Đoàn liên ngành của tỉnh kiểm tra an toàn thực phẩm các mặt hàng đóng gói tại siêu thị |
Mục tiêu của Kế hoạch hành động nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm thông qua chế biến sâu, giảm tổn thất sau thu hoạch; phát triển chuỗi cung ứng bền vững, tăng cường tiêu thụ tại thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông lâm thủy sản tỉnh Lâm Đồng; hướng đến mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Đẩy mạnh phát triển sản xuất an toàn, bảo đảm có 99% số mẫu nông sản được phân tích chất lượng đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm, tăng 2% số cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thuỷ sản được thẩm định, kiểm tra. Tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất được chứng nhận an toàn bền vững toàn tỉnh đạt 100.000 ha; trong đó, diện tích VietGAP, GlobalGAP đạt 8.500 ha, diện tích hữu cơ đạt 2.400 ha, diện tích cà phê chứng nhận 4C, UTZ… đạt 89.100 ha. Vận động thêm 6.000 hộ ký cam kết sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm. Hỗ trợ, chuyển giao ứng dụng công nghệ chế biến, nâng cấp chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm; tìm kiếm, mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ.
Phát triển thêm ít nhất 20 chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh, nâng tổng số chuỗi toàn tỉnh lên 275 chuỗi với 34.000 hộ dân tham gia, tổng sản lượng qua chuỗi 990.000 tấn. Duy trì sản lượng nông sản tiêu thụ thông qua hợp đồng đạt 3.090 ngàn tấn, chiếm tỷ lệ 70% so với tổng sản lượng nông sản toàn tỉnh. Tỷ lệ nông sản (rau, hoa, trái cây) qua sơ chế, chế biến đạt 78%; trong đó, sản lượng qua chế biến đạt khoảng 25%, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch giảm còn khoảng 13%.
Tổ chức kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm nông nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền, lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng (phân tích định tính, định lượng) tại các khu vực sản xuất, nhất là đối với khu vực sản xuất của các hộ, thành viên tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các chuỗi liên kết; bảo đảm tỷ lệ mẫu rau, trái cây, quả, chè có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định (phân tích định tính) < 1,0%.
Phấn đấu trong năm 2025 phát triển thêm ít nhất 29 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó, 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao. Trên 90% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản các cấp được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ an toàn thực phẩm.
Rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách đã ban hành trên địa bàn tỉnh tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản an toàn, chất lượng, bền vững theo hướng hội nhập quốc tế. Kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo đảm nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường. Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm chế biến và phát triển thị trường.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thông tin, truyền thông về chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường. Triển khai công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường. Chủ động thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, bảo quản, kinh doanh nông, lâm, thủy sản.
Nguồn: https://baolamdong.vn/kinh-te/202505/bao-dam-chat-luong-an-toan-thuc-pham-nong-lam-thuy-san-34e69e2/
Bình luận (0)