Phóng viên (PV): 

Đại tá Đào Viết Hùng: Sau ngày giải phóng, tình hình an ninh chính trị, xã hội của tỉnh Đắk Lắk đứng trước không ít khó khăn, thử thách. Lực lượng tàn dư của các đảng phái phản động và bọn FULRO hoạt động rất trắng trợn. Đặc biệt, thời điểm đó tại Campuchia, tập đoàn Pol Pot lên nắm chính quyền, chúng phủ nhận vai trò quốc tế đối với cách mạng Campuchia, chống lại Việt Nam và chống chủ nghĩa xã hội. Từ tháng 8-1975 đến ngày 10-1-1976, phía Campuchia đã tổ chức đưa 350 lượt người vượt qua biên giới, vào sâu trong khu vực Đồn Công an nhân dân vũ trang (CANDVT) Trương Tấn Bửu và đồn Bu Prăng để nắm tình hình hoạt động của LLVT tỉnh Đắk Lắk.

Đại tá Đào Viết Hùng. 

Trước tình hình đó, Bộ tư lệnh CANDVT (nay là Bộ tư lệnh BĐBP) đã phát động Phong trào “Hai tình nguyện” trong toàn lực lượng, điều động lực lượng từ các tỉnh phía Bắc vào miền Nam công tác. Ngày 28-3-1975, Bộ tư lệnh CANDVT giao nhiệm vụ cho CANDVT tỉnh Lạng Sơn thành lập khung cơ quan tỉnh bộ và các đồn, các phân đội để tăng cường cho CANDVT tỉnh Đắk Lắk. Thực hiện quyết định trên, ngày 8-5-1975, 166 cán bộ, chiến sĩ CANDVT tỉnh Lạng Sơn đã tập trung đông đủ tại Binh trạm T3 (Thường Tín, Hà Tây) hành quân vào Đắk Lắk, đến thị xã Buôn Ma Thuột vào ngày 22-5-1975. Ngày 23-5-1975, tỉnh Đắk Lắk tổ chức tiếp nhận toàn bộ lực lượng do trên tăng cường, đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ra quyết định thành lập Đảng bộ CANDVT của tỉnh, chỉ định đồng chí Dương Đồng Cốc làm Bí thư Đảng ủy. Từ đó, ngày 23-5-1975 được chọn làm Ngày truyền thống của CANDVT tỉnh Đắk Lắk. Đến năm 2008, Bộ tư lệnh BĐBP ký quyết định công nhận ngày 23-5-1975 là Ngày truyền thống của BĐBP tỉnh Đắk Lắk.

PV: 

Đại tá Đào Viết Hùng: BĐBP tỉnh Đắk Lắk được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn biên giới dài 71,972km, tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri (Campuchia); khu vực biên giới có 38 thôn, buôn thuộc 4 xã, 2 huyện biên giới, gồm xã Krông Na thuộc huyện Buôn Đôn; xã Ea Bung, Ea Rvê và Ia Lốp thuộc huyện Ea Súp; tổng dân số 6.749 hộ/23.591 khẩu, thuộc 22 dân tộc cùng sinh sống, trong đó 57,92% là dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số 42,08%; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực biên giới còn 48,32%.

Bộ đội Đồn Biên phòng Sê-rê-pốk hướng dẫn bà con buôn Đrang Phốk, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn chăm sóc lúa nước. Ảnh: NGỌC LÂN

Bên cạnh thường xuyên làm tốt công tác tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, Đảng ủy BĐBP tỉnh Đắk Lắk đã ký kết quy chế phối hợp với Huyện ủy Ea Súp và Buôn Đôn trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới, xây dựng thế trận biên phòng toàn dân, xây dựng địa phương và các đồn biên phòng vững mạnh toàn diện. Đặc biệt, BĐBP tỉnh Đắk Lắk còn thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án về việc “BĐBP tham gia các chương trình kinh tế-văn hóa-xã hội ở các xã, phường biên giới, hải đảo”; về “xây dựng mô hình việc làm giúp dân phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở các xã, phường biên giới, hải đảo”, thiết thực giúp dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cải thiện và từng bước nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Qua đó góp phần xây dựng, củng cố nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

PV: 

Bộ đội Đồn Biên phòng Ea H’Leo cùng bà con xã Ia Lốp, huyện Ea Súp bảo vệ cột mốc. Ảnh: NGỌC LÂN

Đại tá Đào Viết Hùng: Những năm qua, BĐBP tỉnh Đắk Lắk thực hiện tốt nhiều chương trình, dự án như: “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”; “Nâng bước em tới trường-Con nuôi đồn biên phòng”; “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”; “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản”; “Mẹ đỡ đầu”; mô hình “Trạm xá quân dân y kết hợp”... và nhiều hoạt động giúp nhân dân phát triển kinh tế. Đồng thời giới thiệu 10 đồng chí tham gia cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2020-2025; tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; giới thiệu 48 đảng viên đồn biên phòng tham gia sinh hoạt đảng tạm thời tại 38 chi bộ thôn, buôn của 4 xã biên giới nhằm củng cố, xây dựng các tổ chức đảng tại cơ sở; phân công 68 cán bộ, đảng viên đồn biên phòng trực tiếp phụ trách, giúp đỡ 296 hộ gia đình tại 4 xã biên giới. Hằng năm, BĐBP tỉnh tích cực tham gia và tham mưu xây dựng nông thôn mới. Đến nay, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Đắk Lắk đã tuyên truyền, vận động xây dựng được 24/38 thôn, buôn văn hóa, 4.980 gia đình văn hóa; chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới tại 4 xã, trong đó xã Ea Bung đạt 19/19 tiêu chí, Krông Na đạt 13/19 tiêu chí, Ia Rvê đạt 13/19 tiêu chí, Ia Lốp đạt 12/19 tiêu chí.

PV: 

KIỀU BÌNH ĐỊNH 

Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/xay-the-vung-vung-bien-dak-lak-830082