Vietnam.vn - Nền tảng quảng bá Việt Nam

Góc ký họa: Chùa Một Cột

Báo Thanh niênBáo Thanh niên02/07/2023


Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 1.

Ký họa của kiến trúc sư Đặng Phước Tuệ

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 2.

Ký họa của họa sĩ Đặng Viết Lộc

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Lý Thái Tông mơ thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen đưa tay dẫn vua lên tòa. Năm 1049, vua cho dựng chùa trên cột đá giữa hồ mang dáng bông sen nở (nên gọi là Liên Hoa đài). Nhiều lần được trùng tu qua các thời Trần, Hậu Lê, Nguyễn, chùa Một Cột bị Pháp đặt mìn phá hủy năm 1954 trước khi rút khỏi Hà Nội. Chùa hiện tại là phiên bản được kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng dựng lại năm 1955 theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn.

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 2.

Ký họa của Đinh Thị Mỹ Trâm - sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 4.

Ký họa của KTS Bùi Hoàng Bảo

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 5.

Tranh của Nguyễn Thu Nga

Chùa Một Cột hiện nay gồm cột đá đường kính 1,2 m cao 4 m đỡ đài Liên Hoa bằng gỗ, hình vuông (mỗi cạnh 3 m), bên trong có tượng Phật Quan Âm nghìn tay nghìn mắt. Mái lợp ngói, bốn góc uốn cong (tàu đao), đỉnh mái có lưỡng long chầu nguyệt (hai rồng chầu trăng) (*).

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 6.

Ký họa của KTS Phan Đình Trung

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 7.

Ký họa của KTS Nguyễn Đình Việt

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 8.

Ký họa của Nguyễn Tấn Dũng - SV Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng

Năm 1962, quần thể chùa Một Cột được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Ngoài ra, chùa Một Cột từng được in trên tờ tiền 20 đồng (năm 1985), đồng xu 5.000 đồng, hình chìm trên tờ tiền 10.000 đồng, xuất hiện trên rất nhiều bộ tem từ thời VN Dân chủ cộng hòa (1957), thời Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN (1988, 2002, 2012)…

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 9.

Ký họa của Nguyễn Văn Hữu - SV Trường ĐH Xây Dựng

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 10.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng

Góc ký họa: Chùa Một Cột  - Ảnh 11.

Ký họa của KTS Trần Xuân Hồng


(*) Rồng là linh vật, biểu tượng sức mạnh, khí dương. Mặt trăng là biểu tượng của sinh sôi, khí âm. Lưỡng long chầu nguyệt cầu sức mạnh và sự phát triển, âm dương hòa hợp, mưa thuận gió hòa (nông dân VN ngày xưa dựa vào trăng để canh vụ mùa).



Source link

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cát Bà - bản giao hưởng của mùa hè
Đi tìm Tây Bắc cho riêng mình
Ngắm “cổng nhà trời” Pù Luông - Thanh Hoá
Lễ thượng cờ rủ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương dưới mưa

Cùng tác giả

Di sản

Nhân vật

Doanh nghiệp

No videos available

Thời sự

Hệ thống Chính trị

Địa phương

Sản phẩm