Tại An Giang, giá lúa OM 380 tươi dao động từ 5.400 – 5.600 đồng/kg. Lúa Đài Thơm 8 và OM 18 giữ mức 6.800 – 7.000 đồng/kg. IR 50404 ổn định trong khoảng 5.300 – 5.500 đồng/kg, OM 5451 ở mức 5.900 – 6.200 đồng/kg, và Nàng Hoa 9 dao động từ 6.650 – 6.750 đồng/kg. Tại nhiều địa phương như Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ và Long An, nguồn cung lúa Hè Thu còn ít, giao dịch chậm, giá gần như không thay đổi do lo ngại thời tiết bất lợi và nhu cầu yếu.
Ở mặt hàng gạo, một số loại nguyên liệu có sự điều chỉnh. Gạo nguyên liệu 5451 giảm 200 đồng, xuống còn 9.400 – 9.600 đồng/kg. Gạo OM 380 giữ mức 8.000 – 8.100 đồng/kg, IR 504 ở mức 8.250 – 8.350 đồng/kg, CL 555 giao dịch từ 8.600 – 8.800 đồng/kg, còn OM 18 ở mức 10.200 – 10.400 đồng/kg. Gạo thành phẩm OM 380 đạt mức 8.800 – 9.000 đồng/kg, trong khi IR 504 dao động 9.500 – 9.700 đồng/kg.
Tình hình giao dịch ở các địa phương khá chậm, lượng hàng về ít. Tại An Giang, nhiều kho thận trọng mua vào do chất lượng gạo không đồng đều. Các khu vực như Lấp Vò, Sa Đéc (Đồng Tháp) và An Cư (Tiền Giang) đều ghi nhận giao dịch chậm, giá ổn định.
Giá phụ phẩm hôm nay tiếp tục đi ngang. Tấm OM 5451 giữ ở mức 7.500 – 7.600 đồng/kg. Cám dao động trong khoảng 8.000 – 9.000 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá bán lẻ các loại gạo không thay đổi. Gạo Nàng Nhen tiếp tục giữ mức cao nhất 28.000 đồng/kg. Gạo thường có giá 13.000 – 15.000 đồng/kg, Jasmine từ 16.000 – 18.000 đồng/kg, gạo trắng thông dụng khoảng 16.000 đồng/kg. Các loại gạo đặc sản như Sóc Thái, Nhật và Hương Lài đều dao động từ 20.000 – 22.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam giữ ổn định so với hôm qua. Gạo 5% tấm hiện ở mức 397 USD/tấn, gạo 25% tấm là 368 USD/tấn và gạo 100% tấm dao động 325 USD/tấn.
Trung Quốc tiếp tục là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Riêng trong tháng 3, nước này nhập khẩu tới 240.000 tấn gạo, tăng mạnh so với tháng trước. Trong đó, Việt Nam chiếm gần 40% với hơn 94.900 tấn, bỏ xa Thái Lan, Myanmar, Ấn Độ và các đối thủ khác.
Cơ cấu nhập khẩu gạo vào Trung Quốc cho thấy gạo đánh bóng được ưa chuộng nhất, chiếm 76% tổng lượng nhập. Gạo tấm chiếm 24% và gạo lứt chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Hiện tại, thị trường gạo nội địa Trung Quốc đang trong giai đoạn tiêu thụ chậm. Dù chính phủ vẫn tổ chức đấu giá lúa theo giá thu mua tối thiểu, nhưng tỷ lệ giao dịch thực tế vẫn rất thấp. Nguồn cung lúa vụ cũ phân hóa rõ rệt giữa các khu vực: nhiều nơi đã hết hàng, trong khi một số đầu mối vẫn còn tồn kho và giữ giá cao. Tuy nhiên, do nhu cầu yếu, tốc độ thu mua chậm lại, ngay cả trong dịp chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ.
Lúa vụ mới tại Trung Quốc hiện đang trong giai đoạn gieo mạ và sinh trưởng. Các doanh nghiệp đặc biệt theo sát tình hình thời tiết, bởi tại Quảng Tây đang xảy ra hạn hán cục bộ, còn khu vực Cát Lâm – vùng trồng lúa Japonica – lại xuất hiện hiện tượng ngập úng nhẹ. Dù chưa ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa, nhưng tiến độ gieo trồng đang đối mặt với nhiều trở ngại.
1/2
Nguồn: https://baoquangnam.vn/gia-lua-gao-ngay-21-5-gao-nguyen-lieu-xuat-khau-giam-nhe-3155263.html
Bình luận (0)