Powered by Techcity

Kỳ vọng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra từ ngày 20-5 đến 28-6.





Di tích Nhà xanh thu hút thiếu nhi, học sinh đến tham quan dịp hè 2024. Ảnh: L.Na
Di tích Nhà xanh thu hút thiếu nhi, học sinh đến tham quan dịp hè 2024. Ảnh: L.Na

Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ là cơ sở pháp lý để chính quyền và nhân dân cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Nhiều góp ý

Phó giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch (VH-TTDL), tiến sĩ Nguyễn Hồng Ân cho biết, trước đây Luật Di sản văn hóa đã có một lần thay đổi. Từ đó đến nay, do xu hướng phát triển của thế giới cũng như của Việt Nam, có những điểm hiện luật không còn phù hợp. Chính vì vậy, Bộ VH-TTDL đã tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung lần thứ 2 đối với Luật Di sản văn hóa.




Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương, 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành (7 chương, 73 điều). Việc sửa đổi luật nhằm phù hợp với thực tiễn công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa hiện nay.

“Trong lần sửa đổi này, phần lớn các địa phương góp ý cho Bộ VH-TTDL cần bổ sung vào trong luật các điều kiện để khai thác đối với di sản, trong đó có bảo tàng, di tích, danh lam thắng cảnh. Điểm mới trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là đưa vào một chương về di sản tư liệu và sửa đổi rất nhiều nội dung để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam” – ông Nguyễn Hồng Ân chia sẻ.

Với những góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gửi Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, theo Sở VH-TTDL, tại khoản 1, Điều 28, bỏ nội dung “Việc phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan” vì không cần thiết. Điều 33: bổ sung khoản khẳng định “Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích là quy hoạch mang tính kỹ thuật, chuyên ngành”.

Tại điểm b, khoản 1, Điều 34: “Lập dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa thường xuyên quy định tại khoản 22 Điều 3 luật này”, nên điều chỉnh lại “theo quy định tại khoản 23, Điều 3 luật này”. Điều 42: gộp nội dung khoản 1, tiết a, b: (a) Mua bán theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh; (b) Mua bán không theo quy định của pháp luật về đầu tư, kinh doanh” thành một tiết có nội dung “mua bán”.

Ở góc độ người làm công tác nghiên cứu và quản lý văn hóa, tiến sĩ Nguyễn Hồng Ân cho rằng, việc trình Quốc hội để sửa đổi luật là việc làm tất yếu và phù hợp. Ngành VH-TTDL kỳ vọng Quốc hội sẽ sớm thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), làm cơ sở để các địa phương tháo gỡ khó khăn, phát triển bảo tàng công lập, bảo tàng dân lập và phát huy các giá trị của di sản.

“Nếu không tháo gỡ khó khăn thì vốn di sản văn hóa không thể phát triển thành vốn kinh tế. Và như vậy, di sản văn hóa chỉ đóng khung trong công tác quản lý, gìn giữ và bảo vệ mà chưa phát huy được giá trị để góp phần phát triển kinh tế – xã hội, nhất là phát triển du lịch của Đồng Nai” – ông Ân nhấn mạnh.

Năm 2024, Bảo tàng Đồng Nai lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia với Lễ hội Kỳ Yên đình Nguyễn Hữu Cảnh và Lễ hội Làm chay miếu Tổ Sư (thành phố Biên Hòa). Bên cạnh đó, bảo tàng sẽ thực hiện tour tham quan 360 thực tế ảo di tích quốc gia đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.

Kỳ vọng vào Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Xem Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là căn cứ pháp lý quan trọng trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản, anh Trương Lê Thành Trung, Phụ trách Phòng Khai thác Văn miếu Trấn Biên, cho hay Văn miếu Trấn Biên thời gian qua trải qua nhiều đơn vị chủ quản khác nhau, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Trong đó, Văn miếu chưa khai thác hết tổng thể 15 hécta vào phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu văn hóa lịch sử của các tầng lớp nhân dân.

“Hy vọng Quốc hội sớm cho ý kiến, thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) để tạo cơ chế thuận lợi hơn nữa cho các di tích trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là Văn miếu Trấn Biên hoạt động. Luật là cơ sở để văn miếu quản lý, thực hiện tốt chuyên môn, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai đến cộng đồng” – anh Trung nói.

Bên cạnh di sản vật thể, lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cũng được cộng đồng quan tâm, nhất là cơ chế, chính sách đối với nghệ nhân, người thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

Nghệ nhân dân gian Phạm Lơ, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đờn ca tài tử tỉnh Đồng Nai, kỳ vọng luật sẽ bổ sung các quy định liên quan đến nghệ nhân, người thực hành hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Đặc biệt, chú trọng hỗ trợ cho người trẻ tham gia thực hành di sản; động viên, khen thưởng, tôn vinh những nghệ nhân có đóng góp tiêu biểu, gìn giữ và trao truyền di sản cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ly Na



Nguồn

Cùng chủ đề

Cải thiện chỉ số PGI: Giải pháp để phát triển kinh tế xanh

Đông Nam Bộ (ĐNB) là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước. Cũng vì điều này, vùng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chế tạo sản phẩm tái chế tại Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: H.Lộc Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các nhà khoa học, mỗi địa phương trong vùng đều phải nỗ lực để cải thiện môi...

Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn: Mỗi bài hát là một câu chuyện từ trái tim người nghệ sĩ

Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn là tác giả của những bài hát quen thuộc với công chúng như: Câu hát tiễn chồng, Hát Quốc ca giữa đảo Trường Sa, Những chàng trai của biển, Đất lành, Nơi tinh hoa hội tụ… Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn hát bên cây đàn guitar. Ở tuổi 66, nhạc sĩ Cao Hồng Sơn vẫn đều đặn cho ra đời những ca khúc mới, thể hiện sự bền bỉ, hăng say với âm nhạc. Như một...

Sẽ tăng các công trình tiện ích cho đô thị

Tạo lập cảnh quan đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp; tăng diện tích cây xanh công viên, bãi đậu xe, khu vực sinh hoạt tiện ích phục vụ cộng đồng và phân bố hợp lý là những mục tiêu mà Đồng Nai đề ra trong kế hoạch thực hiện chỉnh trang các đô thị trên địa bàn Đồng Nai. Khu đất Công ty CP Đồng Tiến cũ trên đường Phan Trung, thành phố Biên Hòa hiện đang chưa được...

Mùa lá – Báo Đồng Nai điện tử

Người yêu hoa, bởi hoa đa sắc màu. Hoa tỏa hương thơm ngát, làm dịu lòng cả những vị khách khó tính nhất. Lẽ đời. Nhưng tôi yêu lá, và tôi yêu em! Mùa hè, mùa lá xanh vươn cánh tay như dài thêm mỗi ngày bởi đất đủ nước, trời đủ ấm và lòng người hữu duyên. Mỗi bước đi trên khắp miền Nam hai mùa mưa nắng này, chúng ta đều thấy một màu xanh ngát của cây...

“Tăng tốc” chuyển đổi thuê bao di động 2G đảm bảo lộ trình

Kể từ ngày 16-9-2024, nhà mạng sẽ ngừng cung cấp dịch vụ cho các thuê bao 2G. Do đó, người dân phải nhanh chóng chuyển thuê bao di động từ 2G lên 3G, 4G để đảm bảo liên lạc. Nhân viên VNPT Đồng Nai hỗ trợ khách hàng chuyển đổi từ thiết bị di động sử dụng công nghệ 2G lên 4G. Ảnh: H.QUÂN Để thực hiện chủ trương, lộ trình “tắt sóng” 2G, các doanh nghiệp viễn thông trên địa...

Cùng tác giả

Cải thiện chỉ số PGI: Giải pháp để phát triển kinh tế xanh

Đông Nam Bộ (ĐNB) là đầu tàu kinh tế, trung tâm công nghiệp, cảng biển, hàng không và logistics lớn của cả nước. Cũng vì điều này, vùng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Chế tạo sản phẩm tái chế tại Công ty TNHH MTV Thanh Tùng 2 (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: H.Lộc Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các nhà khoa học, mỗi địa phương trong vùng đều phải nỗ lực để cải thiện môi...

Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn: Mỗi bài hát là một câu chuyện từ trái tim người nghệ sĩ

Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn là tác giả của những bài hát quen thuộc với công chúng như: Câu hát tiễn chồng, Hát Quốc ca giữa đảo Trường Sa, Những chàng trai của biển, Đất lành, Nơi tinh hoa hội tụ… Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn hát bên cây đàn guitar. Ở tuổi 66, nhạc sĩ Cao Hồng Sơn vẫn đều đặn cho ra đời những ca khúc mới, thể hiện sự bền bỉ, hăng say với âm nhạc. Như một...

Sẽ tăng các công trình tiện ích cho đô thị

Tạo lập cảnh quan đô thị văn minh, xanh, sạch, đẹp; tăng diện tích cây xanh công viên, bãi đậu xe, khu vực sinh hoạt tiện ích phục vụ cộng đồng và phân bố hợp lý là những mục tiêu mà Đồng Nai đề ra trong kế hoạch thực hiện chỉnh trang các đô thị trên địa bàn Đồng Nai. Khu đất Công ty CP Đồng Tiến cũ trên đường Phan Trung, thành phố Biên Hòa hiện đang chưa được...

Mùa lá – Báo Đồng Nai điện tử

Người yêu hoa, bởi hoa đa sắc màu. Hoa tỏa hương thơm ngát, làm dịu lòng cả những vị khách khó tính nhất. Lẽ đời. Nhưng tôi yêu lá, và tôi yêu em! Mùa hè, mùa lá xanh vươn cánh tay như dài thêm mỗi ngày bởi đất đủ nước, trời đủ ấm và lòng người hữu duyên. Mỗi bước đi trên khắp miền Nam hai mùa mưa nắng này, chúng ta đều thấy một màu xanh ngát của cây...

Người trẻ tiếp nối nhân cách sống Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phần đông đều là người trẻ, học sinh, sinh viên – Ảnh: HỮU HẠNH Nhiều thời điểm trời đổ mưa tầm tã nhưng dòng người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không ngơi ngớt. Ban tổ chức phải lùi giờ viếng ngày đầu thêm một giờ để người dân được vào thắp nén hương lòng tưởng nhớ Tổng Bí thư. Tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo Giây phút làm...

Cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn: Mỗi bài hát là một câu chuyện từ trái tim người nghệ sĩ

Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn là tác giả của những bài hát quen thuộc với công chúng như: Câu hát tiễn chồng, Hát Quốc ca giữa đảo Trường Sa, Những chàng trai của biển, Đất lành, Nơi tinh hoa hội tụ… Nhạc sĩ Cao Hồng Sơn hát bên cây đàn guitar. Ở tuổi 66, nhạc sĩ Cao Hồng Sơn vẫn đều đặn cho ra đời những ca khúc mới, thể hiện sự bền bỉ, hăng say với âm nhạc. Như một...

Mùa lá – Báo Đồng Nai điện tử

Người yêu hoa, bởi hoa đa sắc màu. Hoa tỏa hương thơm ngát, làm dịu lòng cả những vị khách khó tính nhất. Lẽ đời. Nhưng tôi yêu lá, và tôi yêu em! Mùa hè, mùa lá xanh vươn cánh tay như dài thêm mỗi ngày bởi đất đủ nước, trời đủ ấm và lòng người hữu duyên. Mỗi bước đi trên khắp miền Nam hai mùa mưa nắng này, chúng ta đều thấy một màu xanh ngát của cây...

Tình cảm của văn nghệ sĩ Đồng Nai với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, văn nghệ sĩ Đồng Nai đã bày tỏ lòng kính trọng, niềm tiếc thương khi tiễn biệt một nhân cách lớn, suốt cuộc đời cống hiến cho dân tộc. Chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được họa sĩ Mai Văn Nhơn thực hiện bằng chất liệu ghép gốm Biên Hòa - Đồng Nai. Đặc biệt, nhiều văn nghệ sĩ đã sáng tác thơ, thể hiện các ca...

Con người là trung tâm trong phát triển văn hóa

Ngày 24-11-2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng, khẳng định vai trò, vị trí của văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội đồng thời định hướng cho sự phát triển của văn hóa trong thời gian tới. Những chỉ đạo sâu sát của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa được xem như kim chỉ nam giúp các...

Họa sĩ Nguyễn Quốc Trọng vẽ tranh bày tỏ niềm tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(ĐN) – Những ngày qua, thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã khiến hàng triệu trái tim người Việt Nam nghẹn ngào, thương tiếc. Họa sĩ Nguyễn Quốc Trọng đã hoàn thành bức thư họa về chân dung Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nga Sơn Để bày tỏ tình cảm, niềm tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hoạ sĩ Nguyễn Quốc Trọng, hội viên Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai đã thực...

Nâng chất tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện các tiêu chí văn hóa trong xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu, thời gian qua, Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc huy động các nguồn lực phát triển văn hóa. Nhà văn hóa khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành mới xây dựng, đầu tư các trang thiết bị phục vụ nhân dân. Ảnh: M.Ny   Không chỉ phát huy vai trò chủ thể của người dân...

Tăng nguồn lực phát huy giá trị di tích

Đồng Nai hiện có 71 di tích đã được xếp hạng (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt, 29 di tích quốc gia và 40 di tích cấp tỉnh) và hơn 1,4 ngàn di tích được kiểm kê phổ thông. Di tích Thành Biên Hòa bảo tồn, phát huy theo hướng mở, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch có ý kiến không thu phí di tích ở thời điểm hiện nay. Ảnh: L.Na Bên cạnh các...

Xây dựng Con đường di sản Biên Hòa – Đồng Nai

Phó chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa Nguyễn Xuân Thanh cho biết, thành phố đã xây dựng Dự thảo Kế hoạch xây dựng Con đường di sản Biên Hòa - Đồng Nai. Mục đích của việc xây dựng Con đường di sản Biên Hòa - Đồng Nai nhằm bảo tồn và phát triển gốm Biên Hòa trong bối cảnh đương đại gắn với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát triển làng nghề truyền...

Ước mơ không đánh thuế

  Một ngày lành đầu năm 2024, kiến trúc sư Khương Văn Mười mang từ Thành phố Hồ Chí Minh tặng tôi mấy thùng sách với lời tâm tình “Bộ sách này được Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tặng, về văn học. Quý lắm! Sách quý cần đến với người phù hợp”. Kiến trúc sư Khương Văn Mười (trái) tặng lại sách cho PGS.TS Huỳnh Văn Tới.   Đó là bộ sách mang tên Một thế kỷ văn học yêu nước...

Du lịch ở tỉnh Biên Hòa xưa

Ông R. Robert, Phó chánh Tham biện dân sự của Đông Dương chính là tác giả cuốn sách Địa chí tỉnh Biên Hòa viết vào năm 1924, đã được Nhà xuất bản Đồng Nai phát hành vào năm 2014 do Lê Tùng Hiếu và Nguyễn Văn Phúc biên dịch. Cuốn sách đã khái quát toàn bộ về địa giới, núi non, sông ngòi, khí hậu, dân số và cả quá trình lịch sử của vùng đất này. Ngoài ra...

Tin nổi bật

Tin mới nhất