Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Đòn bẩy cho phát triển bền vững

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được tỉnh Thái Nguyên quan tâm, coi đó là một đòn bẩy quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Chính vì thế, công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp được tỉnh coi là cốt lõi để hiện thực hóa mục tiêu phát triển trong kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Báo Thái NguyênBáo Thái Nguyên22/07/2025

Giờ học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại - Du lịch.
Giờ học thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng Thương mại - Du lịch.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh Thái Nguyên tập trung đầu tư nâng cao năng lực hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN), gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ hiện đại và kinh tế số.

Cùng với đó, các chương trình hợp tác với doanh nghiệp, liên kết với các tổ chức giáo dục trong và ngoài nước được đẩy mạnh, tạo nên hệ sinh thái đào tạo nghề năng động, linh hoạt và hiệu quả.

Hiện, 92 xã, phường của tỉnh có hơn 778.000 người ở độ tuổi lao động, trong đó hơn 768.000 người có việc làm; gần 10.000 người sẵn sàng tham gia thị trường lao động.

Năm 2024, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 30.800 người, trong đó khu vực tỉnh Bắc Kạn cũ đạt 8.500 người, tỉnh Thái Nguyên cũ đạt hơn 22.300 người. Đặc biệt, có hơn 4.000 người được tạo việc làm mới thông qua chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn được tỉnh xác định là một giải pháp đột phá quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định xã hội. Toàn tỉnh có 56 cơ sở GDNN, với quy mô đào tạo hơn 120.000 học sinh, sinh viên mỗi năm.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và thị trường lao động, các cơ sở đã tích cực đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, các đơn vị chú trọng cập nhật công nghệ, tích hợp kỹ năng số, kỹ năng mềm và ngoại ngữ vào đào tạo, giúp học viên thích ứng nhanh với môi trường làm việc hiện đại. 



Được học nghề, đồng bào các dân tộc có thêm nghề mới. (ảnh chụp tại xã Nghinh Tường).
Được học nghề, đồng bào các dân tộc có thêm nghề mới (ảnh chụp tại xã Nghinh Tường).

Trong tổ chức, thực hiện công tác GDNN, tỉnh tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt công tác đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Để đạt được hiệu quả cao nhất, các cơ quan chức năng của tỉnh thường xuyên có văn bản hướng dẫn các cơ sở GDNN thực hiện phân luồng, chuẩn hóa và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị theo ngành nghề; tập trung phát triển “nghề trọng điểm”, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu của cả người học và người sử dụng lao động. 

Thay vì giờ học lý thuyết và giờ học thực hành tương đương nhau như trước đây, các cơ sở GDNN thực hiện rút gọn giờ học lý thuyết xuống còn 30%, tăng giờ học thực hành lên 70%.

Theo thống kê, có hơn 94% học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Nhiều học sinh, sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng vào làm việc ngay sau tốt nghiệp.

Phát huy tính chủ động, sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh, tỉnh khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, mở rộng hợp tác quốc tế, đồng thời phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao, linh hoạt, đa ngành, đa nghề. 

Người học có việc làm ngay, đáp ứng tốt yêu cầu doanh nghiệp nên các cơ sở GDNN ngày càng thu hút đông đảo người học. Trong 3 năm gần đây, tuyển sinh hằng năm của các cơ sở GDNN đều đạt và vượt chỉ tiêu, với khoảng 50.000 học sinh, sinh viên/năm.

Riêng năm 2024 tuyển gần 53.500 chỉ tiêu. Năm 2025 dự kiến tuyển 56.000 chỉ tiêu. Hiện hầu hết cơ sở GDNN của tỉnh triển khai chương trình “Bình dân học AI”, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận sớm công nghệ hiện đại, hình thành tư duy số, năng lực thích ứng thị trường lao động mới.

Các nhóm ngành Điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô, cơ khí chế tạo, công nghệ thời trang, quản trị nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật; sức khỏe và dịch vụ, du lịch thu hút một số lượng lớn học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, nhóm ngành nghề truyền thống phục vụ cho chương trình xây dựng nông thôn mới cũng được duy trì và ưu tiên tuyển sinh, tập trung vào đào tạo trình độ sơ cấp và các khóa học ngắn hạn dưới 3 tháng nhằm đáp ứng nhu cầu lao động tại địa phương.

Để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong thời đại 4.0, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN tinh gọn, đào tạo đa ngành, đa nghề, đầu tư ngành trọng điểm theo chuẩn quốc gia, quốc tế. Đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đổi mới chương trình gắn với nhu cầu doanh nghiệp và hội nhập, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng thị trường lao động trong và ngoài nước.

Nguồn: https://baothainguyen.vn/xa-hoi/202507/don-bay-cho-phat-trien-ben-vung-f0300c6/


Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Hà Nội lạ thường trước giờ bão Wipha đổ bộ
Lạc bước giữa thế giới hoang dã tại vườn chim ở Ninh Bình
Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ đẹp nao lòng
Những thảm nhựa 'nước rút' trên cao tốc Bắc - Nam qua Gia Lai

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm