Phóng viên (PV):
Đại tá Thái Huy Quang: Việc bảo vệ vùng trời Hà Nội được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra từ sớm. Sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Hà Nội chưa có pháo cao xạ như nhà chưa có nóc”. Trên cơ sở các đơn vị phòng không, ngày 19-5-1965, Sư đoàn Phòng không Hà Nội (Sư đoàn 361) được thành lập để bảo vệ “nóc nhà” Thủ đô. Ra đời vào ngày sinh của Bác Hồ và được Người đến thăm 8 lần là vinh dự đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn.
![]() |
Đại tá Thái Huy Quang. |
Ngày 19-7-1965, đến thăm Đại đội 1, Trung đoàn Pháo phòng không 234 (Đoàn Tam Đảo), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền. Dù chúng có B-57, B-52 hay “bê” gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng...”. Hơn một tháng sau, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng căn dặn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn: “Cần phải nhận rõ Thủ đô Hà Nội là trái tim, là đầu não của cả nước. Nhiệm vụ của các đồng chí rất nặng nề, rất quan trọng. Phải bảo đảm khi địch đến là đánh trúng, đánh thắng”. Sự quan tâm của Bác Hồ kính yêu và Trung ương Đảng càng thúc giục cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn giữ vững lòng tin sắt đá, quyết tâm chiến đấu bảo vệ Thủ đô.
Từ năm 1966 đến 1972, Thủ đô Hà Nội là trọng điểm đánh phá của không quân Mỹ. Sư đoàn cùng các lực lượng lần lượt đánh bại những thủ đoạn tập kích đường không của địch. Đặc biệt, cuối năm 1972, Sư đoàn 361 là lực lượng chủ công, cùng với quân, dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương miền Bắc, làm nên Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng.
PV:
Đại tá Thái Huy Quang: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các đơn vị của Sư đoàn 361 không chỉ làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Hà Nội mà còn tham gia chiến đấu ở 20 tỉnh, thành phố, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý. Trước hết là bài học về xây dựng tinh thần cảnh giác cách mạng, luôn sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao, ý chí vượt mọi khó khăn, gian khổ, chiến đấu mưu trí, dũng cảm, dám đánh, biết đánh và quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược. Đó là bài học về chấp hành nghiêm sự lãnh đạo của Đảng, mệnh lệnh của người chỉ huy các cấp; chủ động nghiên cứu, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù để có biện pháp đối phó hiệu quả.
Đó còn là bài học về vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến phòng không, xây dựng phương án tác chiến sát thực tế; tổ chức huấn luyện chặt chẽ, làm chủ vũ khí, trang bị (VKTB) kỹ thuật, nâng cao trình độ các kíp chiến đấu tên lửa, ra-đa, pháo phòng không... Bài học về chỉ huy tập trung, thống nhất, linh hoạt, hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ, phát huy tối đa khả năng, sở trường của từng đơn vị; phối hợp với các đơn vị bạn và địa phương tạo thành thế trận phòng không nhiều tầng, nhiều lớp, đánh địch từ xa đến gần, trên mọi hướng...
Huấn luyện kíp chiến đấu tên lửa S300-PMU1 ở Trung đoàn 64, Sư đoàn 361. Ảnh: CÔNG HÙNG |
PV:
Đại tá Thái Huy Quang: Hiện nay, nhiệm vụ chính trị trung tâm của Sư đoàn vẫn là huấn luyện, SSCĐ, quản lý, bảo vệ chặt chẽ vùng trời Thủ đô Hà Nội, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình cùng các mục tiêu trọng yếu khác. Để bảo vệ “nóc nhà” Hà Nội từ sớm, từ xa, Sư đoàn 361 làm nhiệm vụ trên địa bàn 12 tỉnh, thành phố phía Bắc, trong đó có nhiều đơn vị ở khu vực biên giới; không phận quản lý rất rộng, yêu cầu phải canh trực 24/24 giờ. Mặt khác, những năm qua, Sư đoàn được quan tâm xây dựng tiến thẳng lên hiện đại, trang bị nhiều chủng loại vũ khí, khí tài mới, hiện đại; yêu cầu huấn luyện làm chủ khí tài, vận dụng, phát triển cách đánh phù hợp với thực tế chiến đấu trước sự phát triển mạnh mẽ của các loại phương tiện đường không, nhất là phương tiện bay không người lái đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Sư đoàn...
PV:
Đại tá Thái Huy Quang: Mỗi ngày, Sư đoàn quản lý hàng nghìn chuyến bay qua không phận được giao. Quản lý chặt chẽ, không để sai, sót, lọt, chậm, hoang báo các hoạt động bay là nhiệm vụ rất khó. Để hoàn thành nhiệm vụ, Sư đoàn quán triệt, thực hiện tốt “4 biết” trong quản lý vùng trời; chỉ đạo các đơn vị duy trì nghiêm chế độ SSCĐ 24/24 giờ tại các sở chỉ huy; duy trì chặt chẽ quy định luyện tập xử lý các tình huống; tổ chức hiệp đồng với lực lượng phòng không các đơn vị, kịp thời thông báo, báo động, xử trí tốt tình huống trên không, không để bị động, bất ngờ.
Sư đoàn tích cực đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện; thực hiện tốt phương châm cơ bản, thiết thực, vững chắc, an toàn, tiết kiệm trong huấn luyện; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, sát thực tế chiến đấu, sát yêu cầu, nhiệm vụ của từng đối tượng, phù hợp với tổ chức biên chế, VKTB và nghệ thuật tác chiến. Thường xuyên nghiên cứu, nắm, dự báo chính xác tình hình, đối tượng tác chiến và yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu để điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh văn kiện, kế hoạch tác chiến, huấn luyện. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ mô phỏng vào huấn luyện, diễn tập; huấn luyện làm chủ các loại VKTB kỹ thuật mới, cải tiến...
PV:
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 361 tham gia đánh hơn 1.800 trận, tiêu diệt 591 máy bay địch các loại (trong đó có 35 chiếc B-52). Với nhiều thành tích xuất sắc, Sư đoàn cùng 18 tập thể và 22 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân; được tặng thưởng 35 huân chương các loại. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống, Sư đoàn được Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. |
SƠN BÌNH (thực hiện)
*Mời bạn đọc vào chuyên mục xem các tin, bài liên quan.
Nguồn: https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/xung-dang-la-don-vi-duoc-giao-bao-ve-vung-troi-ha-noi-828529
Bình luận (0)