Trẻ tiếp xúc với giáo dục ngày càng sớm
Ngày nay, hành trình nuôi dạy con không chỉ dừng lại ở việc mong con được ăn học đủ đầy, có bằng cấp và công việc ổn định mà phần lớn phụ huynh đã đặt ra một câu hỏi lớn hơn: Làm sao để con được sống là chính mình, biết tư duy độc lập, sống vững vàng và hạnh phúc?
Chính sự dịch chuyển về giá trị sống này đã làm thay đổi cách cha mẹ tiếp cận giáo dục. Họ không đợi đến khi con đi học mới bắt đầu đồng hành, mà chủ động chuẩn bị từ rất sớm, thông qua các hoạt động như trò chuyện, chơi cùng con, …
Theo Giáo sư Richard M. Lerner (ĐH Harvard), trước 6 tuổi, não bộ trẻ em đã phát triển tới 90% so với người trưởng thành. Đây là “giai đoạn vàng” để hình thành các nền tảng về tư duy, cảm xúc và tính cách – những yếu tố quan trọng quyết định khả năng học tập và phát triển sau này.
Vì thế, giáo dục sớm không đồng nghĩa với “dạy trước”, mà là tạo ra một môi trường giàu tương tác để con được quan sát, tưởng tượng, đặt câu hỏi và tự kết nối thế giới theo cách riêng của mình.

Cha mẹ hiện đại chú trọng dành thời gian chất lượng và khơi gợi tiềm năng của trẻ
Đừng chỉ nhìn vào “trí thông minh học thuật”
Trong quá trình đồng hành cùng con, không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng khi con không giỏi chữ, không hứng thú với con số hay không thể hiện sự “nổi trội” như các bạn khác. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có thiên hướng tư duy riêng biệt – chỉ là chưa được nhận diện và phát huy đúng cách.
Thuyết Đa trí thông minh của Giáo sư Howard Gardner (Đại học Harvard) đã chỉ ra rằng mỗi người có ít nhất 8 loại hình thông minh khác nhau, từ ngôn ngữ, logic, không gian đến âm nhạc, vận động, nội tâm,… Điều đó đồng nghĩa, mỗi trẻ đều có tiềm năng riêng để phát triển, miễn là được phát hiện và nuôi dưỡng đúng cách.
Dù mỗi trẻ có điểm mạnh khác nhau, năng lực tư duy vẫn là nền tảng chung cần được bồi đắp từ sớm. Đây là nhóm kỹ năng then chốt, giúp con biết phân tích, kết nối, giải quyết vấn đề và thích nghi trong một thế giới đầy biến động.
7 nhóm câu hỏi giúp cha mẹ nhận diện thế mạnh của con
Thấu hiểu cách con tư duy là bước khởi đầu để nuôi dưỡng sự tự tin và tạo nền móng vững chắc cho hành trình học tập lâu dài.
Các chuyên gia giáo dục khuyến nghị phụ huynh có thể quan sát và đặt cho mình (hoặc cho con) 7 nhóm câu hỏi sau để từng bước nhận diện:
1. Con có hay đặt câu hỏi “tại sao”, hứng thú với các trò chơi có quy luật và hiểu quy luật nhanh? (Tư duy logic)
2. Con có biết cách diễn đạt đúng điều mình muốn, sử dụng từ ngữ phong phú, dễ nhớ lời bài hát, thích kể chuyện? (Tư duy ngôn ngữ)
3. Con thường thử những cách làm mới, thích vẽ hoặc hứng thú với hình ảnh, hay tưởng tượng và so sánh? (Tư duy sáng tạo)
4. Con có thích xếp hình, định hướng tốt khi di chuyển, nhận ra những sự khác biệt trong tranh/đồ vật? (Tư duy mô hình không gian)
5. Con có thể kết nối các sự kiện, nhóm các sự vật có điểm chung và đưa ra “luật” chung? Con có thích phân loại đồ vật theo tiêu chí nhất định? (Tư duy khái quát hoá)
6. Con yêu thích đếm, nhận diện được thứ tự, nhiều hơn – ít hơn? (Tư duy tính toán)
7. Con có khả năng phát hiện ra những điểm khác thường, phản ứng bình tĩnh trước những rắc rối, có kiên trì làm việc gì đến cùng? (Tư duy giải quyết vấn đề).

Viokids đồng hành cùng bé.
Khi công nghệ đồng hành cùng cha mẹ
Cha mẹ cũng có thể dễ dàng xác định những năng lực tư duy nổi trội của con bằng cách cho con tương tác với các hoạt động trò chơi trên ứng dụng VioKids.
Nền tảng này được phát triển bởi Tập đoàn FPT, đã hệ thống hóa các “bài tập” theo đúng 7 nhóm năng lực tư duy. Thông qua các hoạt động trò chơi gần gũi và ngữ cảnh đời sống quen thuộc, VioKids không chỉ giúp trẻ rèn luyện tư duy mỗi ngày, mà còn hỗ trợ cha mẹ quan sát, theo dõi và nhận diện thế mạnh – điểm cần bồi đắp của con.
Bên cạnh đó, VioKids cũng hướng dẫn phụ huynh những hoạt động phù hợp với thiên hướng của trẻ để cha mẹ tiếp tục cùng con thực hành trong cuộc sống như: phân loại rau củ; đếm số món trong bữa cơm; tìm chữ B trên bao bì;…
Không đi theo lối mòn dạy trước chương trình, với bối cảnh hoạt hình gần gũi với đời sống của trẻ em Việt Nam, VioKids tập trung xây nền, củng cố cho trẻ 3-6 tuổi những tư duy nền tảng, nuôi dưỡng cảm xúc nhân văn, qua đó góp phần hình thành tính cách tốt đẹp và sự tự tin con bước vào lớp Một.
Xem thêm về VioKids tại đây: https://www.viokids.vn/
Nguồn: https://vtcnews.vn/7-dau-hieu-nho-giup-cha-me-nhin-ra-tiem-nang-tu-duy-lon-cua-con-ar952018.html
Bình luận (0)