Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đề xuất bố trí vốn làm metro số 1 TP mới Bình Dương - Suối Tiên và metro số 2 Thủ Dầu Một - TP.HCM

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa có công văn khẩn kiến nghị UBND TP.HCM về giao nhiệm vụ và bố trí vốn để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hai tuyến metro kết nối với khu vực Bình Dương cũ.

Báo Tuổi TrẻBáo Tuổi Trẻ17/07/2025

metro số 1 - Ảnh 1.

Tuyến metro số 1 (TP mới Bình Dương - Suối Tiên) sẽ kết nối metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) tại ga Bến xe Suối Tiên - Ảnh: CHÂU TUẤN

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến metro số 1 (TP mới Bình Dương - Suối Tiên) có tổng chiều dài hơn 29km, toàn bộ đi trên cao. Tổng mức đầu tư dự kiến cho dự án là 46.725 tỉ đồng. Tuyến bắt đầu tại ga S1 (trung tâm TP mới Bình Dương cũ), kết thúc tại ga Suối Tiên - điểm cuối nối vào tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Tuyến này dự kiến có 17 nhà ga và dùng chung depot Long Bình thuộc metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Hiện dự án đã được Hội đồng thẩm định nhà nước hoàn tất thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và đã trình Chính phủ. Sau đó Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã giao bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội.

Trong khi đó, tuyến metro số 2 (Thủ Dầu Một - Hiệp Bình Phước) có tổng vốn đầu tư khoảng 50.425 tỉ đồng, cũng đã được Hội đồng thẩm định nội bộ của địa phương tổ chức thẩm định. Dự án dài hơn 21,8km (đi trên cao) với 13 ga và một depot dùng chung với tuyến metro số 3 TP.HCM tại Hiệp Bình Phước (nay là phường Hiệp Bình).

Theo Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến metro số 1 (TP mới Bình Dương - Suối Tiên) hiện chưa trình Quốc hội, metro số 2 (Thủ Dầu Một - TP.HCM) chưa thực hiện thủ tục trình quyết định chủ trương đầu tư. 

Vừa qua, Quốc hội thông qua Luật Đường sắt 2025 bổ sung thêm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển đường sắt bao gồm cả đường sắt đô thị. Do vậy, khi áp dụng các quy định mới có hiệu lực từ 1-7, hai dự án không phải thực hiện quyết định chủ trương đầu tư.

Theo quy định mới, đối với các dự án đường sắt địa phương, dự án đường sắt địa phương theo mô hình phát triển đô thị mô hình TOD, UBND cấp tỉnh có thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định, quyết định đầu tư và quyết định điều chỉnh theo trình tự, thủ tục tương tự như dự án nhóm A do địa phương quản định của pháp luật có liên quan.

Do đó Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM kiến nghị UBND TP giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư hai dự án nêu trên. Đồng thời kiến nghị Sở Tài chính tham mưu UBND TP trình HĐND TP bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 và năm 2025 để triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, trước mắt đề xuất 10 tỉ đồng cho mỗi dự án.

Sau sáp nhập, TP.HCM có mạng lưới metro dài 1.012km

Theo các quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM dài khoảng 1.012km. Cụ thể trước khi sáp nhập, TP.HCM có 12 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 582km. Khu vực Bình Dương có 12 tuyến với chiều dài 305km, khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu có 3 tuyến với chiều dài 125km.

Hiện nay TP.HCM đang tổ chức rà soát, điều chỉnh đồ án quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Trong đó có nội dung rà soát tổng thể quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị theo mô hình, tầm nhìn mới - phù hợp với việc mở rộng địa giới hành chính.

Trở lại chủ đề
ĐỨC PHÚ

Nguồn: https://tuoitre.vn/de-xuat-bo-tri-von-lam-metro-so-1-tp-moi-binh-duong-suoi-tien-va-metro-so-2-thu-dau-mot-tp-hcm-20250717081925744.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

PIECES of HUẾ - Mảnh ghép của Huế
Cảnh huyền ảo trên đồi chè 'bát úp' ở Phú Thọ
3 hòn đảo ở miền Trung được ví như Maldives, hấp dẫn du khách dịp hè
Ngắm phố biển Quy Nhơn của Gia Lai lung linh về đêm

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm