Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Điều gì xảy ra với lượng đường trong máu khi bạn uống nước cam?

Nhiều người cho rằng nước cam là nguyên nhân gây tăng đường huyết do chứa nhiều đường và không có chất xơ.

Báo Thanh niênBáo Thanh niên27/07/2025

Thực tế, nước cam chỉ gây tăng nhẹ mức đường huyết, đặc biệt ở người khỏe mạnh, theo bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng làm việc tại Mỹ.

Tác động của nước cam đến đường huyết

Mặc dù nước cam chứa carbohydrate, nhưng lượng đường tự nhiên trong nước cam không làm tăng đường huyết đột ngột như đường tinh luyện có trong nước ngọt có ga, theo trang sức khỏe Verywell Health.

Điều gì xảy ra với lượng đường trong máu khi bạn uống nước cam? - Ảnh 1.

Nước cam không gây biến động lớn trong mức đường huyết, kể cả khi uống nguyên chất không pha loãng

Ảnh: AI

Ngoài vitamin và khoáng chất, nước cam còn chứa flavonoid, một nhóm chất chống oxy hóa thực vật, nổi bật là hesperidin với khả năng làm giảm đường huyết.

Do đó, nước cam không gây biến động lớn trong mức đường huyết, kể cả khi uống nguyên chất không pha loãng.

Chỉ số đường huyết (GI) của nước cam nằm ở mức thấp, dao động từ 43 đến 49. Chỉ số này phản ánh tốc độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu. Mức từ 55 trở xuống được xem là thấp.

Quả cam tươi có chỉ số đường huyết khoảng 43, tương đương với nước cam. Tuy nhiên, cam nguyên quả còn chứa chất xơ, giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu.

Thành phần dinh dưỡng trong nước cam

Nước cam không chỉ là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào mà còn chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho hệ miễn dịch và làn da.

Trong 100 gram nước cam, cơ thể nhận được khoảng 47 calo năng lượng, 10 gram carbohydrate, 0,81 gram protein, 0,36 gram chất béo và 30,5 milligram vitamin C.

Tuy nhiên, do hàm lượng chất xơ rất thấp, nên việc sử dụng nước cam cần kết hợp với các nguồn chất xơ khác trong khẩu phần ăn hằng ngày để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

Điều gì xảy ra với lượng đường trong máu khi bạn uống nước cam? - Ảnh 3.

Người mắc tiểu đường có nên uống nước cam?

Trong các thử nghiệm, người bệnh tiểu đường sau khi ăn cam tươi hoặc uống nước cam đều ghi nhận mức tăng đường huyết ở mức nhẹ và không có sự khác biệt rõ rệt.

Vì vậy, nước cam có thể được đưa vào thực đơn của người tiểu đường với liều lượng vừa phải và nên được tiêu thụ cùng bữa ăn để giảm tốc độ hấp thu đường.

Người bệnh tiểu đường nên chọn cam tươi thay vì nước cam để tăng cường lượng chất xơ. Nếu uống nước cam, bạn nên giới hạn trong khoảng 150 ml mỗi ngày.

Lưu ý rằng, không nên uống nước cam lúc bụng đói hoặc dùng như thức uống thay nước lọc.

Nguồn: https://thanhnien.vn/dieu-gi-xay-ra-voi-luong-duong-trong-mau-khi-ban-uong-nuoc-cam-18525072615292842.htm


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Đội hình mũi tên 5 tiêm kích SU-30MK2 đầy uy lực chuẩn bị cho đại lễ A80
Tên lửa S-300PMU1 trực chiến bảo vệ bầu trời Hà Nội
Mùa sen nở rộ thu hút du khách đến với vùng non nước hùng vĩ Ninh Bình
 Cù Lao Mái Nhà: Nơi sự hoang sơ, hùng vĩ và bình yên cùng hòa quyện

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm