Trang chủVăn hóa - Xã hộiDi sảnĐề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát huy...

Đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng


VHO – UBND tỉnh Quảng Nam vừa có tờ trình HĐND tỉnh khóa X quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước)

Theo đó, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh hơn 49,1 tỉ đồng, cơ cấu nguồn vốn sau điều chỉnh từ ngân sách Trung ương hơn 2,22 tỉ đồng, ngân sách tỉnh hơn 46,9 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2017-2026.

Đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng  - ảnh 1
Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng

Theo chủ trương đã được phê duyệt trước đó, dự án có tổng mức đầu tư 50 tỉ đồng, thực hiện giai đoạn 2017-2019, trong đó 50% từ ngân sách Trung ương, 50% từ ngân sách tỉnh.

Dự án nhằm mục tiêu phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng xứng tầm với giá trị khoa học, lịch sử, vai trò vị trí, thân thế sự nghiệp, công lao to lớn của nhà chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, nguyên Quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; tạo điều kiện cho việc tham quan, viếng, dâng hương, giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng, khai thác du lịch, phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Về lý do đề nghị điều chỉnh, theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án được Thường trực HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư, được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 9.2017.

Đầu tháng 9.2021, UBND tỉnh điều chỉnh chủ đầu tư từ UBND huyện Tiên Phước sang Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án tại Quyết định số 2416 ngày 16.9.2022, đồng thời gia hạn thời gian thực hiện đến hết tháng 6.2025.

Trong quá trình triển khai đầu tư dự án, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ dự án đảm bảo tuân thủ theo tinh thần chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương tại Kết luận số 88 của Bộ Chính trị, Công văn số 3580 của Văn phòng Trung ương Đảng, Hướng dẫn số 07 của Ban Tuyên giáo Trung ương (chú ý tập trung chỉnh trang cảnh quan, tu bổ di tích gốc đảm bảo đúng quy định).

Trên tinh thần chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền nêu trên, chủ đầu tư đã tiến hành rà soát các hạng mục đầu tư dự án; theo đó, nội dung đầu tư thuộc khu di tích gốc được giữ nguyên, đồng thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục đầu tư thuộc khu phát huy giá trị cho phù hợp.

Đồng thời, đối với phần ngân sách Trung ương, từ năm 2020 đến 2023 đã bố trí đủ vốn theo cơ cấu, tuy nhiên do dự án triển khai chậm, không có khả năng giải ngân và quá thời hạn giải ngân nên phải nộp trả ngân sách Trung ương theo quy định là 22.772 triệu đồng (đã bố trí 2.228 triệu đồng).

Hiện dự án đã quá hạn thời gian bố trí vốn nên không được tiếp tục bố trí kế hoạch vốn ngân sách Trung ương. Do đó, cần bố trí vốn ngân sách tỉnh để thay thế phần vốn ngân sách Trung ương không được tiếp tục bố trí dẫn đến làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án.

Đối với nội dung này Ban Cán sự đảng UBND tỉnh đã có báo cáo trình xin ý kiến và đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất chủ trương trình HĐND tỉnh xem xét, cho ý kiến đối với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát huy giá trị di tích nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng  - ảnh 2
Dự án nhằm mục tiêu phát huy giá trị Khu di tích Quốc gia nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng

Một số nội dung quy mô đầu tư sau điều chỉnh cụ thể như sau: Trong khuôn viên khu di tích gốc  giữ nguyên di tích gốc; Tu bổ tôn tạo nhà thờ (nhà chính), phục dựng nhà ngang, nhà cầu; Cải tạo khuôn viên, sân vườn, các lối đi bộ, mộ thân sinh cụ Huỳnh, cổng ngõ; Tu bổ kè đá bị sạt lở; Đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống tưới nước, phòng chống mối mọt.

Nâng cấp tuyến đường chính vào khu di tích với tổng chiều dài khoảng 1.000m; tuyến đường ĐH5 hiện trạng với chiều dài 300m.

Khu phát huy giá trị di tích diện tích khoảng 17.500 m2, xây mới 2 nhà vệ sinh, bãi đỗ xe với quy mô diện tích khoảng 2.400m2; các hạng mục cảnh quan như lối đi nội bộ, khu công viên cây xanh, khu trồng cây lưu niệm, trồng cây ăn quả,…

Trước đó, tháng 4.2024, Văn Hóa đã thông tin, UBND tỉnh Quảng Nam có công văn gửi Sở VHTTDL tỉnh, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh về việc tham mưu văn bản triển khai thực hiện kết luận của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam về các công trình di tích lịch sử- văn hóa Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng và Khu di tích Trung Trung bộ- Nước Oa (huyện Bắc Trà My). Trong đó, yêu cầu đẩy nhanh thực hiện dự án Nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng, hoàn thành trước ngày 24.3.2025.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/de-nghi-dieu-chinh-chu-truong-dau-tu-du-an-phat-huy-gia-tri-di-tich-nha-luu-niem-cu-huynh-thuc-khang-107693.html

Cùng chủ đề

Dự án Đại Ninh và chuyện ‘thoát án’ thu hồi, đại gia thu về 2.700 tỷ đồng

Sau khi dự án Đại Ninh thoát khỏi diện bị thu hồi, Tập đoàn Novaland đã bỏ ra 2.700 tỷ đồng để mua lại dự án từ ông Nguyễn Cao Trí. Ông Nguyễn Cao Trí từng là Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Quận 1, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM. Bị can sinh ra lớn lên tại Lâm Đồng nên có thông tin, quan tâm về dự án Đại Ninh do Công ty SGĐN của bà...

Hải Dương xây cầu Vạn và Tân An kết nối quốc lộ 17, 18

Hội đồng giải phóng mặt bằng TP Chí Linh (Hải Dương) đang thực hiện kiểm kê, phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát giá làm cơ sở lập phương án bồi thường, hỗ trợ tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất phục vụ xây dựng cầu Vạn, cầu Tân An và đường dẫn. ...

Ưu tiên nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông kết nối vùng

Hạ tầng giao thông được xác định động lực trong phát triển kinh - xã hội, tỉnh Long An đã dành nguồn lực để triển khai nhiều dự án giao thông liên kết vùng. ...

KOICA bàn giao dự án hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên tại Thừa Thiên Huế

Mới đây, Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tại Việt Nam tổ chức lễ bàn giao dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của trẻ em và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Sau 6 tháng triển khai, Dự án “Cải thiện môi trường giáo dục để...

Vành đai 3 TPHCM: Không bàn lùi để thông xe toàn tuyến vào 30/4/2026

Chủ đầu tư được yêu cầu triển khai công việc với tinh thần làm xuyên lễ Tết, chỉ bàn làm, không bàn lùi...quyết tâm đưa Vành đai 3 TPHCM thông xe toàn tuyến vào ngày 30/4/2026. Đây là kết luận của Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường tại buổi khảo sát thực tế tại các công trình trọng điểm trên địa bàn. Trong đó, Vành đai 3 TPHCM dài 76km với tổng mức đầu tư gần 75.400 tỷ đồng,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt

VHO - Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian”, Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử” đã diễn ra chiều ngày 2.11 tại Hà Nội. Ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ góp phần định hướng, bổ sung...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11, UBND TP. Phổ Yên tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ và tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), nằm trong quần thể Di tích lịch sử Lý Nam Đế gồm đền Mục, chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng tại phường Tiên Phong. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khanh-thanh-cong-trinh-tu-bo-ton-tao-di-tich-den-tho-ly-nam-de-110332.html

Thống nhất xây dựng hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích

VHO - Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Làng cổ Phước Tích đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia từ năm 2009, với cảnh đẹp cảnh quan và kiến trúc nghệ thuật hiếm có của một làng quê truyền thống. Theo...

“Thành lũy” cho các giá trị truyền thống

VHO - Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa trong “cơn lốc” đô thị hóa, hiện đại hóa đang đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều giá trị di sản, quy hoạch kiến trúc, di sản thiên nhiên đứng trước nguy cơ bị xâm phạm trước làn sóng phát triển các dự án địa ốc…   Đây là những vấn đề được nhìn nhận tại hội thảo “Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử,...

Thái Miếu, Đại Nội Huế sẽ được tu bổ, tôn tạo thế nào?

VHO - Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa khởi công triển khai dự án “Bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1” sau nhiều năm di tích này bị xuống cấp, hiện trạng hoang tàn. Trong đợt này của giai đoạn 1, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ dành 52 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để triển khai dự án.  Bao giờ mới...

Bài đọc nhiều

Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: Cộng Đồng Địa Phương Làm Được Gì?

Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc không chỉ là tài sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc và hồn cốt của nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, với truyền thống gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi trọng và ngày càng có những nỗ lực cụ thể trong việc bảo vệ. Đặc...

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt

VHO - Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian”, Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử” đã diễn ra chiều ngày 2.11 tại Hà Nội. Ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ góp phần định hướng, bổ sung...

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Phở Hà Nội: Ấm Lòng Hương Vị Di Sản

Khi nhắc đến Hà Nội, hình ảnh về những con phố cổ kính, những gánh hàng rong rộn ràng hay những quán phở nghi ngút khói vào mỗi buổi sáng sớm là những hình ảnh đặc trưng trong tâm trí người dân thủ đô. Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa món phở Hà Nội vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thạch Lam...

Hệ Sinh Thái Rừng Ngập Mặn Cần Giờ: Lá Chắn Xanh Bảo Vệ TP.HCM Trước Biến Đổi Khí Hậu

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km về phía Nam, rừng ngập mặn Cần Giờ từ lâu đã được ví như một "lá phổi xanh" khổng lồ, giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ hệ sinh thái ven biển và đối phó với những thách thức từ biến đổi khí hậu. Với diện tích trải rộng hơn 75.000 ha, Cần Giờ không chỉ là một trong những khu rừng ngập mặn lớn nhất ở Việt...

Cùng chuyên mục

Hiểu rõ hơn về vai trò của không gian thờ cúng trong đời sống tâm linh người Việt

VHO - Nằm trong chuỗi hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc Dự án “Dòng chảy thời gian”, Hội thảo tham vấn chuyên gia Dự thảo nghiên cứu “Văn hoá tín ngưỡng và kiến trúc nhà thờ, không gian thờ cúng tổ tiên các dòng họ người Việt trong lịch sử” đã diễn ra chiều ngày 2.11 tại Hà Nội. Ý kiến tham vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu sẽ góp phần định hướng, bổ sung...

Khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11, UBND TP. Phổ Yên tổ chức lễ khánh thành công trình tu bổ và tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục), nằm trong quần thể Di tích lịch sử Lý Nam Đế gồm đền Mục, chùa Hương Ấp và chùa Mãn Tăng tại phường Tiên Phong. Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/khanh-thanh-cong-trinh-tu-bo-ton-tao-di-tich-den-tho-ly-nam-de-110332.html

Bảo Tồn Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể: Cộng Đồng Địa Phương Làm Được Gì?

Di sản văn hóa phi vật thể của mỗi dân tộc không chỉ là tài sản quý báu mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc và hồn cốt của nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, với truyền thống gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời, di sản văn hóa phi vật thể luôn được coi trọng và ngày càng có những nỗ lực cụ thể trong việc bảo vệ. Đặc...

Thống nhất xây dựng hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt cho làng cổ Phước Tích

VHO - Bộ VHTTDL vừa có văn bản số 4769/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thống nhất lập hồ sơ Di tích quốc gia đặc biệt đối với di tích làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Làng cổ Phước Tích đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia từ năm 2009, với cảnh đẹp cảnh quan và kiến trúc nghệ thuật hiếm có của một làng quê truyền thống. Theo...

Giá Trị Lịch Sử Đang Bị Đe Dọa: Thực Trạng Di Sản Hội An Trước Biến Đổi Khí Hậu

Thành phố Hội An, di sản văn hóa thế giới, mang trong mình vẻ đẹp cổ kính và bề dày lịch sử hơn 500 năm, đang phải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng các hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ và tình trạng nước biển dâng, gây ảnh hưởng không chỉ đến độ bền của các công trình kiến trúc cổ...

Mới nhất

Jennie diện quần siêu ngắn 30 triệu đồng của nhà thiết kế Việt lên sân khấu

(Dân trí) - Trọng Lâm tiết lộ, anh và các cộng sự khá áp lực khi gấp rút hoàn thiện hơn 20 bộ trang phục, đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe từ ê-kíp của Jennie. Biểu diễn ca khúc Mantra trong chương trình nổi tiếng của Mỹ Jimmy Kimmel Live, Jennie bất ngờ gây chú ý khi diện mẫu...

Mỹ điều máy bay ném bom tầm xa tham gia tập trận với Hàn Quốc, Nhật Bản

(CLO) Quân đội Hàn Quốc cho biết Mỹ đã điều một máy bay ném bom tầm xa tham gia cuộc tập trận ba bên với Hàn Quốc và Nhật Bản vào...

Độc đáo lớp vẽ không lời của những người khiếm thính ở TPHCM

TPO - Lớp vẽ chỉ rộng hơn 20m2 chất đầy những bức tranh tươi đẹp về thiên nhiên, làng quê yên bình… Điều bất ngờ hơn, đó là tác phẩm của những “họa sĩ” không nghe, không nói được. 03/11/2024 | 13:54 ...

Bạn trẻ vượt trăm cây số chở áo ấm, chăn, áo mưa, dép… tặng học sinh vùng cao

TPO - Cuối tuần, nhóm bạn trẻ đoàn viên thanh niên“phượt” lên núi, cõng nhiều phần quà ý nghĩa, nấu bữa ăn thiện nguyện cho bà con và các em nhỏ vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam) TPO - Cuối tuần, nhóm bạn trẻ đoàn viên thanh niên“phượt” lên núi, cõng nhiều phần quà ý...

Nhà báo Lý Văn Sáu với những bài học về nghề báo còn nguyên giá trị

(CLO) Nhà báo Lý Văn Sáu không chỉ đóng góp cho sự ra đời của một trong những báo Đảng địa phương đầu tiên là Báo Thắng, xây dựng Đài Tiếng...

Mới nhất