Trang chủDi sảnBiển đảo trong lòng đồng bào

Biển đảo trong lòng đồng bào


VHO – Sáng nay 20.10, tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), những người dân sinh sống trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là hoạt động trong chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào” diễn ra vào tháng 10 tại Làng.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 1
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tái hiện tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Cùng với đó, tỉnh Quảng Ngãi đã trưng bày triển lãm, giới thiệu văn hóa du lịch, hình ảnh, hiện vật về đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa; giao lưu, trải nghiệm tinh hoa ẩm thực truyền thống Lý Sơn…

Người dân, du khách cũng như đồng bào các dân tộc đang sinh sống, hoạt động tại Làng đã xúc động khi được chứng kiến tái hiện Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như những câu chuyện xung quanh lễ này.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 2
Tái hiện lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Vào khoảng đầu thế kỷ 17 thời các chúa Nguyễn, nhận thấy tầm quan trọng của việc mở mang bờ cõi và nguồn tài nguyên quý giá ở vùng biển Đông của Tổ quốc, đặc biệt là tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các chúa Nguyễn đã thành lập “đội Hoàng Sa” gồm 70 dân đinh giỏi nghề đi biển ở các làng An Vĩnh và An Hải tại vùng cửa biển Sa Kỳ (nay thuộc huyện Sơn Tịnh và Bình Sơn) và làng An Vĩnh, An Hải trên đảo Lý Sơn để ra khơi tìm kiếm sản vật.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 3
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần để các thế hệ biết đến công sức của cha ông trong bảo vệ chủ quyền đất nước

Cứ vào tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch, đội lính này nhận lệnh ra đi và đến tháng 8 âm lịch trở về để nộp các loại sản vật quý giá khai thác được ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa cho triều đình.

Trong suốt nhiều thế kỷ hoạt động, hàng vạn người lính thủy quân Hoàng Sa vượt qua biết bao sóng gió, bão tố để thực thi nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền lãnh thổ ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 4
Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa hằng năm thu hút sự tham gia của các tộc trên đảo Lý Sơn

Trong những chuyến đi biển gian nan đó, đã có rất nhiều người lính ra đi không trở về. Để tưởng nhớ những người lính đã hy sinh khi làm nhiệm vụ và ý nguyện cầu bình an cho những lính mới, vào tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân đảo Lý Sơn lại tổ chức Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa thu hút sự tham gia của các tộc họ có người đi lính trên đất đảo.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 5
Hình ảnh biển đảo Quảng Ngãi được giới thiệu trong hoạt động Biển đảo trong lòng đồng bào

 Khao lề là lệ khao định kỳ hàng năm, còn thế lính là nghi lễ cúng thế mạng cho những người lính thủy quân Hoàng Sa. Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa còn để cúng tế tổ tiên, tế lễ và tưởng nhớ những người đi lính Hoàng Sa, Trường Sa đã khuất.

Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa được người dân đảo Lý Sơn  tổ chức vào cuối tháng 3 âm lịch hằng năm,  thu hút đông đảo du khách và người dân các địa phương về dự.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 6
Trình diễn hô bài chòi

Nghi lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa được tổ chức ở Âm linh tự hoặc đình làng An Vĩnh hoặc tại các tộc họ trên đảo Lý Sơn đã góp phần khơi dậy lòng yêu nước, bảo tồn các giá trị văn hóa của cha ông, giúp gắn kết cộng đồng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ người dân trên đảo Lý Sơn nói riêng và cả nước nói chung.  

Tháng 4.2013, Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa đã được Bộ VHTTDL xếp hạng Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời qua đó bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đồng thời giáo dục truyền thống tự tôn dân tộc và các giá trị nhân văn sâu sắc.

 Biển đảo trong lòng đồng bào - ảnh 7
Người dân và du khách được thưởng thức các tiết mục dân ca Nam trung bộ

Cũng tại chương trình “Biển đảo trong lòng đồng bào”, người dân và du khách cũng như đồng bào các dân tộc được xem các nghệ nhân, diễn viên Quảng Ngãi trình diễn di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “Nghệ thuật bài chòi Trung bộ Việt Nam”. Không chỉ được xem trình diễn, người dân và du khách còn trực tiếp được tham gia vào các hoạt động bài chòi.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/dan-toc-ton-giao/bien-dao-trong-long-dong-bao-108968.html

Cùng chủ đề

Hơn 1.000 lượt người khuyết tật ở Quảng Ngãi được miễn, giảm vé xe buýt

Sở GTVT Quảng Ngãi cho biết, thực hiện chế độ miễn, giảm vé xe buýt đi lại cho người khuyết tật, trong năm 2024 có hơn 1.000 lượt người dân được hỗ trợ. ...

Những tuyến đường huyện nào ở Quảng Ngãi vừa được nâng cấp thành đường tỉnh?

Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định nâng cấp nhiều tuyến đường huyện thành đường tỉnh và xếp loại đường để tỉnh giá cước vận tải. ...

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư

Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Bùi Thị Quỳnh Vân yêu cầu các cấp khẩn trương cụ thể hóa, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với tinh thần quyết liệt, hiệu quả. ...

110 dự án chậm tiến độ, Quảng Ngãi xử lý thế nào?

Quảng Ngãi hiện có 110 dự án chậm tiến độ. Trong đó có 14 dự án trong Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ rất nhức nhối. Năm 2025 Quảng Ngãi sẽ rà soát quỹ đất khu kinh tế, phân loại dự án chậm và xử lý dứt điểm. ...

BSR trồng 1 triệu cây xanh ở Quảng Ngãi

Ngày 9/12, Công ty CP lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, đến năm 2025 đơn vị sẽ hoàn thành việc trồng 1 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Việc trồng cây xanh nói trên xuất phát từ việc thực hiện kế hoạch của Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam triển khai chương trình trồng 3 triệu cây xanh trong toàn Tập đoàn. Theo đó, BSR phát động và đăng ký trồng 1...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa có quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội điện Huệ Nam (hay điện Hòn Chén) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn rước bộ tại lễ hội điện Huệ Nam trong năm 2024. Ảnh: S.THÙY Theo quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10.12 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP. Huế được...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn là một trong các lễ hội truyền thống lâu dời, gắn kết với đời sống ngư dân miền...

Phát triển kinh tế di sản ở Huế theo xu hướng xanh và bền vững

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số là xu hướng tất yếu và bền vững đang được triển khai tại nhiều nơi trên thế giới. Tại Thừa Thiên Huế, với hệ thống di sản và cảnh quan đa dạng, việc định hướng phát triển này sẽ thúc đẩy khai thác thế mạnh văn hóa vốn có. Các đại biểu tham dự tại diễn đàn Ngày 6.12, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế...

Điểm sáng trong công tác trùng tu di tích Chăm và thu hút khách du lịch

Sáng ngày 3.12, tại Khu đền tháp Mỹ Sơn, Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 25 năm – Chặng đường bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (1999-2024) , cùng nhìn lại những dấu mốc đạt được trong công tác quản lý, gìn giữ bảo tồn và phát huy giá trị Khu di sản. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải...

Loạt sự kiện đặc biệt kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được vinh danh Di sản văn hóa thế giới

Với chủ đề chung “25 năm - Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An”, loạt hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày đô thị cổ Hội An được công nhận Di sản văn hóa thế giới (4.12.1999-4.12.2024) được thành phố Hội An tổ chức vào nhiều thời điểm trong năm. Cao điểm trong hai ngày 3-4.12 diễn ra nhiều sự kiện đặc biệt ý nghĩa như:...

Bài đọc nhiều

Quốc Tử Giám Đưa Lịch Sử Vào Công Nghệ Với Phim 3D Mapping ‘Sử Đá Lưu Danh'”

Tối ngày 28/11, trong không gian cổ kính của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bộ phim 3D mapping "Sử đá lưu danh" đã chính thức ra mắt, mang đến một trải nghiệm đầy cảm xúc và chiều sâu văn hóa. Đây là chương trình mới sau chương trình tour đêm “Tinh hoa đạo học,” mở ra cách nhìn mới mẻ về những giá trị trường tồn của di sản. "Sử đá lưu danh"...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa có quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội điện Huệ Nam (hay điện Hòn Chén) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn rước bộ tại lễ hội điện Huệ Nam trong năm 2024. Ảnh: S.THÙY Theo quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10.12 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP. Huế được...

UNESCO ‘bật đèn xanh’ khôi phục điện Kính Thiên

Thông tin từ Ấn Độ cho biết UNESCO thông qua Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, tiến tới khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên. Tòa nhà Cục Tác chiến sẽ không còn ? Ngày 24.7, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam (thủ đô New Delhi, Ấn Độ), UNESCO đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, đồng thuận với các nội dung...

Phát hiện hồ nước bí ẩn ‘treo’ lơ lửng trong hang Thung

Một hồ nước bí ẩn nằm cao hơn hệ thống sông ngầm khoảng 15m vừa được phát hiện trong nhánh phụ của hang Thung (Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng). Hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng trong hang Thung, thuộc hệ thống hang động ở hung Thoòng vừa được phát hiện - Ảnh: L.DŨNG Ngày 10-5, ông Lê Lưu Dũng, giám đốc Công ty TNHH Junglee Boss (Phong Nha, Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết nhóm khảo sát...

Phát huy vai trò, giá trị của Di sản Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ

Theo Quyết định 218/QĐ-TTg ngày 04/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch chung tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, thì đến năm 2050, Ninh Bình sẽ là thành phố trực thuộc trung ương văn minh, hiện đại, thông minh có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới.   Những người lái đò tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thuộc Quần thể danh...

Cùng chuyên mục

Để điệu Ví, Giặm ngân dài trong đời sống đương đại

10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh, cũng là 10 năm người dân nơi đây nỗ lực để di sản này được được ngân dài trong đời sống đương đại. Ngày 27/11/2014, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản dân ca Ví,...

Lễ hội điện Huệ Nam được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa có quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Lễ hội điện Huệ Nam (hay điện Hòn Chén) của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đoàn rước bộ tại lễ hội điện Huệ Nam trong năm 2024. Ảnh: S.THÙY Theo quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL ngày 10.12 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, lễ hội điện Huệ Nam (loại hình lễ hội truyền thống) tại xã Hương Thọ, TP. Huế được...

Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn là một trong các lễ hội truyền thống lâu dời, gắn kết với đời sống ngư dân miền...

Quốc Tử Giám Đưa Lịch Sử Vào Công Nghệ Với Phim 3D Mapping ‘Sử Đá Lưu Danh'”

Tối ngày 28/11, trong không gian cổ kính của Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu – Quốc Tử Giám, bộ phim 3D mapping "Sử đá lưu danh" đã chính thức ra mắt, mang đến một trải nghiệm đầy cảm xúc và chiều sâu văn hóa. Đây là chương trình mới sau chương trình tour đêm “Tinh hoa đạo học,” mở ra cách nhìn mới mẻ về những giá trị trường tồn của di sản. "Sử đá lưu danh"...

UNESCO ‘bật đèn xanh’ khôi phục điện Kính Thiên

Thông tin từ Ấn Độ cho biết UNESCO thông qua Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, tiến tới khôi phục không gian và chính điện Kính Thiên. Tòa nhà Cục Tác chiến sẽ không còn ? Ngày 24.7, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam (thủ đô New Delhi, Ấn Độ), UNESCO đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, đồng thuận với các nội dung...

Mới nhất

5 trường ĐH tranh tài tại Chung kết cuộc thi Sinh viên thông thái 2024

Ngày 25/11, chung kết cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024 - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Cuộc thi do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp cùng Vụ Pháp chế - Bộ Công thương tổ chức, nhằm...

Chân sưng phồng, H’Hen Niê nén cơn đau diễn catwalk tự tin

Tối 11/12, H'hen Niê diễn vị trí vedette trong show thời trang "Chapter 36 - Everlasting" của nhà thiết kế (NTK) Linh San. NTK Linh San từ lâu đã khẳng định vị thế trong làng thời trang Việt khi đồng hành và tạo nên những dấu ấn khó quên cùng các nàng hậu tại nhiều sàn diễn, sự kiện danh...

Hình ảnh Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị

(NLĐO)- Tổng Bí thư Tô Lâm tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND...

Kết quả dự đoán AFF Cup 2024 trúng quà VTC News: Singapore vs Campuchia

Lượt trận thứ 2 bảng A, AFF Cup 2024 diễn ra chiều 11/12, Singapore đã đánh bại Campuchia với tỷ số 2 -1. Kết quả giúp đội bóng xứ vạn đảo tạm vươn lên vị trí nhì bảng A với 3 điểm, bằng điểm số Thái Lan nhưng đã thi đấu nhiều hơn 1 trận. Bàn thắng đầu tiên...

Mới nhất