ninh Bình sắp cán đích nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ tỉnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ đầu năm 2022, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 321/QĐ-TTg về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, Ninh Bình đã thông qua...

Cơ hội phát triển sản phẩm của tỉnh Quảng Nam từ du lịch

Vừa qua, tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism từ ngày 9-11/12/2024.Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND...

Cùng chuyên mục

TP.HCM ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông…

Định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông mới ban hành có nhiều điểm thay đổi, nhằm bám sát định hướng phát triển nông nghiệp đô thị tại TP.HCM. ...

Hợp tác xã ở Đà Nẵng cần vốn ưu đãi, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phát triển kinh tế tập thể

Gửi gắm tâm tư đến Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân năm 2024, Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan mong muốn Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ, ngành có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác...

Đường xuyên rừng Sác đẹp như phim ở Cần Giờ khiến dân mạng xôn xao, động vật hoang dã ngồi vô số

Sau hơn 13 năm đưa vào sử dụng, đường Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ (TP HCM) không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. ...

Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh Nam Định về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định hiện là một trong những tỉnh tiên phong trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 142/146 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (97,2%); 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (28,1%); 8/15 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh (53,3%). Lũy kế đến nay, Nam Định có 529 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó 65 sản phẩm 4 sao và...

Bộ NNPTNT phối hợp với doanh nghiệp trồng rừng ở Bắc Kạn, Nghệ An, Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và PTNT hợp tác cùng Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết chương trình "Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh" (WATER OF LIFE) – trồng rừng hướng đến bảo tồn nguồn nước, hấp thụ các bon và cải thiện sinh kế. ...

Mới nhất

Miền Bắc tiếp tục rét đậm, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C

(ĐCSVN) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (13/12), khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Từ đêm 13/12, Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất phổ biến...

Hạnh phúc ngọt ngào

Hạnh phúc ngọt ngào của gia đình khuyết tật trong giải chạy vì sức khoẻ - Những con người trong video chính là nhân vật trong tác phẩm "Hạnh phúc ngọt ngào" của tác giả Vũ Diệu Hoa, tác phẩm đoạt Huy chương Vàng ở hạng mục ảnh - Cuộc thi ảnh và video Happy Việt Nam 2024. Vietnam.vn

Thêm 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao

(ĐCSVN) - Trong đợt 1 năm 2024, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mường Tè và Tam Đường (Lai Châu) đã đánh giá 11 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao. Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mường Tè đợt 1 năm 2024. Ảnh: Vi Thành Tại huyện Mường Tè, UBND huyện...

Các cách phân biệt trứng cũ hay mới cực đơn giản

Quan sát vỏ trứng Trứng mới có vỏ sáng bóng, trơn láng và màu sắc rõ ràng, đồng đều. Vỏ trứng mới không có những vết nứt li ti. Bạn cũng có thể cảm nhận được vỏ trứng khá cứng và không dễ vỡ. Trứng cũ thường có vỏ xỉn màu, có thể bị nhám hoặc sần sùi. Do thời...

Giếng nước phun cao hàng chục mét, đẩy bay cả cọc bê- tông

(NLĐO) - Tại Gia Lai tiếp tục phát hiện giếng nước phun trào cao hàng chục mét khỏi mặt đất, thậm chí đẩy bay cả cọc bê-tông...

Mới nhất

Hạnh phúc ngọt ngào